Hà Nội đối thoại với cư dân mua nhà của ‘đại gia điếu cày’
Loạt vấn đề bức xúc của cư dân, người mua nhà tại Khu đô thị Đại Thanh (huyện Thanh Trì, Hà Nội) được nêu ra tại buổi đối thoại với cơ quan chức năng của Hà Nội. Tại đây, người dân đã đặt câu hỏi về trách nhiệm, sự buông lỏng quản lý của cơ quan chức năng các cấp khi để xảy ra nhiều sai phạm tại dự án.
Người mua nhà truy trách nhiệm các cơ quan quản lý
Cuộc đối thoại giữa đông đảo cư dân, người mua nhà tại Khu đô thị Đại Thanh (huyện Thanh Trì, Hà Nội) do Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên (thuộc tập đoàn Mường Thanh) của “đại gia điếu cày” Lê Thanh Thản làm chủ đầu tư với các cơ quan ban ngành TP.Hà Nội diễn ra ngày 21/8 “ nóng” ngay từ đầu.
Tại cuộc đối thoại, hàng loạt những vấn đề bức xúc của cư dân được nêu ra, trong đó tập trung vào 3 vấn đề chính như: Những lô đất mà chủ đầu tư đã bán cho khách hàng chưa được xây dựng thì có tiếp tục được xây nhà để ở không? Việc cấp sổ đỏ cho các lô đất, các căn hộ chung cư khi nào thì hoàn thành? Hạ tầng dự án tại khu đô thị Đại Thanh khi nào được hoàn thiện? Khách hàng muốn đối thoại với chủ đầu tư…
Dự án khu đô thị Đại Thanh sai phạm đã nhiều năm nhưng chưa được xử lý dứt điểm khiến cư dân, người mua nhà càng bức xúc.
Ông Nguyễn Văn Viên (46 tuổi), đại diện cư dân tại khu đô thị Đại Thanh bày tỏ bức xúc khi đã nhiều kiến nghị về những bất cập, sai phạm tại dự án này từ nhiều năm nay nhưng đến giờ vẫn bế tắc.
Theo ông Viên, liệu cuộc đối thoại lần này có giải quyết được những nguyện vọng nêu trên của hàng nghìn người dân đang sinh sống tại đây. Đồng thời, vị đại diện cư dân Đại Thanh cũng yêu cầu các cơ quan quản lý có liên quan đến sai phạm của dự án Đại Thanh phải làm rõ, chỉ rõ trách nhiệm của mình.
Đại diện cư dân khu đô thị Đại Thanh đặt câu hỏi, liệu cuộc đối thoại lần này có giải quyết được những nguyện vọng nêu trên của hàng nghìn người dân đang sinh sống tại đây. Đồng thời, cũng yêu cầu các cơ quan quản lý có liên quan đến sai phạm của dự án Đại Thanh phải làm rõ, chỉ rõ trách nhiệm của mình. Hàng loạt vấn đề bức xúc của cư dân nêu ra tại buổi đối thoại, tuy nhiên họ không nhận được câu trả lời thỏa đáng từ đại diện các cơ quan chức TP. Hà Nội. (Ảnh-Buổi đối thoại giữa cư dân với cơ quan chức năng Hà Nội).
“Việc xây dựng dự án khu đô thị Đại Thanh từ những năm 2010- 2012 nhưng tại sao phải đến năm 2015, 2016 nhiều cơ quan chức năng mới vào cuộc kiểm tra và phát hiện sai phạm của chủ đầu tư? Cư dân chúng tôi đặt vấn đề có sự buông lỏng quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước các cấp đối với dự án Đại Thanh và đối với chủ đầu tư ?”, ông Viên bức xúc.
Video đang HOT
Đại diện cư dân khu đô thị Đại Thanh cũng đặt câu hỏi: “Tại sao lực lượng Thanh tra xây dựng có hệ thống từ cấp phường, xã; quận, huyện; thành phố và thậm chí cả Trung ương mà vẫn để xảy ra những vi phạm như vậy? Đề nghị cơ quan quản lý Nhà nước phải chỉ rõ trách nhiệm, thậm chí làm rõ trách nhiệm đến từng cá nhân cán bộ, lãnh đạo”.
Cơ quan chức năng chưa trả lời thỏa đáng cho người dân
Trả lời những bức xúc của cư dân liên quan đến khu đô thị Đại Thanh, ông Cù Quang Anh, Phó Chánh thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, cơ quan này đã chủ trì, mời đại diện các sở, ngành liên quan cùng tham gia lấy ý kiến của cư dân dự án Đại Thanh để báo cáo cấp trên.
“Lỗi vi phạm là trách nhiệm của chủ đầu tư không thực hiện đúng các quy định trong việc đầu tư, thực hiện dự án. Sai phạm tại dự án này cũng đã được cơ quan thanh tra kết luận, còn việc xây dựng nhà ở tại một số ô đất liền kề ở dự án Đại Thanh tại thời điểm này là không được, phải chờ chỉ đạo giải quyết từ đơn vị chức năng”, vị lãnh đạo Thanh tra Sở Xây dựng khẳng định.
Theo vị này, từ năm 2015, UBND TP.Hà Nội đã chỉ đạo các địa phương có dự án sai phạm của Tập đoàn Mường Thanh tổ chức kiểm điểm và đã có một số cán bộ bị xử lý.
Sau buổi đối thoại, cư dân khu đô thị Đại Thanh tập trung căng băng rôn ngay trước cổng trụ sở của Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội.
Về vấn đề cấp sổ đỏ cho căn hộ chung cư Đại Thanh, ông Nguyễn Quốc Huy, đại diện Sở Tài nguyên- Môi trường Hà Nội cho biết, những căn hộ, những lô đất liền kề được xây dựng đúng theo quy hoạch sẽ được cấp sổ. Còn đối với các tòa nhà đang có sai phạm, Sở cũng đang chờ kết quả rà soát, kiểm tra…
Theo đại diện cư dân Đại Thanh, việc trả lời về cấp sổ đỏ chưa thỏa đáng: “Chúng tôi phải chi cả tỷ đồng để mua căn hộ chung cư, đất liền kề tại dự án nhưng đến nay không được cấp sổ đỏ. Thậm chí, đất liền kề không được xây dựng nhà ở hay muốn đem thế chấp ngân hàng để vay vốn kinh doanh hay chuyển nhượng đều rất khó do pháp lý không rõ ràng. Tại cuộc đối thoại này, chúng tôi mong mỏi các cơ quan ban ngành có phương án đảm bảo quyền lợi của người dân nhưng lại trả lời không thỏa đáng”, một cư dân bức xúc.
Tại cuộc đối thoại, nhiều cư dân Đại Thanh cũng đặt câu hỏi về nội dung liên quan tính hợp pháp của các Hợp đồng mua bán, tình trạng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của chủ đầu tư… cũng như mong muốn được đối thoại trực tiếp với chủ đầu tư, nhưng theo ông Cù Quang Anh, dù đã mời chủ đầu tư nhưng doanh nghiệp này không đến dự.
Trước đó, năm 2017, Thanh tra Chính phủ (TTCP) chỉ ra nhiều sai phạm tại dự án KĐT Đại Thanh. Theo TTCP, tính đến thời điểm thanh tra, chủ đầu tư chưa có quyết định giao đất, chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án. Mục đích sử dụng đất là sản xuất gạch ngói tuy nhiên các bên tham gia thực hiện dự án đã chuyển nhượng bất hợp pháp. “Chủ đầu tư dự án chưa nộp tiền sử dụng đất cho nhà nước nhưng đã khởi công xây dựng từ tháng 3/2012, trong quá trình xây dựng có nhiều vi phạm”, kết luận thanh tra nêu rõ. Dự án gồm các khu nhà liền kề, biệt thự và 6 khối nhà cao tầng được phê duyệt xây dựng 29 tầng. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng, chủ đầu tư đã xây các tòa nhà chung cư tăng lên 32 tầng và đã được bán cho cư dân vào sinh sống…. Kết luận thanh tra cũng chỉ ra rằng dự án Đại Thanh có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng của cơ quan quản lý nhà nước thuộc UBND TP Hà Nội; đối với các bên tham gia dự án đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của nhà nước trong quá trình thực hiện dự án. Đến thời điểm thanh tra, chủ đầu tư vẫn chưa thực hiện hết nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, có dấu hiệu thất thoát tiền ngân sách nhà nước. TTCP kiến nghị cơ quan công an điều tra hình sự những sai phạm tại dự án Đại Thanh.
Theo Đình Phong
Tiền phong
Về tay "đại gia điếu cày" Lê Thanh Thản, Dầu khí Phương Đông làm ăn ra sao?
Trong năm 2015, nhóm cổ đông "đại gia điếu cày" Lê Thanh Thản đã tiếp quản Công ty Du lịch Dầu khí Phương Đông (mã: PDC), doanh nghiệp sở hữu khách sạn Mường Thanh Phương Đông, Mường Thanh Cửa Đông từ tay Ocean Group.
Trong 2 năm đầu về tay Mường Thanh, hoạt động kinh doanh PDC đã có những tín hiệu khởi sắc rõ rệt.
Theo thông tin trên webside doanh nghiệp, công ty Cổ phần Du lịch Dầu khí Phương Đông (PTC) tiền thân là doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo Quyết định số 2057 QĐ/UB ngày 26/12/1994 của UBND tỉnh Nghệ An có tên Khách sạn Phượng Hoàng, ngày 18/06/1996 được đổi tên thành Công ty Khách sạn Du lịch Phương Đông.
Ba lần đổi chủ
Ngày 4/2/2007 được sự phê duyệt của UBND tỉnh Nghệ An, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã tiếp nhận Công ty Khách sạn Du lịch Phương Đông về làm đơn vị thành viên và đổi tên thành Công ty Du lịch Dầu khí Phương Đông. Sau gần 1 năm, Công ty Du lịch Dầu khí Phương Đông tổ chức Đại hội đồng cổ đông thành lập và đổi tên thành Công ty Cổ phần Du lịch Dầu khí Phương Đông. Trong năm đầu tiên về tay Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), công ty ghi nhận lãi ròng trên 3 tỷ đồng.
Ngày 29/9/2009 cổ phiếu của công ty với mã chứng khoán PDC chính thức giao dịch tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) với mã chứng khoán PDC.
Tuy nhiên, ngay sau khi lên sàn, PDC gánh ngay khoản lỗ lên tới 60 tỷ đồng trong năm 2009. Chỉ vài tháng sau đó, PVN chuyển nhượng hơn 60% cổ phần của PDC cho Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí - PTSC (PVS). Đến tháng 8/2011, PTSC lại chuyển nhượng số cổ phiếu trên cho Ocean Hospitality và Ocean Bank.
Khách sạn Phương Đông thuộc PDC
Giữa năm 2015, sau những biến cố lớn tại Ocean Group, PDC lại một lần nữa đổi chủ. Lần này, cái tên thay thế Ocean Group trở thành cổ đông lớn tại PDC là gia đình "đại gia điếu cày" Lê Thanh Thản, ông chủ tập đoàn Mường Thanh.
Nhóm cổ đông Lê Thanh Thản nắm giữ khoảng 10,05 triệu cổ phiếu PDC, tương ứng 67% vốn điều lệ công ty. Theo ước tính, "đại gia điếu cày" đã chi khoảng 70 tỷ đồng để nắm quyền sở hữu PDC. Hiện tại, cả ông Lê Thanh Thản và bà Lê Thị Hoàng Yến đều là thành viên HĐQT của PDC.
Theo báo cáo tình hình quản trị của PDC, tính tới cuối năm 2018, "đại gia điếu cày" Lê Thanh Thản, Chủ tịch PDC nắm giữ 3 triệu cổ phiếu doanh nghiệp này, tương đương tỷ lệ vốn 20%. Trong khi đó, bà Lê Thị Hoàng Yến, con ông Thản nắm giữ gần 10% vốn tại PDC.
Về phần PDC, điểm nhấn đáng chú ý nhất của doanh nghiệp là việc sở hữu khách sạn Phương Đông, một trong những khách sạn hiện đại nhất nhì của tỉnh Nghệ An với tiêu chuẩn 4 sao, tọa lạc tại số 2 đường Trường Thi, Vinh.
PDC làm ăn ra sao?
Trong 2 năm đầu về tay Tập đoàn Mường Thanh, hoạt động kinh doanh PDC đã có những tín hiệu khởi sắc rõ rệt. Trong năm 2016, PDC đạt gần 5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng mạnh so với con số 783 triệu đồng năm trước đó. Đến năm 2017, lợi nhuận công ty tiếp tục tăng lên 6,4 tỷ đồng.
Đáng chú ý, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ từ mức 54 tỷ của năm 2016 nhanh chóng cán mốc 94 tỷ đồng sau 1 năm. Cùng với đó, tổng tài sản của doanh nghiệp cũng tăng mạnh từ 192 tỷ lên trên 310 tỷ đồng. Tổng nợ phải trả của PDC tăng trên 3 lần sau 1 năm.
Bước sang năm 2018, kết quả công ty đi xuống rõ nét với doanh thu đạt 60 tỷ đồng, giảm 36% và lợi nhuận sau thuế chỉ còn vỏn vẹn hơn 100 triệu đồng, mức thấp nhất kể từ khi doanh nghiệp này lên sàn chứng khoán. Trong khi đó, tổng nợ tiếp tục tăng từ 161 tỷ lên 164 tỷ đồng năm 2018.
Theo giải trình từ công ty, doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh giảm mạnh do cơ sở vậ chất xuống cấp trầm trọng, công ty đang đầu tư sửa chữa. Ngoài ra, doanh thu BĐS giảm do dự án BĐS đã đi vào giai đoạn cuối của dự án, số căn hộ bán ra gần hết.
Mới đây PDC đã công bố báo cáo tài chính quý I/2019 với kết quả khả quan khi quý I/2019 lãi ròng trên 1,7 tỷ đồng, tương ứng tăng 10% quý I/2018. Nguyên nhân là do chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty được siết chặt...
Trước đó, trong giai đoạn 2011 - 2015 (trước khi về tay "đại gia điếu cày" Lê Thanh Thản), công ty này đã có thời điểm đạt đỉnh lợi nhuận trên 7 tỷ đồng vào năm 2013. Tuy nhiên, sau 1 năm (2014), lợi nhuận sụt giảm hơn 1 nửa chỉ còn trên 3 tỷ và chỉ còn gần 800 triệu lãi ròng vào năm 2015.
Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu PDC hiện đang xoay quanh ngưỡng 5.500 đồng/cp, tương ứng định giá thị trường khoảng 80 tỷ đồng.
Theo Danviet
Giá nhà phố thương mại và liền kề tại TP.HCM quý 2/2019 tăng cao do khan hiếm nguồn cung Theo báo cáo của JLL Việt Nam, tỷ lệ giữa số người đặt chỗ gấp 3 lần lượng hàng thực ở các dự án nhà liền kề và nhà phố thương mại. Lý do là bởi thiếu hụt nguồn cung. Lượng bán đạt 772 căn trong Q2/2019, cao hơn 22% so với lượng mở bán mới. Tỷ lệ giữa số người đặt chỗ...