Hà Nội ghi nhận 628 ca Covid-19, số mắc nhiều nhất ở quận Đống Đa
Sở Y tế Hà Nội ngày 4/12 công bố 628 trường hợp Covid-19 mới, gồm 190 ca cộng đồng, 338 người đã cách ly tập trung và 100 người ở khu phong tỏa.
Các bệnh nhân Covid-19 mới trú tại 205 xã, phường, thị trấn thuộc 28/30 quận, huyện.
Cụ thể: Đống Đa (92), Chương Mỹ (84), Ba Đình (52), Hoàng Mai (37), Bắc Từ Liêm (32), Thanh Xuân (32), Nam Từ Liêm (29), Thanh Trì (25), Thạch Thất (24), Mê Linh (23), Hà Đông (20), Hoàn Kiếm (19), Quốc Oai (18), Gia Lâm (16), Mỹ Đức (15), Đông Anh (15), Đan Phượng (14), Ứng Hòa (12), Hai Bà Trưng (11), Cầu Giấy (10), Sóc Sơn (9), Thương Tín (9), Thanh Oai (8), Long Biên (8), Phú Xuyên (5), Ba Vì (3), Tây Hồ (3), Hoài Đức (3).
Phân bố 190 F0 cộng đồng theo theo quận, huyện: Đống Đa (45), Hoàng Mai (23), Bắc Từ Liêm (15), Thanh Xuân (14), Mê Linh (10), Thanh Trì (8), Ba Đình (8), Đông Anh (7), Thanh Oai (7), Hà Đông (6), Hoàn Kiếm (6), Long Biên (5), Thường Tín (4), Gia Lâm (4), Hai Bà Trưng (4), Cầu Giấy (4), Ứng Hòa (4), Phú Xuyên (3), Chương Mỹ (2), Nam Từ Liêm (2), Quốc Oai (2), Tây Hồ (1), Đan Phượng (1), Hoài Đức (1), Thạch Thất (1), Sóc Sơn (1), Ba Vì (1), Mỹ Đức (1).
Như vậy, từ đầu đợt dịch thứ tư (từ ngày 27/4) tới nay, địa bàn Hà Nội đã ghi nhận tổng số 12.710 ca Covid-19, gồm 5.023 trường hợp phát hiện ngoài cộng đồng và 7.687 người được cách ly từ trước.
Riêng 7 ngày gần đây, mỗi ngày Hà Nội ghi nhận trung bình trên 470 F0, trong đó ngày 4/12 tiếp tục là kỷ lục mới về số mắc, lần đầu vượt ngưỡng 600 ca Covid-19/ngày.
Video đang HOT
Các quận, huyện dẫn đầu về số F0 hiện nay tại Hà Nội (tính từ đầu năm 2021 tới nay) lần lượt là Đống Đa (1.246 ca Covid-19), Thanh Xuân (1.031 ca Covid-19), Hoàng Mai (945 ca Covid-19), Nam Từ Liêm (758 ca Covid-19) và Hai Bà Trưng (744 ca Covid-19).
Hà Nội chuẩn bị cho tình huống 40 nghìn người mắc và 3 tầng điều trị bệnh nhân COVID-19
Ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội thông tin cho PV Báo SK&ĐS biết, Hà Nội đã chuẩn bị nhiều kịch bản sẵn sàng đáp ứng cho tình huống dịch bệnh xấu có thể xảy ra.
Đảm bảo liên lạc thông suốt với các bệnh viện, trung tâm y tế quận, huyện qua hệ thống Telehealth
Ông Nguyễn Đình Hưng cho biết, từ làn sóng dịch COVID-19, Hà Nội ghi nhận khoảng 4.000 bệnh nhân COVID-19, trong đó có khoảng 5-6% bệnh nhân nặng và nguy kịch (bệnh nhân tầng 3), những bệnh nhân này được điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn, BVĐK Đức Giang.
Hiện tại, trong số những bệnh nhân COVID-19 nặng mới có duy nhất một trường hợp can thiệp ECMO và đã được cứu chữa thành công tại Bệnh viện Thanh Nhàn. Còn các bệnh nhân khác thở máy, lọc máu, thở oxy (khoảng 40-50 bệnh nhân).
Sở Y tế Hà Nội thường xuyên giao ban với các bệnh viện qua 81 điểm cầu, nghe báo cáo của các Trung tâm y tế quận, huyện, bệnh viện và chỉ đạo trực tiếp hàng ngày, tham gia hội chẩn những trường hợp nặng. Thông tin được trao đổi liên tục và thông suốt giữa các tuyến.
Bên cạnh đó, Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức các lớp tập huấn cho bác sĩ ở tầng 3 với chuyên gia của các bệnh viện Trung ương như như Bạch Mai, Nhi, Nhiệt Đới Trung ương... và có điểm cầu trực tuyến từ TP.HCM, qua đó giúp ích nhiều cho Hà Nội trong điều trị.
Xây dựng kịch bản 40 nghìn người mắc và 3 tầng điều trị bệnh nhân COVID-19
Dịch COVID-19 ở Hà Nội còn nhiều phức tạp, không thể lường trước. Sở Y tế Hà Nội đã tham mưu xây dựng kịch bản với 40.000 trường hợp nhiễm COVID-19, trong đó 32.000 trường hợp tầng 1- tầng nhẹ và không biến chứng; 8.000 trường hợp tầng 2, 3 là bệnh nhân trung bình, nặng, nguy kịch. Hiện sẵn sàng kích hoạt kịch bản nếu dịch bùng phát rộng.
Mục tiêu chiến lược của các tầng khác nhau:
Tầng 1: Hạn chế lây nhiễm chéo, nhất là không để xảy ra lây nhiễm giữa các nhân viên y tế để bảo vệ chiến sĩ áo trắng trong điều trị. Đồng thời theo dõi, điều trị sát các ca bệnh ở tầng 1, nếu cần thiết sẽ cho thở oxy, dùng thuốc chống đông, kháng viêm ngay để hạn chế chuyển tầng 2.
Tầng 2: Tận dụng các bệnh viện đa khoa hạng 2 có đầy đủ cơ sở hạ tầng để điều trị bệnh nhân chuyển từ tầng 1.
Mục tiêu chung là tập trung điều trị, chăm sóc tốt bệnh nhân ở tầng 1, 2 để hạn chế tầng 3 - tầng bệnh nhân nặng.
Tại tầng 3 hiện được phân về 4 BVĐK hạng 1 đầy đủ nhân lực, trang thiết bị để điều trị tốt bệnh nhân là các Bệnh viện Đức Giang, Thanh Nhàn, Xanh Pôn và Hà Đông.
Hà Nội có 4 bệnh viện tuyến cuối tham gia điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng.
Nếu mỗi người dân ý thức tốt, phòng bệnh tốt, không để lây nhiễm giữ được an toàn cho bản thân thì gia đình, khu phố, làng xóm cũng được an toàn.
Trong cuộc chiến này tổ COVID cộng đồng rất quan trọng. Nếu các thành viên làm tốt, xây dựng được các tổ an toàn, nhân rộng xã phường, quận huyện, thì thành phố sẽ giữ được an toàn.
Đã có kịch bản cho người khỏi COVID-19 tham gia hỗ trợ điều trị
Liên quan đến việc người khỏi COVID-19 tình nguyện tham gia hỗ trợ điều trị, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết với tình hình kiểm soát dịch bệnh như hiện nay, Hà Nội đã có dự kiến nhưng chưa cần thiết huy động lực lượng này.
Tuy nhiên, Sở Y tế Hà Nội đã có danh sách, và sẵn sàng động viên, huy động người khỏi COVID-19 tham gia hỗ trợ thầy thuốc.
Hà Nội cũng đang chỉ đạo thành lập trạm y tế lưu động tại quận, huyện để sẵn sàng ứng phó nếu tình hình dịch xảy ra.
Ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, đề nghị: Người dân, ngay cả đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, nguy cơ nhiễm bệnh vẫn xảy ra nên cần phải thực hiện tốt 5K, tuân thủ nghiêm giãn cách.
Hơn 2.000 bệnh nhân Covid-19 tại Hà Nội khỏi bệnh, chỉ còn 1.300 ca điều trị Sở Y tế Hà Nội cho biết hiện đã có 2.071 bệnh nhân Covid-19 được điều trị khỏi và đã ra viện. Thành phố chỉ còn 1.369 bệnh nhân đang được điều trị. Trong ngày hôm nay, Hà Nội đã tiêm được hơn 245.000 mũi vắc xin trên toàn thành phố. ẢNH ĐẬU TIẾN ĐẠT Theo thống kê của Sở Y tế Hà...