Hà Nội dựng 30 chốt cứng cấm người vào vùng dịch
TP Hà Nội cho dựng 30 chốt cứng tại các cầu, khu vực tiếp giáp với vùng xanh (không có dịch) để cấm người dân qua lại.
Từ ngày 3/9, để phòng chống Covid-19, Sở Xây dựng Hà Nội phối hợp với các địa phương lắp đặt nhiều chốt cứng.
Đến 23h ngày 3/9, đã có 16 chốt dựng lên tại các vị trí: Cầu Liên Mạc 2; Phố Viên; cầu Noi; Khu CN Bộ Công an; Đông La; Bích Hòa 2; Trạm bơm Khe Tang; Mỹ Hưng; cầu Đen; Dương Hiền; Hoàng Xá 2; Khánh Vân; làng Phúc Am; Duyên Thái; 2 vị trí trên đường gom cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ.
Tại cầu Noi ( phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm), lực lượng chức năng cho người trực tại chốt 24/24h. Trong ngày đầu lắp đặt, nhiều người dân không biết và phải quay đầu.
Ông Chu Văn Hoàn, 55 tuổi, Tổ bảo vệ dân phố phường Cổ Nhuế 2, cho hay ngày bình thường có rất đông người dân đi qua cầu, giờ cao điểm còn xảy ra tình trạng ùn ứ.
Tại cầu Đồng Hoàng, lực lượng chức năng phường Đồng Mai (quận Hà Đông) lập rào chắn cao 1,7 m, rộng hơn 3 m, ngăn với huyện Chương Mỹ.
Trong ngày 4/9, 14 chốt cứng còn lại sẽ được dựng lên ở các vị trí: Cầu Đại học Vân Canh; cầu sông Đáy; cầu cạnh hồ câu sông Đáy; cầu Lại Dụ; Mai Lĩnh cũ; Đồng Hoàng; cầu xóm sông Cầu (cầu sắt); cầu Hoàng Xá 1, Đỗ Hà; Văn Xá; cầu cạnh Cocacola; lối lên cao tốc từ đường kênh Hồng Vân; cầu kẹ qua kênh Hồng Vân; đê Hồng Vân.
Video đang HOT
Chốt cứng tại Đại học Vân Canh từ đêm qua nhà chức trách lập rào dài hơn 20 m, sáng nay nhiều người dân đi làm không biết nên phải quay đầu.
Hệ thống đèn cảnh báo ban đêm cũng được lắp đặt.
Cống Liên Mạc 2, phường Thụy Phương (quận Bắc Từ Liêm), nằm trên đường nối khu vực bắc và nam Thăng Long bị chốt cứng. Nhiều xe muốn sang bên kia cống phải vòng lên cống Chèm. Thời gian tới, bên này cầu sẽ tiếp tục cách ly theo Chỉ thị 16, bên kia theo Chỉ thị 15 .
Cầu làng Phúc Am, xã Duyên Thái (huyện Thường Tín), bắc qua sông Tô Lịch những ngày này cũng bị bịt kín.
Bà Nguyễn Thị Lan (60 tuổi, thôn Phúc Am) sống ở ngay chân cầu cho hay, dù cầu bị chốt cuộc sống cũng không xáo trộn nhiều, khó nhất là phải đi đường vòng. “Giờ muốn lên UBND xã để xin dấu sẽ phải đi quãng đường gấp 5 lần bình thường”, bà Lan nói. Thời gian tới, thôn Phúc Am và nhiều thôn khác tại xã Duyên Thái sẽ tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16, phía bên kia cầu là thôn Duyên Trường sẽ áp dụng Chỉ thị 15 .
Cách cầu làng Phúc Am tầm một km, một chốt cứng khác được lập trên đường gom dẫn vào cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ.
Tại đường gom Pháp Vân – Cầu Giẽ đoạn qua ngã ba xã Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì), rào chắn cứng là những cống nước bê tông. Các ngả đường đều được cắm biển cảnh báo cấm đi lại.
Chốt cứng trên đường qua cầu Mai Lĩnh cũ từ lâu đã được chặn bằng hàng rào gạch.
Trên cầu mới bắc qua sông Tô Lịch chia đôi hai phường Khương Trung và Hạ Đình (quận Thanh Xuân), một hàng rào dài gần 20 m, cao 2 m bằng các tấm gỗ xếp lại.
Hà Nội: Từ 12h trưa 25/5 dừng hoạt động nhà hàng ăn uống, cắt tóc, gội đầu
UBND TP Hà Nội vừa có công điện khẩn về việc quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
Tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, trên địa bàn TP đã xuất hiện chùm ca bệnh mới chưa xác định nguồn lây nhiễm tại các khu vực chung cư tập trung đông dân, trụ sở cơ quan, doanh nghiệp.
Từ 12h ngày mai (25/5), TP quyết định tạm dừng hoạt động một số cơ sở kinh doanh dịch vụ để đảm bảo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đến khi có thông báo mới. Cụ thể: Nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ (chỉ cho phép bán hàng mang về), không tổ chức ăn uống, liên hoan tập trung đông người; các cửa hàng cắt tóc, gội đầu.
Thực hiện dừng triệt để hoạt động vui chơi, tập thể dục, tụ tập đông người tại công viên, vườn hoa và các địa điểm công cộng.
Chủ tịch UBND TP yêu cầu, đẩy mạnh công tác tuyên truyền hiệu quả hơn, nhanh hơn bằng nhiều hình thức thiết thực, phát huy tuyên truyền trên loa truyền thanh xã, phường, các khu chung cư, trên không gian mạng.
Hà Nội hôm nay đã cho phong tỏa nhiều khu dân cư do liên quan đến ca mắc Covid-19 mới.
Khuyến khích các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành, làm việc trực tuyến.
Sở Y tế chủ trì, phối hợp Bộ Tư lệnh Thủ đô và UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương rà soát triển khai phương án bổ sung các khu cách ly tập trung để chủ động đáp ứng việc cách ly tập trung.
Chủ tịch TP cũng nhấn mạnh phải xử lý nghiêm trách nhiệm đối với người đứng đầu và các cá nhân liên quan nếu để xảy ra lây chéo trong khu cách ly tập trung và lây nhiễm dịch bệnh từ các khu cách ly tập trung ra cộng đồng; các vi phạm về quy định phòng, chống dịch bệnh.
Rà soát kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm của các lực lượng trong toàn bộ hệ thống phòng chống dịch Covid-19 từ tổ dân phố, thôn xóm, hộ gia đình, tổ sản xuất, nhất là các khu chung cư, khu nhà trọ, ký túc xá sinh viên, khu nhà ở học sinh, sinh viên...
Ổ dịch tại tập đoàn T&T được đánh giá phức tạp.
Giám sát, quản lý chặt chẽ việc cách ly y tế tại cộng đồng, tuyệt đối không để xảy ra các ca bệnh mới phát sinh tại cộng đồng.
Thần tốc, truy vết, cách ly, khoanh vùng, tổ chức xét nghiệm nhanh, kịp thời để sàng lọc khi có ca bệnh mới phát sinh.
Người đứng đầu UBND TP yêu cầu, tất cả người dân từ các tỉnh, thành khác trở về Hà Nội: Thời điểm từ ngày 10-24/5 đều phải khai báo y tế trên website http://tokhaiyte.vn và các ứng dụng NCOVI, Bluezone, hoàn thành chậm nhất trong ngày 25/5.
Từ ngày 25/5, thực hiện khai báo y tế trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm có mặt tại Hà Nội.
Diễn biến dịch 24/5: Bắc Giang vượt 1000 ca, chùm ca bệnh ở Hà Nội phức tạp Trong 24h qua, Việt Nam có thêm 187 ca Covid-19 gồm 3 ca nhập cảnh và 184 ca trong nước. Như vậy, tính từ 27/4 đến nay, nước ta đã có đến 2.349 ca lây nhiễm trong cộng đồng, xuất hiện ở 30 tỉnh thành. Sau 28 ngày, tổng số ca nhiễm của đợt dịch thứ 4 đến nay cao gấp 2,85 lần...