Hà Nội: Dịch vụ bác sĩ gia đình đắt khách vì dịch bệnh
Mặc dù bệnh tay chân miệng chỉ xuất hiện rải rác ở miền Bắc nhưng nhiều bà mẹ vẫn sợ, không đưa con tới bệnh viện đông đúc khi có bệnh mà bấm bụng đưa con tới phòng khám, gọi bác sĩ gia đình…
Số bệnh nhi đến khám tại bệnh nhi TƯ không tăng đột biến và chủ yếu là ngoại tỉnh, những trẻ có bệnh mãn tính, khám định kỳ (Ảnh: H.Hải)
“Phong tỏa” con trong nhà
Suốt từ đầu hè tới nay, dù miền Bắc trải qua nhiều đợt nắng nóng nhưng tại các bệnh viện, số bệnh nhi tới khám không có sự tăng đột biến. Như tại bệnh viện Nhi TƯ, từ đầu hè tới nay không có thời điểm nào bệnh nhân tăng đột biến, luôn duy trì ở mức trung bình khoảng 2.000-2.500 bệnh nhân/ngày. Theo các bác sĩ, do thời tiết quá nắng nóng, lo con có thể lây nhiễm các bệnh lý khác nên nhiều gia đình đã mời bác sĩ về khám chữa cho con mình ngoài giờ hành chính.
“Mỗi lần gọi bác sĩ đến nhà là một mức phí khác nhau, phụ thuộc vào thời tiết, chủ yếu là 200-300 ngàn đồng/lần. Biết là không rẻ nhưng nếu đưa đi khám thì cũng phải taxi, rồi túi nọ túi kia… tính ra chi phí cũng ngang bằng mà con lại vất vả, rồi nguy cơ lây nhiễm bệnh”, chị Loan (nhà CT2A, Xa La, Hà Nội) ngồi tính.
Video đang HOT
Chị Phương (Ngô Thì Nhậm, Hà Đông, Hà Nội) thì lại tính khác. Chị không mời bác sĩ đến nhà khi thấy con gái 7 tháng tuổi đi ngoài xì xoẹt 5-7 lần/ngày. Sau 3 ngày cho con uống men tiêu hóa không ăn thua, chị gọi dịch vụ xét nghiệm phân, nước tiểu tại nhà. Kết quả xét nghiệm không có gì bất thường khiến chị tin là chỉ cần uống uống men vài ngày nữa là bé khỏi.
“Phí khám bệnh giờ cũng tăng nhiều. Tính ra, tiền xe đi lại, tiền khám còn đắt hơn gọi bác sĩ đến nhà. Chưa kể, bế con đến đây mà lo nơm nớp khi nhìn thấy các bé khác sốt, ho, chỉ sợ con đã bị đi ngoài lại lây bệnh đường hô hấp thì khổ”, chị Phương bộc bạch.
Một bác sĩ chuyên nhận khám bệnh tại nhà đang làm ở bệnh viện Xanh pôn chia sẻ, không hôm nào nhận được dưới 10 cuộc gọi nhờ tới nhà khám bệnh trong giờ nghỉ trưa, sau giờ làm. Khi nói qua tình trạng bệnh, tùy trường hợp mà bác sĩ nhận lời tới khám, còn những trường hợp bệnh diễn tiến nặng, hay phải có những xét nghiệm kèm theo thì luôn khuyên gia đình đưa bé tới viện khám, nhưng đa số rất ngại đến viện vì sợ con lây bệnh, nhất là thông tin về bệnh tay chân miệng ầm ĩ ở phía Nam. Vì thế, nhiều gia đình chấp nhận chi thêm tiền cho cả dịch vụ khám và xét nghiệm tại nhà.
Vẫn cần tới bệnh viện
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai, việc nhiều cha mẹ lựa chọn khám phòng khám, gọi bác sĩ tới nhà vì có nhiều thuận lợi hơn khi tới bệnh viện. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, chỉ những trường hợp thông thường mới khám tại phòng khám, còn khi cần có những xét nghiệm, chiếu chụp thì cha mẹ nên đưa bé tới viện.
Cùng quan điểm này, bác sĩ Đ, một bác sĩ chuyên khám tại nhà hiện đang công tác tại đại học Y Hà Nội cho biết, có nhiều trường hợp khi tới nhà khám, em bé sơ sinh khò khè, ho, sổ mũi, nghi ngờ viêm phổi, các bác sĩ cũng khuyên đưa bé tới viện, vì ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, diễn tiến bệnh có thể nhanh lên bất thường, chiều vừa khám bình thường tối đã có thể nặng lên. Những trẻ này cần tới viện khám, chiếu chụp để khẳng định có bị viêm phổi hay không để được chỉ định điều trị nội hay ngoại trú. Hay như xét nghiệm chức năng gan, thận, nhiều bé bị viêm cầu thận cấp, viêm thận nhưng không hề được phát hiện dù vẫn gọi bác sĩ, đi phòng khám khám các bệnh lý hô hấp thông thường vài tháng lần, thậm chí có tháng vài lần.
“Nhiều người có tâm lý ngại đông đúc, chờ đợi, sợ con lây bệnh khi tới viện nên sẵn sàng chi nhiều tiền để gọi bác sĩ gia đình. Đến viện là điều không ai mong muốn, nhưng cũng có thể phòng lây các bệnh hô hấp cho trẻ khi tới viện bằng cách rửa tay xà phòng thường xuyên cho con. Trước khi cho con ăn cũng cần rửa tay. Không để bé dùng tay chùi lên mặt, có thể động viên bé đeo khẩu trang khi ở chỗ đông người…Trong nhiều trường hợp, cha mẹ cần khắc phục những khó khăn này để đưa con tới viện khám với đầy đủ phương tiện máy móc, thiết bị cần thiết bé sẽ được chẩn đoán, điều trị, phát hiện bệnh kịp thời nhất”, BS Dũng nói.
Theo Dân Trí
Bé mút ngón tay có gây hại?
Rất nhiều bé có thói quen luôn mút ngón tay ở mọi nơi, mọi lúc, nhiều bà mẹ cho rằng điều đó là tự nhiên và rất bình thường. Vậy, bé mút tay có lợi hay hại, chúng ta có nên cho trẻ mút ngón tay không, loại bỏ thói quen này như thế nào?
Vì sao bé mút tay?
Trong giai đoạn sơ sinh, mút tay là một trong những biểu hiện của việc bé đói và có nhu cầu được bú sữa. Điều đó làm bé thấy dễ chịu và có cảm giác bình yên. Khi lớn hơn thói quen mút tay trong mọi tình huống như: mệt mỏi, sợ hãi, buồn chán, buồn ngủ, hay lo lắng, căng thẳng... Lắm lúc trẻ phải mút tay để đi vào giấc ngủ và mỗi khi trở mình lúc nửa đêm. Theo thống kê chưa đầy đủ 90% số trẻ sơ sinh khi đói sẽ mút tay, và dần dần sẽ hình thành thói quen này ngay cả khi bé không đói thậm chí đã thôi bú sữa.
Mút tay có gây hại cho bé?
Theo các nghiên cứu cho thấy đa số trẻ có thể an toàn khi mút ngón tay của chúng. Thông thường, các trẻ chỉ ngậm mút ngón tay một cách nhẹ nhàng trong khoảng thời gian ngắn nên không gây tổn thương đáng kể trên cơ thể. Ngậm mút tay chưa rửa sạch sẽ là nguồn căn cho trẻ bị các bệnh lây truyền qua đường miệng như bệnh tay chân miệng và các bệnh đường tiêu hoá ...
Trẻ ngậm ngón tay quá sâu khiến trẻ dễ bị nôn trớ, nhất là sau ăn uống. Ở những trẻ có động tác mút mạnh liên tục, thậm chí nhai hoặc dùng lưỡi đẩy có thể gây ra một số tổn thương ở da ngón tay, răng và hàm. Da ngón tay bị nứt đi nứt lại, lở loét, sẽ tạo điều kiện cho vi trùng bên ngoài xâm nhập vào dưới da sẽ gây viêm da mủ. Mút tay nhiều, lâu ngày, còn gây biến dạng xương ngón tay, tạo nên hình dạng ngón tay bất thường. Thậm chí biến dạng răng và hàm; miệng trẻ trở nên hô (do răng và hàm bị đẩy ra ngoài) hay móm (do một hàm bị đưa vào trong); lệch khớp cắn; rối loạn phát âm. Sau này cần phải đến nha khoa để điều trị. Về tâm lý, mút ngón tay thường được xem là biểu hiện của xấu hổ, thiếu tự tin và dễ là cái cớ khiến bạn bè trêu ghẹo, gây mặc cảm cho trẻ khi đến trường.
Đa số trẻ có thể an toàn khi mút ngón tay của chúng.
Làm sao để trẻ từ bỏ thói quen xấu?
Với trẻ còn bú nên cho bú mẹ đầy đủ. Nếu trẻ thỉnh thoảng mới mút tay, bố mẹ chỉ cần làm phân tâm trẻ, lôi cuốn sự chú ý vào những trò chơi khác, giúp trẻ dễ chịu vào những thời điểm sắp mút tay. Chịu khó tìm cách động viên, khích lệ trẻ những lúc không mút tay cũng mang lại hiệu quả giảm dần rồi tự hết. Bên cạnh đó, có thể sử dụng một số biện pháp như băng kín hay mang găng che tay trẻ, ... nhằm làm giảm hứng thú mút tay cũng có hiệu quả nhất định.
Với trẻ lớn, cần được giải thích lồng ghép trong tác hại của những thói quen kém vệ sinh, nhắc nhở trẻ thường xuyên rửa tay sạch, cắt móng tay, vệ sinh da để tránh lây bệnh.
Nếu những cố gắng trên của bạn không giúp đuợc trẻ, hãy đưa trẻ đến khám tại các khoa nhi chuyên về tâm lý trẻ em.
Theo PLXH
Thanh Hóa: Hơn 1.000 ca bệnh tay chân miệng trong 3 tháng Tình hình bệnh tay chân miệng trên địa bàn Thanh Hóa vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp. Tuy nhiên, theo cơ quan y tế địa phương cho biết diễn biến của dịch bệnh vẫn đang trong tầm kiểm soát. Hiện dịch bệnh chân tay miệng đã xuất hiện tại 25/27 huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Tính...