Hà Nội ghi nhận 247 trường hợp sốt xuất huyết
Sở Y tế Hà Nội cho biết, từ đầu năm 2020 đến nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận 247 trường hợp mắc sốt xuất huyết.
Thống kê của Sở Y tế Hà Nội cho biết, từ đầu năm 2020 đến nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận 247 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Trong đó, có 2 ổ dịch có nguy cơ bùng phát là tại xã Khánh Hà, huyện Thường Tín và xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai.
Sáng 21/6, quận Đống Đa tổ chức phun thuốc diệt muỗi tại phường Khương Thượng. Ảnh: CTV Lê Vũ Kiều Linh
Theo Trung tâm Y tế huyện Thanh Oai, đến nay, trên địa bàn huyện đã có 33 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 11/21 xã, thị trấn, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2019. Riêng tại xã Thanh Thùy có 18 ca mắc sốt huyết.
Ông Nguyễn Đức Tuế, Chủ tịch UBND xã Thanh Thùy cho biết, do đặc thù là xã làng nghề, số lượng lao động từ các nơi khác về đông, nên việc phòng chống dịch cũng gặp khó khăn. Sau khi ghi nhận 2 trường hợp mắc sốt xuất huyết đầu tiên tại thôn Rùa Hạ (ngày 17/5), chính quyền xã Thanh Thùy đã phối hợp với ngành chức năng của huyện tổ chức phun hóa chất diệt muỗi, triển khai tổng vệ sinh môi trường, thả cá diệt bọ gậy trên địa bàn toàn xã, nhất là tại hai thôn Rùa Hạ và Gia Vĩnh. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát tờ rơi đến từng hộ gia đình, trường học; truyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh của xã và truyền thông lưu động.
Video đang HOT
Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, thời tiết mùa hè, nắng nóng và mưa nhiều sẽ là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển và truyền bệnh. Để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, chính quyền địa phương cần huy động các ban ngành, đoàn thể tham gia phòng chống dịch. Tiếp tục thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, đây là việc làm quan trọng nhất để phòng, chống dịch bệnh một cách hiệu quả, những nơi nào tiềm ẩn nguy cơ cao cần tiến hành giám sát chặt chẽ, khoanh vùng xử lý kịp thời./.
Hà Nội: 137 ca sốt xuất huyết, chuyên gia cảnh báo bước vào mùa cao điểm
Đến nay, Hà Nội ghi nhận 137 ca mắc sốt xuất huyết. Năm 2019, cả nước đã có tới 320.331 ca sốt xuất huyết, 53 trường hợp tử vong.
137 bệnh nhân sốt xuất huyết tại Hà Nội phân bổ rải rác tại 23/30 quận huyện, trọng tâm là khu nội thành, khu đông dân cư, nơi có hạ tầng cơ sở chưa phát triển. Đáng chú ý, một số ổ dịch có nguy cơ gia tăng nhanh như xã Khánh Hà (huyện Thường Tín), xã Thanh Thùy (huyện Thanh Oai)...
Theo ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, số ca mắc sốt xuất huyết ở thành phố từ đầu năm đến nay giảm gần 45% so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên hiện đã bước vào mùa cao điểm của dịch nên nguy cơ gia tăng trong thời gian tới rất cao.
Sốt xuất huyết là bệnh lưu hành hàng năm tại Việt Nam. Trung bình mỗi năm nước ta có khoảng trên 100.000 trường hợp mắc. Năm 2019 con số này là 320.331 ca bệnh, 53 trường hợp tử vong, số mắc cao nhất trong 32 năm trở lại đây.
TP HCM cũng bắt đầu xuất hiện các ổ dịch sốt xuất huyết. Ảnh: Vân Sơn.
Tại Hà Nội, hàng năm đều ghi nhận số mắc cao so với các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, đặc biệt tại các quận nội thành và các huyện vùng ven đô. Năm 2019 thành phố ghi nhận 12.256 trường hợp mắc sốt xuất huyết, không có ca tử vong.
Hiện nay thời tiết miền Bắc đang vào mùa hè, nắng nóng và mưa nhiều sẽ là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển và truyền bệnh.
Để chủ động phòng chống sốt xuất huyết trong mùa hè, Hà Nội sẽ tổ chức đợt cao điểm phòng chống dịch bệnh với trọng tâm là triển khai đợt tổng vệ sinh môi trường diệt bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi tại các khu vực nguy cơ cao (có mật độ muỗi, chỉ số bọ gậy tăng cao) và tại khu vực có bệnh nhân.
UBND xã, phường, thị trấn cần thành lập các lực lượng cộng tác viên, tổ giám sát và đội xung kích diệt bọ gậy.
Sốt xuất huyết đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt.
Để phòng sốt xuất huyết, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện những hành động đơn giản nhưng rất quan trọng để phòng chống dịch:
- Đậy kín tất cả dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
- Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn. Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
- Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
- Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
- Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị; không tự ý điều trị tại nhà.
Sở Y tế Hà Nội vừa có công văn chỉ đạo các đơn vị y tế trực thuộc triển khai các giải pháp phòng chống nắng nóng cho nhân viên và người bệnh.
Cụ thể, Sở yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh chuẩn bị đủ các phương tiện đảm bảo chống nóng cho người bệnh như bổ sung quạt, bạt che, cấp nước uống miễn phí; có giải pháp hạn chế thời gian chờ đợi của người bệnh; đổi mới, nâng cao thái độ phục vụ người bệnh; không để hoặc giảm đến mức thấp nhất tình trạng nằm ghép. Đồng thời, các cơ sở điều trị tổ chức tập huấn, tập huấn lại sơ cấp cứu nạn nhân bị say nắng, say nóng, đuối nước và các bệnh thường gặp trong mùa hè.
Hà Nội phát hiện gần 140 ca mắc sốt xuất huyết Theo CDC Hà Nội, các ca mắc sốt xuất huyết tập trung ở khu đông dân cư, nơi có hạ tầng cơ sở chưa phát triển. Theo Sở Y tế Hà Nội, đến nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận 137 trường hợp mắc sốt xuất huyết, không có trường hợp nào tử vong. Số ca mắc được phân bổ tại 23/30...