Hà Nội: Dự án bất động sản nào trong “tầm ngắm” thu hồi?
Khu đô thị mới AIC tại xã Mê Linh; Dự án khu đô thị Việt Á, tại xã Thanh Lâm; Dự án “ Siêu thị Metro – giai đoạn 2″ tại phường Yên Sở; Dự án “ Trung tâm thương mại dịch vụ Cửu Long” tại 201 Trường Chinh… đều là những dự án nằm trong “tầm ngắm” thu hồi của Hà Nội.
Theo nguồn tin của BizLIVE, HĐND TP. Hà Nội vừa yêu cầu UBND TP lập các đoàn kiểm tra, xem xét thu hồi một loạt các dự án bất động sản chậm tiến độ theo đúng quy định của pháp luật.
Theo đó, một trong những dự án đầu tiên nằm trong tầm ngắm xem xét thu hồi là Khu đô thị mới AIC tại xã Mê Linh, Tiền Phong, huyện Mê Linh do Công ty Bất động sản AIC làm chủ đầu tư.
Dự án này được giao đất tại Quyết định số 2572/QĐ-UBND ngày 21/7/2008 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, diện tích 94,32 ha; đã giải phóng mặt bằng (GPMB) được khoảng 80%, đầu tư thi công một số hạ tầng kỹ thuật. Dự án không nằm trong 161 dự án chậm triển khai theo báo cáo của Sở TNMT Hà Nội.
Theo khảo sát thực địa, hiện khu đất thực hiện dự án đã được GPMB, có đầu tư một số hạ tầng kỹ thuật như đường nội bộ, vỉa hè. Hiện trạng để hoang hóa, không sử dụng. Đối với phần chưa GPMB người dân vẫn canh tác trồng hoa.
Theo đánh giá việc dự án chậm triển khai đã làm ảnh hưởng đến đầu tư, sản xuất của người dân, ảnh hưởng nguồn nước và ô nhiễm môi trường do chưa đấu nối được hệ thống tưới tiêu phải đi qua khu vực dự án đã GPMB.
Trước thực trạng trên, HĐND Hà Nội đề nghị UBNDTP chỉ đạo thanh tra, kiểm tra xử lý theo quy định của pháp luật, xem xét thu hồi dự án.
Một dự án khác cũng đang trong tầm ngắm thu hồi đó là Dự án khu đô thị Việt Á, tại xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh do Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư thương mại công nghiệp Việt Á làm chủ đầu tư.
Dự án được giao đất tại Quyết định số 2729/QĐ-UBND ngày 29/7/2008 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, diện tích được giao 23,017 ha. Dự án này cũng không có trong 161 dự án chậm triển khai theo báo cáo của Sở TNMT Hà Nội.
Theo báo cáo của UBND huyện Mê Linh, dự án thuộc nhóm phải điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500, đề nghị Thành phố chỉ đạo chủ đầu tư khẩn trương thực hiện điều chỉnh, phối hợp với huyện thực hiện GPMB thực hiện dự án.
Hiện trạng, dự án chưa được giao đất, chưa cắm mốc giới cụ thể trên thực địa. Do đó, HĐND Hà Nội đề nghị UBNDTP giao cơ quan chuyên môn thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm theo quy định.
Theo HĐND Hà Nội, dự án đã 10 năm không thực hiện, chưa cắm mốc giới, giải phóng mặt bằng cho nên cần phải xem xét thu hồi.
Một dự án khác cũng đang trong tầm ngắm thu hồi là Dự án “Siêu thị Metro – giai đoạn 2″ tại phường Yên Sở, quận Hoàng Mai do Siêu thị Metro làm chủ đầu tư.
Video đang HOT
Dự án được giao đất theo Quyết định 8162/QĐ-UBND ngày 15/12/2005, diện tích 7.753m2. Theo báo cáo của Sở TNMT, dự án thuộc nhóm vướng mắc về đầu tư, quy hoạch, GPMB, UBND Thành phố đã có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, UBND quận thực hiện. Đồng thời, yêu cầu kiểm tra, xử lý dứt điểm vướng mắc GPMB, báo cáo UBND Thành phố.
Còn theo báo cáo của UBND quận Hoàng Mai, dự án đã được Thành phố giao Ban chỉ đạo GPMB Thành phố kiểm tra, xử lý dứt điểm vướng mắc GPMB (văn bản số 3702/UBND-TNMT ngày 27/5/2014).
Tuy nhiên, hiện nay dự án vẫn chưa được GPMB, hiện các hộ dân vẫn ở, sinh sống. Dự án treo nhiều năm ảnh hướng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân nằm trong quy hoạch của dự án.
Dự án này đã được Đoàn giám sát của HĐND Thành phố kiến nghị tại Báo cáo số 53/BC-HĐND ngày 20/9/2012, thời điểm đó UBND quận đề nghị thu hồi. Do đó, đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo kiểm tra, đề nghị thu hồi theo quy định.
Tương tự, Dự án “Trung tâm thương mại Đền Lừ” tại khu Đền Lừ 2, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai do Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Việt Nam làm chủ đầu tư cũng đang nằm trong tầm ngắm thu hồi của Hà Nội.
Dự án được giao đất theo Quyết định số 845/QĐ-UBND ngày 22/02/2009, diện tích 5.058m2 và điều chỉnh tại Quyết định 1724/QĐ-UBND ngày 16/4/2012 của UBND Thành phố.
Dự án đã có kết luận thanh tra số 75/KL-STNMT-TTr ngày 14/01/2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường. UBND Thành phố có văn bản chỉ đạo số 2651/UBND-ĐT ngày 11/5/2016 chỉ đạo xử lý sau thanh tra giao Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra hồ sơ giấy chứng nhận đầu tư, điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án.
Sau đó, Sở KHĐT có văn bản số 2453/KH&ĐT-NNS ngày 08/5/2017 đôn đốc chủ đầu tư hoàn thiện đồ án. Hiện dự án vẫn đang tiếp tục trình hồ sơ xin điều chỉnh tiến độ.
Phối cảnh Trung tâm thương mại Đền Lừ.
Hiện trạng khu đất có ranh giới rõ ràng; xung quanh có tường rào bảo vệ. Trên khu đất, công ty đã tập kết giáo, cốt pha, lắp đặt hàng rào, phối cảnh công trường…để chuẩn bị đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa triển khai xây dựng. Hiện sử dụng một phần đất của dự án làm bãi trông xe, sử dụng sai mục đích.
Dự án đã được Đoàn giám sát của HĐND Thành phố kiến nghị tại Báo cáo số 53/BC-HĐND ngày 20/9/2012, thời điểm đó UBND quận đề nghị thu hồi. Do đó, đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo thanh tra, kiểm tra xem xét thu hồi theo quy định.
Dự án “Trung tâm thương mại dịch vụ Cửu Long” tại 201 Trường Chinh, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân do Hợp tác xã Thương mại dịch vụ Cửu Long làm chủ đầu tư cũng đang trong tầm ngắm thu hồi.
Dự án được cho thuê đất theo Quyết định số 1195/QĐ-UBND ngày 11/3/2005 của UBND Thành phố, với diện tích 2.099m2.
Ngày 26/5/2009, UBND quận Thanh Xuân cấp Giấy phép xây dựng số 585/GPXD cho Hợp tác xã xây dựng công trình Trung tâm thương mại dịch vụ Cửu Long cao 09 tầng có 02 tầng hầm.
Ngày 25/8/2014, UBND quận Thanh Xuân có văn bản số 968/ƯBND- QLĐT chấp thuận cho Hợp tác xã được xây dựng công trình tạm để làm văn phòng điều hành, kinh doanh.
Dự án được chấp thuận điều chỉnh quy hoạch, bổ sung chức năng nhà ở cho tòa nhà theo văn bản 10963/VP-ĐT ngày 20/11/2017 của Văn phòng UBND Thành phố. Sở Quy hoạch-Kiến trúc đang hướng dẫn nhà đầu tư các thủ tục về quy hoạch theo quy định.
Theo báo cáo của Sở TNMT, dự án chậm tiến độ quá 24 tháng, UBND quận Thanh Xuân báo cáo đề nghị Thành phố tổ chức thanh tra để thu hồi.
Theo khảo sát thực địa, dự án đang bị sử dụng sai mục đích, hiện là nhà hàng ăn uống.
Trước việc sử dụng dự án trên, HĐND Hà Nội đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, xử lý thu hồi theo quy định.
Theo Trí thức trẻ/Vạn Xuân
47/383 dự án bất động sản chậm triển khai ở Hà Nội: Liệu có thu hồi được?
Vấn đề sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn thủ đô, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, sau phiên giải trình sẽ công khai 47 dự án chậm triển khai bị thu hồi.
PV Báo Lao Động ghi nhận một số dự án đang đắp chiếu nhiều năm vẫn bạt ngàn tại các huyện ngoại thành và thấy rằng, có dự án chậm triển khai tới 10 năm nhưng UBND huyện vẫn không đề xuất thu hồi. Theo nhiều ý kiến, Hà Nội trải qua thời sáp nhập địa chính đã cấp đất ồ ạt cho các dự án, các dự án này nhiều lợi ích nhóm chi phối, nay việc thu hồi không dễ dàng.
Dự án bỏ hoang hơn 10 năm vẫn không bị thu hồi
Tại huyện Mê Linh, hàng chục dự án bỏ hoang trên 10 năm rải rác tại nhiều xã, trong đó riêng xã Tiền Phong đã có hơn 20 dự án bỏ hoang nhiều năm, cỏ mọc um tùm. Nói về các dự án chậm tiến độ tại huyện Mê Linh, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, trong 46 dự án chậm triển khai của huyện Mê Linh được cấp phép vào tháng 7.2008, có 8 trường hợp thành phố đã 10 lần mời lên đối thoại, nhưng chủ đầu tư không lên, buộc phải thu hồi. 38 dự án còn lại đang vướng mắc về chính sách giá đất, giải phóng mặt bằng... thành phố sẽ phối hợp với các bộ, ngành để có câu trả lời thỏa đáng cho các chủ đầu tư.
Còn tại Thạch Thất, Khu đô thị Văn Minh thuộc địa phận các xã Bình Phú, Phùng Xá (Thạch Thất), Ngọc Mỹ, Ngọc Liệp (Quốc Oai) có diện tích nghiên cứu khu đô thị trên khoảng 123,2ha vẫn là bãi đất hoang, cỏ mọc um tùm. Khảo sát của PV Lao Động, cả khu đô thị rộng lớn vẫn bỏ hoang nhiều năm, không bóng người.
Điều đáng nói, khu đất rộng hơn trăm hécta này năm 2007 được UBND tỉnh Hà Tây phê duyệt làm cụm công nghiệp, đến năm 2014 được điều chỉnh thành khu đô thị. PV Lao Động đặt vấn đề với lãnh đạo huyện Thạch Thất về việc dự án bỏ hoang nhiều năm không triển khai, huyện Thạch Thất sau khi rà soát có gửi đề xuất thu hồi dự án lên UBND thành phố?.
Đáp lại, vị này cho hay, đã nhiều lần gửi báo cáo lên Sở TNMT, UBND TP.Hà Nội nhưng không đưa ý kiến về việc thu hồi dự án này. "Huyện báo cáo thực trạng, còn việc thu hồi hay không thì thành phố sẽ quyết định" - vị lãnh đạo này nói.
Tại Mê Linh, nhiều dự án còn dang dở, nhà xây xong không có người ở, trông như những "khu đô thị ma". Ảnh: CHÍ VƯƠNG
Thu hồi dự án trây ỳ không triển khai: Vấn đề là có làm hay không!
Cũng nhắc lại, tại phiên giải trình của HĐND ngày 13.8, Trưởng ban Pháp chế HĐND TP.Hà Nội Nguyễn Hoài Nam chỉ rõ hàng loạt dự án trong nội thành hiện tại bỏ hoang nhiều năm mà bản thân ông Nam từng nhiều lần chất vấn tại các kỳ họp HĐND. Ông Nam đặt vấn đề: Phải chăng chúng ta chưa quyết liệt, chưa thể hiện trách nhiệm của mình, còn nể nang các nhà đầu tư. Đáp lại ý kiến ông Nam, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, thành phố đã nhiều lần đối thoại, tìm cách tháo gỡ vướng mắc cho các nhà đầu tư và chỉ thu hồi khi thực sự không thể tiếp tục.
Trao đổi lại với PV Lao Động một ngày sau phiên giải trình, ông Nam nói, tại buổi giải trình, cấp chính quyền đã đi vào cụ thể những dự án chậm triển khai nhiều năm, đã thống nhất cao về việc thu hồi các dự án vi phạm. "Cuối năm nay HĐND sẽ có nghị quyết về việc này (thu hồi các dự án chậm triển khai - PV).
UBND thành phố trả lời với trách nhiệm, quyết tâm. Tôi kỳ vọng rất nhiều việc thu hồi sẽ có hiệu quả" - ông Nam nói. Trong khi đó, trao đổi với Lao Động về việc thực hiện thu hồi các dự án chậm triển khai theo kết luận của HĐND TP.Hà Nội ngày 13.8, Phó GĐ Sở TNMT Bùi Duy Cường cho biết, Sở TNMT đang gấp rút hoàn thiện hồ sơ để trình lên UBND TP những dự án vi phạm, chậm triển khai.
KTS Nguyễn Thanh Tùng - Chánh Văn phòng Hội KTS Việt Nam - cho rằng, Hà Nội trải qua thời gian dài cấp đất ồ ạt cho các doanh nghiệp mà bỏ qua khâu thẩm định năng lực. "Tôi biết hàng chục dự án thời Hà Tây cũ được phê duyệt nhưng năng lực thực hiện đến đâu thì cơ quan cấp phép không thẩm định kỹ càng.
Thực tế có những dự án khi phê duyệt thì giá đất rất rẻ, chủ đầu tư cứ ôm đất rồi chờ giá lên chuyển nhượng cho doanh nghiệp khác là đất có khoản tiền khổng lồ. Thực trạng như vậy, việc thu hồi theo tôi có làm hay không thôi, nếu làm thì hành lang pháp lý là luật đất đai, luật kinh doanh bất động sản đã đủ. Chỉ cần theo luật mà làm thì sẽ thu hồi được" - KTS Tùng nói.
Nhiều sở báo cáo dự án chậm triển khai không chính xác
Tại phiên giải trình, việc kiểm tra, cập nhật số liệu dự án chậm cũng chưa được thực hiện nghiêm túc. Sở TNMT báo cáo có 161 dự án chậm và có dấu hiệu vi phạm, nhưng số liệu đoàn giám sát thống kê qua báo cáo của quận, huyện thì lên tới 383. Nói về sự khác biệt, ông Nguyễn Trọng Đông lý giải với PV Lao Động: Số liệu của sở TNMT đưa ra là các dự án đã được giao đất, còn số liệu đoàn giám sát là tổng hợp cả những dự án chưa được giao đất. Tuy nhiên, theo báo cáo giám sát của HĐND cho rằng: Một số đơn vị rất lúng túng, báo cáo không chính xác, không tổng hợp theo dõi, cập nhật thường xuyên dẫn đến báo cáo không đầy đủ, không đạt yêu cầu theo chức năng nhiệm vụ cũng như yêu cầu của Đoàn giám sát. Trách nhiệm chính thuộc sở TNMT đối với nhóm dự án đã được giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất chậm 12 tháng, Sở KHĐT đối với nhóm dự án chậm 24 tháng theo tiến độ thực hiện được phê duyệt, Sở QHKT đối với nhóm dự án chậm do nguyên nhân điều chỉnh quy hoạch.
Theo Thông Chí - Vương Trần
Lao động
Vì sao khó thu hồi "dự án chết" tại Hà Nội? TP. Hà Nội vừa tiến hành thanh tra và yêu cầu thu hồi hàng loạt dự án tại quận Thanh Xuân, quận Nam Từ Liêm... Tuy nhiên, trước thực tế việc thu hồi dự án tại Hà Nội mới chỉ đếm trên đầu ngón tay, dư luận lo ngại tình trạng "giơ cao đánh khẽ" lại tái diễn. Dự án ở 201 Trường...