Hà Nội giải phóng hơn 2.000 ngôi nhà để làm “siêu đường vành đai”
Đường vành đai 2 có tổng chiều dài lên tới 43,6km tạo thành một vòng cung khép kín bao quanh trung tâm thủ đô Hà Nội. Để triển khai dự án, hơn 2.000 ngôi nhà dọc hai bên đường Minh Khai ( quận Hai Bà Trưng) đang được giải toả lấy mặt bằng thi công đường bộ và đường trên cao.
Đường vành đai 2 là tuyến giao thông quan trọng của Hà Nội có tổng chiều dài lên tới 43,6km với tổng đầu tư hơn 10 nghìn tỷ đồng. Riêng đoạn từ chân cầu Vĩnh Tuy đến ngã tư Vọng dài khoảng 3km nhưng đi qua khu vực có mật độ dân cư dày đặc của quận Hai Bà Trưng.
Để làm đường mặt đất và đường trên cao qua khu vực này, có 2.357 và 15 cơ quan sẽ được giải toả để thu hồi 176.581 m2 lấy mặt bằng thi công.
Dọc đường Minh Khai, một số hộ dân đã dỡ nhà để trả lại mặt bằng.
Đoạn đường từ chân cầu Vĩnh Tuy đến ngã tư Vọng có tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng để làm đường mặt đất và đường trên cao.
Tháng 8/2015, chủ đầu tư đã ứng trước 1.000 tỷ đồng phục vụ việc giải phóng mặt bằng. Do một số vướng mắc đền bù nên thời gian gần đây, việc giải tỏa mới được thực hiện.
Video đang HOT
Hàng loạt ngôi nhà bên cạnh số nhà 409 Minh Khai đã được phá dỡ.
Sau khi giải phóng mặt bằng, đường mới sẽ được làm rộng từ 53,5 – 63,5 m, cùng một đường trên cao.
Theo quy định của UBND TP Hà Nội, giá đền bù giải phóng mặt bằng cao nhất là 83 triệu đồng/m2, thấp nhất khoảng 36 triệu đồng/m2.
Đường Minh Khai nhiều năm gần đây cũng là điểm nóng ùn tắc giao thông, đặc biệt nghiêm trọng ở đoạn gần chân cầu Vĩnh Tuy do nút thắt cổ chai.
Cầu Mai Động cũng sẽ được xây dựng lại để mở rộng tương xứng với đường mới.
Nếu việc giải phóng mặt bằng hoàn thành trong năm nay, dự kiến đường sẽ được làm xong vào năm 2021.
Bản đồ tuyến đường trên cao nối từ chân cầu Vĩnh Tuy tới ngã tư Vọng.
Toàn Vũ
Theo Dantri
Hà Nội đề xuất xây sáu cầu qua sông Hồng, Đuống
Thành phố xin cơ chế để xây dựng 6 cây cầu: Tứ Liên, Thượng Cát, Vĩnh Tuy (giai đoạn 2), Trần Hưng Đạo, Đuống 2 và Giang Biên.
TP Hà Nội vừa báo cáo Chính phủ việc xây dựng sáu cây cầu trên địa bàn với tổng mức đầu tư gần 57.000 tỷ đồng.
Theo báo cáo, các cây cầu sẽ được xây dựng cầu qua sông Hồng, Đuống, không chỉ có tác dụng khép kín và tạo sự liên kết các tuyến đường vành đai 3, 3,5 và 4 mà còn giữ vai trò quan trọng trong việc mở thêm hướng phát triển đô thị Hà Nội về phía Bắc sông Hồng. Tuy nhiên, do tổng mức đầu tư lớn, thành phố cần có những cơ chế đặc thù nhằm thu hút nguồn lực xã hội cho các công trình này.
Theo quy hoạch, từ nay đến 2030 TP Hà Nội sẽ xây dựng 18 cầu vượt sông Hồng, Đuống, Đáy, Đà. Ảnh minh hoạ: Giang Huy.
Sáu cây cầu TP Hà Nội đề xuất triển khai gồm: Cầu Tứ Liên và đường cầu Tứ Liên - cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên (cầu dài 3 km, đường 9 km) nằm trên quận Tây Hồ và huyện Đông Anh.
Cầu Thượng Cát (tổng chiều dài 5,2 km, bao gồm đường hai đầu cầu), điểm đầu khớp nối với dự án đường vành đai 3,5 đoạn từ cầu Thượng Cát đến Quốc lộ 32; điểm cuối tại vị trí nút giao với đường khu công nghiệp Bắc Thăng Long tại xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, Hà Nội;
Hầm Trần Hưng Đạo (khoảng 3,1 km) có điểm đầu tại nút giao với đường Lê Thánh Tông - Trần Thánh Tông, quận Hoàn Kiếm và quận Hai Bà Trưng; kết thúc tại nút giao cắt với đường Long Biên - Thạch Bàn, quận Long Biên.
Cầu Vĩnh Tuy (Giai đoạn 2; khoảng 3,5 km), đầu cầu chính vượt sông thuộc khu vực đê Hữu Hồng trên địa bàn phường Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng); điểm cuối, nút giao với đường Cổ Linh, thuộc phường Long Biên - Quận Long Biên.
Công trình này sẽ kết nối với đường Cổ Linh và đường dẫn đã có quy mô hoàn thiện từ giai đoạn 1 thông qua vòng xuyến hiện tại.
Cầu Đuống 2 (Chiều dài dự án khoảng 1,4 km). Điểm đầu cầu nằm trên đường Ngô Gia Tự, thuộc phường Đức Giang, quận Long Biên, cách ngã rẽ lên cầu Đuống hiện tại khoảng 300 m về phía Nam; điểm cuối nằm trên đường Hà Huy Tập, thuộc thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, cách ngã tư Hà Huy Tập với Phan Đăng Lưu khoảng 540m về phía Bắc Ninh.
Cầu Giang Biên (5,4 km) và đường dẫn hai đầu cầu (nối Vĩnh Tuy, Vành đai 2 đến tiếp giáp Ninh Hiệp) có chiều dài 5,4 km đi qua quận Long Biên, huyện Gia Lâm.
Theo quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô, đến năm 2030, Hà Nội sẽ xây dựng 18 cây cầu vượt sông Hồng, sông Đuống, sông Đáy và Sông Đà.
Võ Hải
Theo VNE
TPHCM xin Chính phủ cơ chế đặc biệt để khép kín đường vành đai TPHCM cần 13.115 tỷ đồng để hoàn thành 3 dự án nhằm khép kín Vành đai 2, góp phần giải quyết ùn tắc giao thông. Để sớm hoàn thành mục tiêu, TPHCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho cơ chế đặc biệt để lựa chọn nhà đầu tư. Nhằm kéo giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố, UBND TPHCM...