Hà Nội: Gìn giữ tri thức làm thuốc nam của người Dao huyện Ba Vì
Nguồn thuốc chính của người Dao ở Ba Vì được khai thác trên núi Ba Vì. Nơi đây có hơn 500 loài dược liệu, trong đó có nhiều loài quý và đặc hữu.
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Ảnh: PV/Vietnam )
Tri thức làm thuốc nam của người Dao ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì (Hà Nội) được coi là di sản văn hóa và đang được ngành văn hóa Hà Nội cũng như chính quyền địa phương bảo tồn và phát triển.
Xã Ba Vì có 98% dân số là người Dao, sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt và chế biến thuốc nam. Việc sử dụng thuốc nam để chữa bệnh từ lâu đã gắn bó với cuộc sống của người Dao lúc còn trên núi cao.
Khi chuyển xuống núi sinh sống, do diện tích đất canh tác ít ỏi, nghề phụ không có nên cuộc sống của đồng bào gặp khó khăn. Một số người đã phát triển nghề thuốc và dần dần nghề thuốc nam trở thành một nghề truyền thống.
Video đang HOT
Ngày nay, mặc dù y học phát triển nhưng các bài thuốc nam vẫn giúp cộng đồng nơi đây bảo vệ sức khỏe và trở thành nghề mang nguồn thu nhập chính cho họ.
Nguồn thuốc chính của người Dao ở Ba Vì được khai thác trên núi Ba Vì. Nơi đây có hơn 500 loài dược liệu, trong đó có nhiều loài quý và đặc hữu. Ngoài ra, người Dao còn lấy các cây thuốc ở đồi Suối Hai, đồi Đá Chông, khu K9 (Ba Vì)… và một số tỉnh phía Bắc.
Trước thực tế, nhiều cây thuốc trên rừng khó tìm, có nguy cơ tuyệt chủng, một số gia đình người Dao tự trồng cây thuốc ở vườn nhà mình để bảo tồn giống.
Trước kia, các loại cây có sử dụng làm thuốc thường được người Dao dùng tươi hay phơi khô, nấu lấy nước tắm hoặc uống. Còn nay, thuốc lấy ở rừng về được sơ chế thành năm loại như thuốc khô, cao, thuốc nhỏ, thuốc đắp và thuốc bột.
Thuốc nam của người Dao được sử dụng để chữa nhiều loại bệnh: xương khớp, bệnh gan, thận, dạ dày, thần kinh, bệnh ngoài da, răng miệng, thuốc cho phụ nữ sau sinh…
Người Dao ở Ba Vì đặc biệt nổi tiếng với một số bài thuốc chữa xương khớp, trĩ và thuốc cho phụ nữ sau sinh.
Bên cạnh việc truyền dạy trực tiếp trong gia đình và học hỏi lẫn nhau, những năm gần đây, huyện Ba Vì và xã Ba Vì có tổ chức một số lớp học về đông y để nâng cao hiểu biết cho những người làm thuốc nam, với các chuyên đề về sơ chế và bảo quản thuốc, chẩn đoán bệnh.
Hợp tác xã dịch vụ thuốc nam dân tộc Dao Ba Vì được thành lập nhằm khai thác và bảo tồn hiệu quả nhiều loài thuốc quý. Chính quyền địa phương cũng chú trọng việc tuyên truyền để cộng đồng người Dao ở Ba Vì hiểu được giá trị của Vườn Quốc gia Ba Vì, giá trị của các cây thuốc cũng như tri thức chữa bệnh trong nhân dân, từ đó mỗi người có ý thức hơn trong việc bảo vệ di sản thiên nhiên, cũng như tri thức làm thuốc nam của cộng đồng mình.
Trong khuôn khổ dự án “Phát triển mô hình du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội” dưới sự tài trợ của Quỹ Rockefeller, Quỹ châu Á và Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng, cuốn sách “Cây thuốc của người Dao Ba Vì” đã được biên soạn, góp phần cho cộng đồng người Dao ý thức trong bảo tồn và phát triển nghề.
Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cũng biên soạn cuốn “Tri thức làm thuốc nam của người Dao ở Ba Vì” nhằm sưu tầm, lưu giữ di sản văn hóa làm thuốc nam của người Dao nói chung và ngành văn hóa Hà Nội nói chung./.
Dùng thuốc nam chữa hội chứng thận hư, bé trai 7 tuổi nguy kịch
Sau một thời gian uống thuốc nam, sức khỏe trẻ chuyển biến xấu. Khi nhập viện, bệnh nhi đã ở trong tình trạng tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng tim rất nặng.
Trường hợp của bệnh nhi N.V.S, 7 tuổi (trú tại xã Văn Lũng - Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ). Điều đáng nói là do tự ý sử dụng thuốc nam thay vì uống thuốc theo đơn của Bác sỹ nên tình trạng bệnh của trẻ ngày càng nặng, thậm chí có nguy cơ tử vong.
Được biết trước đó, vào tháng 4/2020, gia đình phát hiện S. mắc hội chứng thận hư và đã đưa bé đến Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ điều trị. Sau đợt điều trị kéo dài khoảng 10 ngày, bệnh nhi ổn định và được cho xuất viện.
Theo phác đồ điều trị, sau khi trẻ xuất viện, các bác sỹ sẽ kê đơn thuốc uống tại nhà và yêu cầu theo dõi tái khám định kỳ. Tuy nhiên, do chủ quan, gia đình không cho trẻ uống thuốc theo phác đồ đã được hướng dẫn mà đưa bé đến thầy lang cắt thuốc nam về uống.
Bệnh nhân được bác sĩ điều trị
Thời gian gần đây, tình trạng bệnh của trẻ chuyển biến xấu, gia đình mới đưa bé đến Bệnh viện. Lúc vào viện, trẻ khó thở nhiều, bụng chướng to và phù toàn thân kèm theo tình trạng tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng tim rất nặng.
Tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, trẻ được điều trị bằng liệu pháp corticoid đường uống kéo dài kết hợp với các thuốc điều trị hỗ trợ khác như lợi tiểu, truyền Albumin, bổ sung vitamin D, can-xi. Đồng thời gia đình cũng được bác sĩ hướng dẫn cụ thể về chế độ ăn riêng cũng như cách chăm sóc, vệ sinh cho trẻ. Đến nay, sau 7 ngày điều trị, tình trạng bệnh nhi đã thuyên giảm phần nào nhưng các bác sĩ tiên lượng trẻ vẫn phải tiếp tục điều trị trong thời gian khá dài nữa mới có thể hoàn toàn ổn định.
BS. Trần Văn Vích - Khoa Nội Nhi tổng hợp, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ nhấn mạnh: Trong điều trị hội chứng thận hư, một yêu cầu vô cùng quan trọng là phải theo dõi trẻ lâu dài và tuân thủ điều trị một cách chính xác. Với trường hợp của bệnh nhi S., nếu gia đình tuân thủ phác đồ điều trị của Bệnh viện, cho trẻ uống thuốc đầy đủ, đúng liều, đúng giờ, cơ hội chữa khỏi bệnh hoàn toàn cho trẻ là rất cao. Việc gia đình tự cho bé uống thuốc nam dẫn đến tình trạng kháng thuốc, điều trị rất khó khăn ở giai đoạn tái phát.
Hội chứng thận hư là bệnh mạn tính thường gặp ở trẻ em, gây ra bởi sự phá hủy các mạch máu nhỏ trong thận (nhiệm vụ lọc chất thải) và sự dư thừa nước trong máu, gây ra sưng (phù), đặc biệt là ở bàn chân và mắt cá chân. Các bác sỹ khuyến cáo, khi thấy trẻ xuất hiện các dấu hiệu như phù, tăng cân nhanh, đi tiểu ít, cần đưa trẻ ngay đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những tai biến nặng nề đáng tiếc có thể gặp phải.
Bé 1 tuổi nắm phải sâu róm, gia đình đắp thuốc Nam khiến trẻ suýt phải cắt bỏ ngón tay Nọc độc sâu róm đã gây dị ứng viêm tấy, sưng, đau bàn tay phải của bé. Gia đình đắp thuốc Nam cho bé theo những người hàng xóm mách. Tuy nhiên, chỉ sau vài ngày, bé phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Bác sĩ thực hiện rạch tháo mủ, dẫn lưu ổ viêm (ảnh: BVCC) Ngày 13/10, BV Sản Nhi...