Hà Nội ghi nhận ca viêm não Nhật Bản đầu tiên trong năm 2023
Ngày 9-10, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trên địa bàn thành phố đã ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc viêm não Nhật Bản trong năm 2023 là một bé trai 5 tuổi ở huyện Phúc Thọ.
Theo đó, ngày 19-9, bé trai này xuất hiện các biểu hiện như: Sốt cao, đau đầu, mệt mỏi… Đến ngày 25-9, cháu bé vào điều trị nội trú tại Bệnh viện Nhi trung ương. Tại đây, bệnh nhi được lấy mẫu xét nghiệm và kết quả dương tính với vi rút viêm não Nhật Bản.
Trước đó, bệnh nhi này đã tiêm 3 mũi cơ bản vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản.
Đây cũng là trường hợp đầu tiên mắc viêm não Nhật Bản trong năm nay trên địa bàn Hà Nội. Như vậy, số ca mắc năm nay giảm 3 trường hợp so với cùng kỳ năm 2022.
Theo PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương, viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây qua muỗi đốt. Bệnh thường gây viêm não, màng não ở trẻ em, có tỷ lệ tử vong và di chứng cao (từ 25-35%).
Một bệnh nhi điều trị viêm não Nhật Bản tại Bệnh viện Nhi trung ương.
Các bác sĩ cũng cho rằng, nguyên nhân trẻ mắc bệnh là do phụ huynh thường quên lịch tiêm nhắc lại vắc xin viêm não Nhật Bản cho con sau khi hoàn thành những mũi tiêm cơ bản lúc 2 tuổi.
Vi rút gây viêm não Nhật Bản thường tấn công trẻ nhỏ (dưới 15 tuổi). Bệnh nhân có thể xuất hiện những biến chứng sớm như: Viêm phế quản, viêm phổi. Mặt khác, những di chứng sớm có thể gặp ở bệnh này là bại hoặc liệt nửa người, mất ngôn ngữ, rối loạn phối hợp vận động, giảm trí nhớ nghiêm trọng, rối loạn tâm thần… Những di chứng muộn có thể gặp là động kinh, nghe kém hoặc điếc, rối loạn tâm thần…
Theo các chuyên gia y tế, đáng chú ý là bệnh viêm não Nhật Bản thường khó phát hiện sớm do các triệu chứng ban đầu rất giống với những viêm nhiễm khác, diễn tiến của bệnh lại rất nhanh, thậm chí chỉ sau 1 ngày bệnh nhân đã có biểu hiện co giật, rơi vào hôn mê. Tử vong do viêm não Nhật Bản thường xảy ra trong 7 ngày đầu khi bệnh nhân có hôn mê sâu, co giật và những triệu chứng tổn thương não. Những bệnh nhân qua khỏi có thể để lại những di chứng nặng nề mà hay gặp là rối loạn tâm thần, rối loạn vận động, giảm khả năng giao tiếp…
Video đang HOT
Do đó, các bác sĩ khuyến cáo, khi thấy trẻ có các triệu chứng sốt, ngủ nhiều, đau đầu, nôn khan thì hãy nghĩ ngay đến viêm não và đưa trẻ đến khám. Trong trường hợp để trẻ xuất hiện các biểu hiện nặng thì sẽ gây ra nhiều biến chứng và rất khó khăn trong quá trình điều trị.
Để chủ động phòng, chống bệnh viêm não Nhật Bản, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo, người dân cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau đây:
- Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất.
Tiêm chủng với 3 liều cơ bản, gồm: Mũi 1: Tiêm càng sớm càng tốt ngay sau 1 tuổi; mũi 2: Sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần; mũi 3: Sau mũi 2 là 1 năm. Sau đó, cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
- Xây dựng chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy và tiêu diệt muỗi.
- Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ để muỗi không có nơi trú đậu.
- Ngủ màn, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc đề phòng muỗi đốt. Các hộ gia đình thường xuyên sử dụng các biện pháp thông thường để xua, diệt muỗi.
- Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương cần phải đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bệnh đậu mùa khỉ có dễ lây và khác bệnh đậu mùa thông thường như thế nào?
Thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận 5 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ. Đáng lưu ý, 3 trường hợp phát hiện gần đây được xác nhận là ca bệnh nội địa.
Để hiểu rõ hơn về bệnh đậu mùa khỉ và các biện pháp phòng bệnh, phóng viên Báo Tin tức đã có cuộc trao đổi với bác sĩ Chuyên khoa 2 Vũ Thị Phương Thảo, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh.
BS.CKII Vũ Thị Phương Thảo, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh.
Thời gian qua tại TP Hồ Chí Minh liên tiếp ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ, xin bác sĩ cho biết về bệnh đậu mùa khỉ và bệnh này có dễ lây lan trong cộng đồng không?
Bệnh đậu mùa khỉ do virus đậu mùa khỉ gây ra. Bệnh đậu mùa khỉ chủ yếu lây qua đường tiếp xúc với các dịch tiết đặc biệt là dịch tiết từ các bóng nước của bệnh nhân. Bệnh có thể lây lan qua tiếp xúc với những bề mặt đã bị truyền nhiễm virus bệnh đậu mùa khỉ; lây qua đường quan hệ tình dục. Tuy nhiên, bệnh này cũng không quá dễ lây lan.
Triệu chứng của đậu mùa khỉ cũng gần giống với triệu chứng của bệnh lý thuỷ đậu thông thường. Theo đó, biểu hiện đầu tiên của người bệnh đậu mùa khỉ là sốt, mệt mỏi, nổi hạch. Tiếp sau đó, bệnh nhân sẽ xuất hiện mụn nước, mụn mủ. Những mụn nước, mụn mủ này thì xuất hiện rải rác khắp toàn thân với kích thước dao động từ nhỏ đến lớn hoặc nhiều mụn nước, mụn mủ hợp lại với nhau. Vị trí điển hình xuất hiện các mụn nước, mụn mủ cần phải để ý như lòng bàn tay, bàn chân hoặc bộ phận sinh dục của bệnh nhân.
Như bác sĩ đã thông tin, bệnh đậu mùa khỉ và bệnh lý thuỷ đậu thông thường có những triệu chứng gần giống nhau, như vậy làm thế nào để phân biệt được hai loại bệnh này?
Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ gần giống với triệu chứng của bệnh thuỷ đậu nhưng diễn tiến lâm sàng của bệnh đậu mùa khỉ lại khác với diễn tiến của bệnh lý thuỷ đậu thông thường.
Cụ thể, các triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ có thể sốt kéo dài hơn, nổi hạch, tổng trạng bệnh nhân mệt hơn và diễn tiến kéo dài hơn so với bệnh lý thủy đậu thông thường. Bên cạnh đó, đặc điểm của mụn nước, bóng nước của bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ cũng to hơn, vết trợt, vết loét to và rõ ràng hơn so với bệnh thuỷ đậu. Vị trí các mụn nước, bóng nước xuất hiện toàn thân, đặc biệt là xuất hiện ở bộ phận sinh dục, lòng bàn tay, lòng bàn chân....
Điển hình như trường hợp bệnh nhân đậu mùa khỉ mới được phát hiện tại Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh, qua điều tra yếu tố dịch tễ trong vòng 21 ngày, bệnh nhân không đi nước ngoài và tiếp xúc với nguồn lây nhưng bệnh nhân vào bệnh viện khám có những triệu chứng điển hình của bệnh đậu mùa khỉ như: sốt, nổi hạch, có xuất hiện nổi mụn nước, mụn mủ ở rải rác khắp toàn thân. Những vết loét và sang thương da to hơn không giống như bệnh thuỷ đậu thông thường và đặc biệt có xuất hiện ở cơ quan sinh dục nên các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ.
Bệnh viện Da liễu TP Hồ Chí Minh là bệnh viện đầu tiên phát hiện các ca bệnh đậu mùa khỉ tại TP Hồ Chí Minh, bệnh viện có những quy trình tầm soát và xử lý như thế nào để kịp thời phát hiện sớm cũng như phòng lây lan tại bệnh viện?
Nhằm phát hiện sớm những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ, bệnh viện đã xây dựng một quy trình tầm soát đặc biệt. Cụ thể, theo quy trình, những trường hợp có các triệu chứng nghi ngờ khi đến khám tại bệnh viện thì sẽ được chuyển sang phòng khám sàng lọc.
Bên cạnh đó, bệnh viện cũng xây dựng quy trình đảm bảo kiểm soát nhiễm khuẩn để tránh lây lan bệnh đậu mùa khỉ. Theo đó, sau khi khám phát hiện ca nghi ngờ đậu mùa, bệnh nhân được chuyển ra phòng khám sàng lọc, bệnh viện sẽ ngưng các hoạt động khám bệnh tại nơi vừa tiếp xúc bệnh nhân để vệ sinh khử khuẩn bề mặt. Thực hiện xong công tác vệ sinh khử khuẩn thì bệnh viện mới tiếp tục các hoạt động thăm khám bình thường cho bệnh nhân tiếp theo.
Tại phòng khám sàng lọc, bệnh nhân sẽ được khám và điều tra kỹ về dịch tễ. Khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh viện sẽ hội chẩn và liên hệ với Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh và lấy mẫu gửi Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh; đồng thời kịp thời báo cáo cho Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh và Sở Y tế về ca bệnh.
Bác sĩ có những khuyến cáo gì để người dân chủ động phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ?
Bệnh đậu mùa khỉ chủ yếu lây qua đường tiếp xúc với các dịch tiết, do đó để phòng bệnh, người dân cần vệ sinh khử khuẩn ở các bề mặt; tập thói quen rửa tay thường xuyên sau khi tiếp xúc trực tiếp với các bề mặt mà chưa rõ có nguy cơ lây nhiễm hay không; hạn chế tiếp xúc với các bề mặt.
Bên cạnh đó, khi tiếp xúc với những đối tượng có yếu tố nguy cơ hoặc nghi ngờ, chúng ta nên tầm soát kỹ các triệu chứng xem chúng ta có những dấu hiệu gì bất thường hay không. Nếu như có xuất hiện những triệu chứng lạ thì người dân nên đến khám tại các cơ sở y tế để các bác sĩ tư vấn kỹ hơn.
Xin cảm ơn bác sĩ!
Dịch đau mắt đỏ diễn biến 'căng thẳng': Bác sĩ khuyến cáo 6 'Không' Dịch đau mắt đỏ đang diễn biến phức tạp trên phạm vi nhiều tỉnh thành trong cả nước. Các bác sĩ khuyến cáo, người dân cần thực hiện tốt 6 "Không" để bảo vệ bản thân và gia đình. Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng mắt, thường do vi khuẩn hoặc vi...