Hà Nội điều chỉnh cục bộ phân khu đô thị H2-2 quận Nam Từ Liêm
Chiều 9/8, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội phối hợp với UBND quận Nam Từ Liêm công bố phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị H2-2, tỷ lệ 1/2000; tại khu đất số 59, tổ 4, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, trong ô quy hoạch K1-1 phần quy hoạch sử dụng đất.
Nội dung điều chỉnh cục bộ chức năng sử dụng đất của khu đất nêu trên nằm trong khả năng dung nạp dân số và khả năng đáp ứng hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của ô quy hoạch K1-1 đã được xác định trong đồ án quy hoạch phân khu đô thị H2-2 được UBND TP phê duyệt, về cơ bản không ảnh hưởng đến hạ tầng kỹ thuật tại khu vực.
Theo đó, phần đất quy hoạch phân khu đô thị H2-2, do Công ty Cao su Hà Nội đang quản lý sử dụng, có tổng diện tích trên 9.186m2. Trong đó, phần đất có diện tích khoảng 968 m2 nằm trong phạm vi mở đường quy hoạch; phần đất còn lại có diện tích khoảng 8.218m2 theo quy hoạch phân khu đô thị H2-2, tỷ lệ 1/2000 đã được UBND TP phê duyệt tại Quyết định số 6631/2015 có ký hiệu K1-1/CQ1 và xác định chức năng đất cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo. Nay điều chỉnh thành K1-1/HH3 có chức năng hỗn hợp gồm đất công cộng, cây xanh, nhà ở…
Việc điều chỉnh này thực hiện chủ trương của Chỉnh phủ về biện pháp di dời và sử dụng quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn TP Hà Nội.
Video đang HOT
UBND TP giao Sở Quy hoạch Kiến trúc kiểm tra, xác nhận bản vẽ điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu đô thị H2-2, tỷ lệ 1/2000. Giao UBND quận Nam Từ Liêm phối hợp với các Sở ngành và Nhà đầu tư công bố công khai quyết định quy hoạch điều chỉnh cục bộ. Nhà đầu tư có trách nhiệm chủ động liên hệ với các sở ngành liên quan để được hướng dẫn thủ tục đầu tư và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Lan Nhi (Tổng hợp)
Theo Trí thức trẻ
Hà Nội: Quy hoạch và xây dựng Bến xe khách Yên Sở
VT Hà Nội vừa thông tin chính thức về việc quy hoạch và xây dựng Bến xe khách Yên Sở.
Cụ thể, Bến xe khách Yên Sở đã được xác định trong Đồ án quy hoạch GT-VT Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo đó, bến xe khách này được định hướng là bến xe khách trung hạn (dự kiến thực hiện đầu tư trong giai đoạn 2016-2020); đồng thời cũng đã được xác định trong Đồ án quy hoạch phân khu đô thị H2-4 có vị trí nằm ở phía Nam đường Vành đai 3, với quy mô diện tích khoảng 3,2ha.
Phối cảnh bến xe Yên Sở sau khi hoàn thành
Trong giai đoạn trước mắt, sau khi đầu tư xong Bến xe khách Yên Sở và Bến xe khách Cổ Bi, sẽ tổ chức nghiên cứu điều chuyển các tuyến xe khách liên tỉnh đang khai thác tại Bến xe Giáp Bát về 2 bến xe này nhằm giảm tải áp lực giao thông cho tuyến quốc lộ 1A (Bến xe Giáp Bát sẽ chuyển đổi chức năng thành đầu mối trung chuyển vận tải hành khách công cộng kết hợp bãi đỗ xe).Tại Đồ án quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận và trạm dừng nghỉ trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được Sở GT-VT và Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội lập thì Bến xe Yên Sở tiếp tục được quy hoạch là bến xe khách liên tỉnh trung hạn (với chức năng hỗ trợ, giảm tải cho 3 bến xe: Giáp Bát, Nước Ngầm, Gia Lâm).
Về lâu dài đối với khu vực phía Nam, sau khi đầu tư hoàn thành Bến xe khách chính phía Nam (khu vực Ngọc Hồi - đường Vành đai 4) thì Bến xe khách Yên Sở và Bến xe khách Nước Ngầm sẽ được chuyển đổi chức năng thành đầu mối trung chuyển vận tải hành khách công cộng kết hợp bãi đỗ xe (các tuyến xe khách liên tỉnh đang khai thác tại 2 bến xe khách này sẽ được điều chuyển về Bến xe khách đầu mối tập trung phía Nam).
Theo thiết kế được duyệt, bến xe Yên Sở sẽ có 4 tầng, (3 nổi, 1 hầm). Trong đó tầng hầm rộng khoảng 5.000m2 được dùng làm gara trông giữ xe cho hành khách. Trung tâm bến được thiết kế 1 tòa nhà hình tròn, gồm 3 tầng, diện tích 2.000m2. Trong đó, tầng 1 là nơi bán vé và showroom cho thuê, tầng 2 sẽ kinh doanh đồ ăn nhanh.
Đây sẽ là bến xe khách hiện đại nhất cả nước; khép kín từ khu vực đón khách, trả khách, xe xếp nốt chờ tài đến khu vực bán vé. Hầu hết các công đoạn tại bến xe sẽ tự động hóa, như kiểm soát xe ra vào bến bằng công nghệ, các bảng đèn led hiển thị thông tin về chuyến xe, giờ xuất bến, cửa đón khách, hay khu vực xe buýt, khu vực taxi...
Theo H.P
Pháp luật & Xã hội
Quy hoạch Thủ đô định hình để phát triển Sau khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, diện tích Thủ đô định hình hơn 3.358 km2, dân số 7,7 triệu người (gấp 1,24 lần so với năm 2008) với 30 quận, huyện, thị xã và 584 xã, phường, thị trấn. Để định hình Thủ đô trong không gian mới, công tác quy hoạch luôn được lãnh đạo thành phố quan...