Hà Nội: F0 tăng sau hơn 1 tuần học trực tiếp, lãnh đạo trường và chuyên gia nói gì?
Từ ngày 8-2, Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội cho phép học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 tại “vùng xanh”, “vùng vàng” được trở lại trường học trực tiếp.
Tuy nhiên, học trực tiếp tại lớp hơn 1 tuần, nhiều học sinh được xác định mắc COVID-19. Vì vậy, việc đảm bảo an toàn cho học sinh khi trở lại trường được nhiều phụ huynh, giáo viên trăn trở, quan tâm.
Học sinh F0 được học online tại nhà
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online chiều 16-2, cô Vũ Thị Nhung – phó hiệu trưởng Trường Marie Curie Hà Nội – cho biết riêng trong sáng cùng ngày, nhà trường ghi nhận thêm 4 trường hợp học sinh dương tính với COVID-19.
Học sinh Hà Nội tới trường trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp – Ảnh: NAM TRẦN
“Từ ngày các em quay trở lại trường, ngày nào trường cũng ghi nhận lác đác các trường hợp học sinh mắc COVID-19. Ví dụ trong ngày 15-2, nhà trường ghi nhận 7 ca COVID-19, trong quá trình theo dõi, đến nay số học sinh mắc COVID-19 đang giảm dần theo từng ngày”, cô Nhung nói.
Được biết, sau hơn 1 tuần đi học trở lại, Trường Marie Curie đã ghi nhận tổng 50 trường hợp F0 là học sinh. Cô Nhung cho biết nhà trường đang cố gắng nỗ lực truy vết, khoanh vùng theo diện hẹp nhất để việc học tại trường không bị gián đoạn.
“Hiện tại các ca COVID-19 là học sinh của nhà trường chưa có trường hợp nào có triệu chứng nặng, nên các em vẫn được học bình thường tại nhà. Các hệ thống dạy online vẫn kích hoạt để phục vụ những học sinh không may mắc bệnh nhằm chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới”, cô Nhung thông tin.
Vị phó hiệu trưởng Trường Marie Curie Hà Nội chia sẻ thêm, trong vài ngày đầu tiên khi phát hiện học sinh mắc COVID-19, nhà trường sẽ cho toàn bộ lớp có F0 trên tạm nghỉ để học online.
Video đang HOT
Tuy nhiên đến nay qua xem xét tình hình, nhà trường sẽ chỉ cho các F1 và F0 nghỉ tại nhà, còn các học sinh khác vẫn quay lại trường học bình thường nhằm đảm bảo đúng tiến độ, không ảnh hưởng đến hoạt động dạy học tại trường.
Cô Ngô Thị Thành – phó hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú (Đống Đa) – cho biết từ ngày đi học trở lại, nhà trường đã ghi nhận một số học sinh mắc COVID-19.
“Hiện nhà trường đã có các trường hợp F0 là học sinh, tuy nhiên sau khi các em về nhà đi xét nghiệm mới phát hiện, sau đó báo lại cho giáo viên chủ nhiệm.
Với các F0, F1 thì nhà trường sẽ cho các em học tại nhà, khoanh vùng nhỏ nhất có thể để vẫn cho học sinh ở lớp học bình thường.
Để đảm bảo an toàn cho học sinh, chúng tôi đã phân luồng ngay từ ngoài cổng, bắt buộc các em đeo khẩu trang khi ở lớp và hạn chế tối đa việc học sinh giao lưu với các lớp khác” – cô Thành nói.
Cha mẹ phải nghiêm túc phòng chống dịch tại nhà
Để đảm bảo an toàn phòng dịch cho học sinh trở lại trường, giáo sư, anh hùng lao động, đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí khuyến nghị các gia đình có con em tới trường cần tuyệt đối nghiêm túc thực hiện các biện pháp chống dịch theo quy định.
Các lớp tiến hành đo thân nhiệt cho các thành viên trước khi vào học – Ảnh: NAM TRẦN
“Tôi nghĩ rằng khi chúng ta ở nhà cũng phải đeo khẩu trang, bởi cha mẹ làm việc tại một môi trường khác nhau, tiếp xúc với nhiều người, khi về nhà có thể mang mầm bệnh về cho trẻ, vì vậy về nhà sẽ chưa thực sự an toàn. Nếu con mình đi học, mỗi gia đình phải gương mẫu trong phòng chống dịch”, ông Trí nói.
Gíao sư Nguyễn Anh Trí nói thêm: “Mỗi phụ huynh khi đưa con đi học nên bỏ đi những thói quen hằng ngày, ví dụ khi đợi để đón con lại ghé vào quán nước vỉa hè tụ tập, cởi khẩu trang nói chuyện thì hết sức nguy hiểm”.
Khi học sinh tới lớp, ông Trí cho rằng các học sinh phải thực hiện nghiêm túc 5K, yêu cầu học sinh phải nghiêm túc đeo khẩu trang. Đặc biệt, học sinh lớp này không được tiếp xúc với học sinh lớp khác, hạn chế các hoạt động tập thể đông học sinh giữa sân trường.
“Phải củng cố lại ngay hệ thống y tế học đường, việc này rất quan trọng. Lâu nay chúng ta cũng có y tế học đường nhưng mang tính hình thức vì gần như không có việc để nhân viên y tế làm. Nhưng bây giờ dịch COVID-19 xuất hiện, các trường phải củng cố lại ngay hệ thống này và nhân viên y tế hằng ngày phải kiểm tra, theo dõi sức khỏe của các học sinh”, ông Trí góp ý.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cũng yêu cầu Ban cán sự Đảng UBND TP chỉ đạo các quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn tổ chức kiểm tra, giám sát các địa phương triển khai việc học trực tiếp cho các cấp học, nhất là trường hợp học sinh chưa tiêm vắc xin.
“Tôi đề nghị các cơ sở giáo dục đào tạo phải nâng cao trách nhiệm, chủ động thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch, bảo vệ an toàn cho học sinh, sinh viên của mình”, ông Dũng nói.
Trong ngày 15-2, UBND TP Hà Nội đồng ý với đề xuất của Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội cho phép học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 của 12 quận đến trường học trực tiếp từ ngày 21-2. Như vậy, toàn bộ học sinh tại Hà Nội sẽ được trở lại trường học trong thời gian tới.
Để mở cửa trường học an toàn, UBND TP Hà Nội đã ban hành công văn về tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học.
TP Hà Nội khuyến khích các trường học thành lập nhóm gia đình tự quản các em học sinh (từ 3-5 học sinh/nhóm) để phối hợp với nhà trường, nắm bắt tình hình sức khỏe học sinh khi trở lại học trực tiếp và tăng cường sự tương tác, gắn kết giữa các học sinh trong lớp học.
Giả thiết nguồn lây COVID-19 ở Bệnh Viện Đức Giang , Hà Nội
Các chuyên gia đưa ra hai giải thuyết về nguồn lây COVID-19 ở Bệnh viện Đức Giang, trong đó thiên về nguy cơ từ trong bệnh viện.
Ngày 15/6, ông Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cho biết, hiện các chuyên gia chưa tìm được nguồn lây của 2 ca COVID-19 tại bệnh viện.
Tuy nhiên, do bệnh viện là cơ sở điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nên nguồn lây từ trong bệnh viện vẫn có nguy cơ cao hơn. Ngoài ra, một nguy cơ khác cũng đang được lưu ý là lây nhiễm từ bên ngoài.
"Vừa qua, bệnh viện tiếp nhận điều trị cho 175 bệnh nhân COVID-19, trong đó 34 người được ra viện và chuyển viện, hiện còn lại 141 người. Việc quản lý các bệnh nhân này được bệnh viện thực hiện nghiêm ngặt. Bệnh viện đã bố trí khu điều trị riêng tại toà nhà C với hai lớp cửa khoá và lắp đầy đủ camera giám sát nên người bệnh không thể tự ý ra vào.
Nhưng hai tuần qua, bệnh viện đón khoảng 1.000 bệnh nhân từ các nơi đến. Bệnh viện chưa thể xét nghiệm hết toàn bộ để biết chắc chắn họ nhiễm bệnh hay không. Vì vậy, một khả năng khác được đặt ra có thể nguồn lây từ bên ngoài vào", ông Thường đưa ra giả thiết.
Bệnh viện Đa khoa Đức Giang ghi nhận 2 ca mắc COVID-19.
Về 2 ca COVID-19 mới ghi nhận tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, ông Thường cho biết, bệnh viện đã xét nghiệm cho 1.485 người, trong đó 967 nhân viên là y bác sĩ, bảo vệ, vệ sĩ, dọn vệ sinh, tạp vụ..., 342 bệnh nhân và 176 người nhà bệnh nhân.
Trong 1.485 người thì 1.309 người được làm xét nghiệm khẳng định RT-PCR và 176 người được làm test nhanh. Kết quả đến nay mới phát hiện ra 2 người dương tính là đội trưởng đội bảo vệ (BN10672) và nhân viên kế toán (BN10959).
Ông Thường cho biết thêm, sáng nay, bệnh viện ra thông báo tạm dừng tiếp nhận người bệnh đến khám và điều trị. Riêng với hơn 190 bệnh nhân chạy thận nhân tạo, bệnh viện vẫn tiếp nhận bình thường. Người bệnh mang thẻ qua cổng khai báo y tế và đảm bảo giữ khoảng cách, phòng hộ cá nhân.
Bệnh viện cũng bố trí cho nhóm bệnh nhân này cổng đi riêng và điều trị tại tầng 3 toà nhà E của Bệnh viện. Với nhóm bệnh nhân này từ nhiều tháng nay được tách riêng với khối bệnh nhân điều trị tại bệnh viện. Một ngày các bệnh nhân đều phải khai báo y tế 3 lần và định kỳ 1 tháng được làm xét nghiệm SARS-CoV-2 từ 1-2 lần.
Trưa 15/6, 118 ca Covid-19, TPHCM và Hà Nội thêm nhiều trường hợp mắc mới Bộ Y tế thông tin đến trưa nay nước ta thêm 118 ca Covid-19, chủ yếu vẫn tại 3 ổ dịch lớn là Bắc Giang, TPHCM và Bắc Ninh. Ngoài ra, Hà Tĩnh, Lạng Sơn và Hà Nội cũng phát hiện thêm ca mắc. Tính từ 6h đến 12h ngày 15/6, nước ta có 118 ca mắc mới Covid-19 (BN10882-10999), đều là các...