Hà Nội: giết mổ, ăn thịt lợn ốm, người đàn ông bị nhiễm liên cầu lợn
Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, TP vừa ghi nhận một nam bệnh nhân 36 tuổi (ở xã Vật Lại, huyện Ba Vì) bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn.
Đây là ca bệnh thứ 4 nhiễm liên cầu lợn trong năm nay trên địa bàn Hà Nội.
Trước khi khởi phát bệnh 2 ngày, nam bệnh nhân đã giết mổ và ăn thịt lợn ốm. Sau đó, bệnh nhân có biểu hiện sốt, đau đầu, nôn nhiều, được gia đình đưa đến Bệnh viện Bạch Mai.
Tại đây, bệnh nhân được chọc dịch não tủy và xét nghiệm cho kết quả dương tính với vi khuẩn liên cầu lợn (Streptococcus suis). Sau khi được điều trị và chăm sóc tích cực, tình trạng bệnh nhân đã ổn định.
Bệnh nhân mắc liên cầu lợn điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư.
Video đang HOT
Trước đó, trong tháng 6/2024, Hà Nội ghi nhận 2 trường hợp mắc liên cầu khuẩn lợn, trong đó nam bệnh nhân 83 tuổi ở quận Hà Đông khởi phát các triệu chứng sốt cao, đau đầu, cứng gáy, rối loạn ý thức sau khi ăn tiết canh tại đám cỗ. Xét nghiệm cấy máu của bệnh nhân cho kết quả dương tính với liên cầu khuẩn lợn.
Theo các chuyên gia y tế, tỷ lệ tử vong do nhiễm liên cầu khuẩn lợn là khoảng 7%. Nếu bệnh nhân được cứu sống, tỷ lệ di chứng cũng rất cao (khoảng 40%, thường là bị điếc không hồi phục). Việc điều trị bệnh liên cầu khuẩn lợn cũng rất tốn kém, thời gian điều trị thường kéo dài với những loại kháng sinh đặc trị liều cao và phải sử dụng nhiều biện pháp hỗ trợ khác như: lọc máu, hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn.
Nếu bệnh nhân bị liên cầu khuẩn lợn thể viêm màng não mủ thì có thể phải nằm viện điều trị ít nhất 3 tuần. Sau khi nhiễm liên cầu khuẩn lợn, người bệnh hoàn toàn có thể mắc lại lần sau do bệnh không để lại miễn dịch lâu dài. Vì vậy, người dân không nên chủ quan.
Các chuyên gia khuyến cáo, để phòng bệnh, người dân chủ động tránh xa nguồn lây nhiễm bệnh, thực hành vệ sinh cá nhân cũng như môi trường sống xung quanh sạch sẽ như rửa tay kỹ khi tiếp xúc với lợn nuôi hoặc thịt lợn.
Bệnh liên cầu lợn do vi khuẩn Streptococcus suis (S.suis) gây nên là bệnh lây truyền từ động vật sang người và có thể gây tử vong.
Ở những hộ chăn nuôi, khi lợn ốm chết phải chôn, đổ thuốc sát khuẩn, tiêu hủy; chuồng trại cần phun thuốc sát khuẩn hoặc báo ngay cho chính quyền địa phương để có hướng điều trị xử lý triệt để.
Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống. Người dân phải giữ các dụng cụ chế biến ở nơi sạch sẽ, rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc, chế biến thịt lợn. Dùng riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín.
Noài ra, người tiêu dùng nên chọn thịt lợn có dấu mộc kiểm định của cơ quan thú y, tránh mua thịt có màu sắc bất thường. Người dân không ăn thịt lợn bị bệnh, thịt tái, đặc biệt là tiết canh, nem chua… và cần thực hiện việc ăn chín, uống sôi.
Thời tiết mưa nắng thất thường, Hà Nội lo ngại bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, thời tiết nắng nóng, mưa nhiều rất thuận lợi cho sự phát triển của muỗi và bọ gậy truyền bệnh.
Từ ngày 21/6 đến ngày 28/6, Hà Nội đã ghi nhận 84 ca mắc sốt xuất huyết, 30 ca mắc tay chân miệng.
Số ca mắc sốt xuất huyết tăng 11 ca so với tuần trước, bệnh nhân phân bố tại 20 quận huyện, trong đó phần lớn bệnh nhân ghi nhận tại huyện Đan Phượng (41 ca). Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận 940 ca mắc, không có ca tử vong, so với cùng kỳ năm 2023 số ca mắc sốt xuất huyết tăng.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cũng nhận định, hiện nay điều kiện thời tiết nắng nóng, mưa nhiều rất thuận lợi cho sự phát triển của muỗi và bọ gậy truyền bệnh, số ca mắc trong tuần tăng 11 ca so với tuần trước, đây là tuần thứ 5 liên tiếp có số mắc tăng.
Tuần qua, Hà Nội ghi nhận 30 ca mắc tay chân miệng, không có ca tử vong, giảm 17 ca so với tuần trước. Cộng dồn năm 2024, ghi nhận 1.595 ca mắc, không có ca tử vong, số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2023 (883/0).
Về dịch tay chân miệng, trong tuần không ghi nhận ổ dịch. Cộng dồn năm 2024 ghi nhận 39 ổ dịch, các ổ dịch đều đã kết thúc hoạt động, hầu hết là ca mắc tản phát, không ghi nhận ổ dịch phức tạp.
Tuần qua, Hà Nội ghi nhận 8 ca mắc ho gà, không có ca tử vong, giảm 1 ca so với tuần trước. Cộng dồn năm 2024, ghi nhận 151 ca mắc tại 27 quận, huyện, thị xã, không có ca tử vong, số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2023. CDC Hà Nội nhận định, thành phố tiếp tục xuất hiện rải rác các ca bệnh, chủ yếu ở trẻ nhỏ chưa đến tuổi tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm chủng đầy đủ.
Các dịch bệnh khác như uốn ván, não mô cầu, sởi, rubella, liên cầu lợn, viêm não Nhật Bản... không ghi nhận trong tuần.
Hà Nội tiếp tục thực hiện giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng và các cơ sở khám chữa bệnh được phân cấp nhằm nắm bắt tình hình dịch bệnh và tổ chức điều tra, xử lý kịp thời ca bệnh, ổ dịch.
Chủ động giám sát chỉ số bọ gậy, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết tại các khu vực xuất hiện ca bệnh, ổ dịch, khu vực nguy cơ cao để triển khai hoạt động đáp ứng phù hợp, kịp thời; tiếp tục giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh, ổ dịch cũ năm 2023.
Hà Nội ghi nhận 2 trường hợp mắc liên cầu lợn Sau 4 ngày ăn tiết canh tại đám cỗ ở Nam Định, cụ ông ở Hà Nội bất ngờ sốt cao, đau đầu, dần rối loạn ý thức, xét nghiệm cấy máu cho kết quả dương tính với liên cầu lợn. Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua, ghi nhận 2 ca mắc liên...