Hà Nội đóng góp quan trọng vào tăng trưởng của cả nước
Hà Nội đã thực hiện thắng lợi “nhiệm vụ kép”, vừa phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả, vừa phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an sinh xã hội.
Sản xuất sợi xuất khẩu tại Công ty CP Đồng Phát, khu CN Thạch Thất – Quốc Oai. Ảnh: Danh Lam
Kinh tế Hà Nội chuyển biến rõ nét và đang đà phục hồi
Năm 2020, năm cuối của kế hoạch 5 năm 2016 – 2020, kinh tế Thủ đô đã có những thời điểm ngừng trệ do tác động của dịch Covid-19, nhưng TP đã kiên trì, tập trung thực hiện thắng lợi mục tiêu kép: Vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế. Về cơ bản TP vẫn đạt đạt và vượt 16/22 chỉ tiêu chủ yếu. Tăng trưởng gấp 1,5 lần bình quân chung cả nước, ước đạt 3,98%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được kiểm soát ở mức dưới 3%, thấp hơn bình quân chung cả nước. Thu ngân sách Nhà nước ước đạt gần 280.000 tỷ đồng, vượt mức dự toán và tăng 3,5% so với năm 2019. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2020 ước đạt 48,47 tỷ USD, tăng 1,34 lần so với năm 2015. Kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình 9,0%/năm, cao hơn 1,7 lần giai đoạn 2011 – 2015. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) luôn đứng trong top đầu của cả nước. Tổng mức bán ra, tổng mức bán lẻ, kim ngạch xuất khẩu đều tăng so với năm 2019. Số DN thành lập mới không ngừng tăng. Giải ngân vốn đầu tư công có chuyển biến tích cực, chiếm tỷ trọng 10% vốn đầu tư công của cả nước.
Đặc biệt, chất lượng tăng trưởng được cải thiện khi chú trọng phát triển kinh tế tri thức, kinh tế số, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Các yếu tố của kinh tế thị trường, các loại thị trường dần phát triển theo hướng hiện đại, đồng bộ và hội nhập, nhất là thị trường bất động sản, chứng khoán, lao động, khoa học, công nghệ… Thương mại điện tử phát triển mạnh với khoảng 10.000 website/ứng dụng được chấp thuận hoạt động, doanh thu chiếm khoảng 7% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ.
Video đang HOT
Dù không đạt chỉ tiêu tăng 7,5% như đã đề ra, nhưng đây cũng là kết quả đáng ghi nhận trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Đặc biệt kinh tế Thủ đô đang có chiều hướng phục hồi và dần tăng nhanh trong những tháng cuối năm 2020. Sự tăng trưởng kinh tế của Thủ đô Hà Nội đã, đang và sẽ có đóng góp tích cực vào thành công chung của cả nước.
Nền tảng vững chắc để Hà Nội bước vào giai đoạn phát triển mới
Hiệu quả từ chính sách hỗ trợ đã mang lại thành công cho DN khởi sắc. Tổng Giám đốc Công ty CP Dịch vụ ô tô Hàng Xanh (HAXACO) Đỗ Tiến Dũng chia sẻ, là đơn vị duy nhất lắp ráp thương hiệu xe Mercedes-Benz tại Việt Nam, dù phải đối diện với nhiều thách thức của dịch Covid -19 làm suy giảm thị trường tiêu thụ song doanh thu thuần của HAXACO đã đạt 1.741 tỷ đồng trong quý III/2020, tăng 31,4% so với cùng kỳ 2019. Nhờ lợi nhuận tăng vọt trong quý III, HAXACO đã bù đắp phần suy giảm trong 2 quý trước đó do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và khi chưa có quy định giảm 50% phí trước bạ. Giám đốc Công ty cơ khí chính xác Hà Nội CNC (HNC) Nguyễn Minh Châu bày tỏ, đến thời điểm này, nền kinh tế Việt Nam đang có mức khởi sắc nhất định sau dịch. Đây là thành quả có được nhờ phòng chống dịch bệnh của cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng rất hiệu quả. Các DN cũng được hưởng lợi từ điều này. Chủ tịch HĐQT Công ty khóa Việt Tiệp Lương Văn Thắng cũng cho rằng, trong bối cảnh này khó khăn bủa vây nhưng cũng là cơ hội để ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và đề xuất xây dựng hệ thống để nối tất cả DN vừa và nhỏ; đặc biệt, TP thành lập tổ “đặc nhiệm” để đồng hành, gặp gỡ DNhàng tuần, có đường dây nóng để tiếp nhận thông tin, tháo gỡ khó khăn kịp thời cho DN…
Lãnh đạo các DN cho hay các DNNVV được hỗ trợ chung về cải cách thủ tục hành chính, mở rộng thị trường; hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý; phát triển nguồn nhân lực; được hỗ trợ kinh phí tham gia hội chợ triển lãm, hội thảo, hội nghị kết nối kinh doanh… Với những quyết sách cụ thể của TP để các DN không những sống sót, cùng chung tay phòng chống dịch bệnh mà còn có “cửa” để tiếp tục duy trì tăng trưởng, đảm bảo việc làm, tận dụng cơ hội.
Với những thành quả đạt được, Hà Nội tự tin đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP năm tới là 7,5%. Mục tiêu chung năm 2021 của TP là lấy lại đà tăng trưởng, đẩy nhanh cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển mạnh văn hóa – xã hội, bảo đảm an sinh xã nội, nâng cao đời sống người dân. Đẩy mạnh cải cách hành chính, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, tăng cường hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật…
Theo Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ, năm 2020 vẫn còn 6/22 chỉ tiêu kinh tế – xã hội dự báo không hoàn thành, các chỉ số SIPAS và PAPI ở mức thấp; tỉ lệ giải ngân đầu tư công tuy được cải thiện đáng kể nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu… Đây là những nội dung đòi hỏi TP sớm có giải pháp khắc phục. Bí thứ nhấn mạnh, Hà Nội phải tạo những chuyển biến căn bản trên mọi lĩnh vực ngay trong năm 2021.
TP đã hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 hơn 600 tỷ đồng; giảm, giãn, hoãn cho các DN hơn 25.000 tỷ đồng tiền thuế, phí, tiền thuê đất. Đồng hành với TP, cộng đồng DN, người dân Thủ đô cũng đoàn kết, nỗ lực trong thực hiện nhiệm vụ “kép”.
Tiếp đà tăng trưởng quý I, Vietlott mở rộng lên Lai Châu
Vietlott tiếp tục mở rộng thị trường kinh doanh với năm thị trường mới: Bạc Liêu, Hà Giang, Bắc Kạn, Điện Biên và Lai Châu.
Ngay những tháng đầu năm 2020, Vietlott liên tục ghi nhận những phát triển trên mọi phương diện: Doanh thu quý I-2020 đạt 1.348 tỉ đồng; mở rộng thị trường kinh doanh lên 56/63 tỉnh, TP; đóng góp ngân sách nhà nước tăng 1,5 lần; và tiếp tục thực hiện nhiều công tác an sinh xã hội.
Tiếp tục đà tăng trưởng, ngay trong quý I-2020, doanh thu của Vietlott phát triển vượt bậc so với cùng kỳ năm trước, đạt 1.348 tỉ đồng, tăng hơn gấp hai lần cùng kỳ năm trước. Sự tăng trưởng này đến từ sự thích thú của người chơi đối với giá trị Jackpot cao hàng trăm tỉ đồng của các sản phẩm xổ số tự chọn ma trận và đặc biệt xổ số quay số nhanh Keno thu hút một lượng lớn người chơi mới.
Song song với việc phát triển doanh thu, Vietlott tiếp tục mở rộng thị trường kinh doanh với năm thị trường mới: Bạc Liêu, Hà Giang, Bắc Kạn, Điện Biên và Lai Châu.
Ngày 11-5, Vietlott chính thức triển khai kinh doanh tại Lai Châu, nâng tổng số thị trường lên 56/63 tỉnh, TP. Với tâm lý lần đầu tiên được chạm tay vào những tờ vé số tự chọn cũng như giá trị Jackpot 1 của Power 6/55 đang ở mức 183 tỉ đồng, người chơi tại Lai Châu háo hức chào đón Vietlott.
Người chơi tại Lai Châu hào hứng chào đón các sản phẩm xổ số tự chọn của Vietlott.
Tuy tình hình dịch bệnh diễn ra khá phức tạp và ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh doanh trên cả nước nhưng Vietlott vẫn duy trì mức đóng góp ngân sách nhà nước. Chỉ trong ba tháng đầu năm 2020, Vietlott đã đóng góp lên đến hơn 310 tỉ đồng, tăng 1,5 lần so với năm trước (quý I-2019: 195,6 tỉ đồng). Nguồn đóng góp chủ yếu từ sự tăng trưởng của hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, Vietlott cùng người trúng thưởng đã có nhiều hoạt động an sinh xã hội để chung tay cùng cả nước phòng, chống dịch cũng như giúp đỡ hoàn cảnh khó khăn trị giá hàng tỉ đồng.
Trong thời gian tới, Vietlott sẽ ứng dụng triệt để công nghệ 4.0, mở thêm kênh phân phối qua điện thoại nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng, đồng thời đáp ứng xu thế giao dịch gián tiếp đang phát triển hiện nay trên toàn cầu. Với đà tăng trưởng cùng phát triển công nghệ đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng, năm 2020 hứa hẹn là một năm đầy đột phá của Vietlott.
Các điểm bán hàng ở Lai Châu đã sẵn sàng phục vụ khách hàng.
Cổ phiếu FPT trở lại vùng đỉnh cũ Cổ phiếu FPT đóng cửa tại vùng đỉnh lịch sử được hình thành vào tháng 11.2019. Cổ phiếu FPT trở lại vùng đỉnh cũ. Ảnh minh họa: TL. Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần vừa qua (18.9), cổ phiếu FPT đóng cửa tại mức giá 51.200 đồng/cổ phiếu. Dựa theo dữ liệu của phần mềm phân tích kỹ thuật FireAnt, đây là...