Hà Nội: Di tích quốc gia “chống nạng” chờ đổ sập
Mái ngói thủng lỗ chỗ, nứt toác, kèo, cột, những mảng chạm có niên đại hàng trăm năm tuổi bị mối xông mục ruỗng đến mức phải chống tạm bợ bằng những cột gỗ vá víu…
Thậm chí, để tránh những tai nạn đáng tiếc, nhà chùa còn phải treo nhiều biển cấm vào … Đây chính là những hình ảnh hiện tại tại chùa Phúc Lâm, xã Chu Minh, Ba Vì, Hà Nội.
Di tích này đã được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia từ năm 2004 nhưng gần chục năm nay đã xuống cấp rất nghiêm trọng. Chùa Phúc Lâm nằm trên Phố Nả, Chu Minh, Ba Vì, Hà Nội, được biết là nơi lưu dấu tích của Thánh Tổ Thiền Sư Nguyễn Đạo Hạnh, dân gian vẫn gọi là Đức Phật Tổ.
Ngôi chùa cổ này được xây dựng từ thời nhà Lý. Đây là ngôi chùa tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc truyền thống của Việt Nam trong nhiều thế kỷ qua.
Những “chiếc nạng” chống tạm để giúp chùa Phúc Lâm chờ được trùng tu
Tuy nhiên, hiện tại, trước tình trạng sập xệ của di tích này khiến không ai dám bước chân vào trong.
Đại diện chính quyền xã cho biết cũng lực bất tòng tâm khi chỉ có thể tham gia làm mái che tạm thời chống đỡ mưa nắng cho di tích. Còn lại, phải chờ các bước trùng tu theo đúng quy trình của Luật Di Sản nên nếu di tích có sập cũng… đành phải chịu.
Video đang HOT
Ban thờ các tượng đã được di chuyển đi nơi khác hết vì chùa có thể đổ sập bất kì lúc nào
Với thực trạng như hiện tại, chùa Phúc Lâm đang khắc khoải kêu cứu từng ngày. Nhưng thực tế, trong thời gian chờ được trùng tu, di tích này liệu có còn tồn tại được đến lúc đó hay không thì chẳng ai dám chắc…
Minh Chiến
Theo Dantri
Quảng Nam đề nghị dời di tích Chăm để làm đường cao tốc
Trong quá trình thi công san lấp mặt bằng phục vụ xây dựng tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (đoạn Km 22 220 đi qua khu di tích Triền Tranh, thôn Chiêm Sơn, xã Duy Trinh, Duy Xuyên, Quảng Nam), đã phát lộ một hệ thống nền móng di tích Chăm khá đồ sộ.
Khu di tích cũng đã được khai quật và phát hiện nhiều thành phần kiến trúc. Để bảo tồn di tích này và không ảnh hưởng đến dự án đường cao tốc, Chủ tịch tỉnh Quảng Nam đã có đề nghị Trung ương di dời di tích để làm đường cao tốc.
Khu di tích được phát hiện vào tháng 8/2014, đến ngày 2/12/2014, Bộ VH-TT-DL đã có văn bản đồng thuận để Viện Khảo cổ học đã tiến hành khai quật nghiên cứu khảo cổ 3.000m2 ở di tích Triền Tranh này. Đến nay, công tác khai quật khảo cổ cơ bản hoàn thành trên diện tích 2.000m2.
Một phần di tích nằm trên tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đã được phát lộ
Những nghiên cứu sơ bộ bước đầu nhận định di tích Triền Tranh có niên đại nằm trong khoảng từ thế kỷ IX đến thế kỷ XII và có liên quan mật thiết với nhóm di tích Chămpa ở Duy Xuyên trong lịch sử, gồm: Thánh địa Mỹ Sơn, khu di tích Chiêm Sơn Tây (trong đó di tích Triền Tranh có vị trí trung tâm), Kinh đô Simhapura (Trà Kiệu), cảng Đại Chiêm với trục liên kết quan trọng là dòng sông Thu Bồn.
Trong đó di tích Triền Tranh có thể từng làm nơi tập giảng. Hàng năm, từ kinh đô Trà Kiệu, vua tụ tập giới tăng lữ về Triền Tranh để tập giảng kinh sách, luyện kinh thờ cúng, nghi lễ và trai giới trước khi đến làm lễ ở Thánh địa Mỹ Sơn và các khu đền tháp khác trong vùng.
Theo Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC - đơn vị chủ đầu tư đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi), hệ thống kiến trúc mới phát lộ nằm ngoài rìa di tích Triền Tranh và đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh. Trước khi làm đường cao tốc, đơn vị đã điều chỉnh thiết kế tránh vành đai bảo vệ khu di tích khảo cổ 70m theo quy định, tuy nhiên vẫn có một phần tuyến đường phải đi qua.
Công tác khai quật khảo cổ hiện đang được tiếp tục thực hiện
Giải thích về việc không thể tiếp tục nắn chỉnh đường cao tốc để tránh di tích, Phó Tổng giám đốc VEC - ông Nguyễn Mạnh Hùng - cho biết việc nắn đường cao tốc quá nhiều sẽ gây mất an toàn và nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông do phải điều chỉnh hướng tuyến đột ngột trong khi tốc độ hành trình đang cao; do đó, phần di tích nằm trên đường cao tốc chắc chắn phải di dời. Đầu năm 2015, đơn vị thi công đã tạm dừng san lấp mặt bằng để Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật toàn bộ khoảng 4.000m2 khu di tích.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và Sở VHTT-DL Quảng Nam cũng đã họp bàn và thống nhất đưa ra phương án là sẽ di dời hiện vật của di tích về bảo tàng để trưng bày. Kết cấu kiến trúc sẽ được lưu lại trong hồ sơ. Các chi tiết hiện vật khai quật lên sẽ được phục dựng mô hình 3D; mặt bằng di tích sẽ giao cho đơn vị thi công san ủi toàn bộ để tiếp tục triển khai xây đường cao tốc. Theo ông Đinh Hài - Giám đốc Sở VHTT&DL Quảng Nam - phương án này là tối ưu nhất. Mô hình này cũng đã được một số quốc gia trên thế giới áp dụng.
Đối với chủ đầu tư dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, ngay sau khi nhận được báo cáo của BQL dự án, xác định đây là một di tích có nhiều ý nghĩa lịch sử, chứa đựng yếu tố tâm linh, quan điểm về tôn giáo, tín ngưỡng của dân tộc Chăm, VEC đã quyết định phê duyệt hồ sơ đề xuất kỹ thuật và dự toán cho công tác khai quật nghiên cứu khảo cổ di tích Triền Tranh với giá dự toán hơn 9 tỷ đồng.
Cùng với đó, VEC chỉ đạo BQL dự án và nhà thầu khẩn trương làm việc với các bên liên quan để tìm phương án tối ưu nhằm bảo toàn được các hiện vật của hệ thống phế tích, vừa không làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án. "Việc chậm trễ và kéo dài thời gian thi công sẽ gây thiệt hại không nhỏ cho Nhà nước và người dân cũng chịu thiệt thòi", Phó Tổng giám đốc VEC Nguyễn Mạnh Hùng cho biết. Hiện tại, VEC đang đợi phương án cụ thể của các cơ quan chuyên ngành Quảng Nam về việc di dời hiện vật của di tích để đưa ra phương án xử lý tối ưu.
"Tuy nhiên, do đây là vấn đề phát sinh ngoài kế hoạch, mặt khác do đường cao tốc đi qua diện tích chưa bằng 1/10 toàn bộ khu di tích nên chúng tôi cần bàn bạc và thống nhất với Viện Khảo cổ học, tỉnh Quảng Nam, các bên liên quan và nhà thầu để có thể tìm ra phương án tối ưu nhất", ông Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.
Liên quan đến vấn đề trên, ngày 27/4/2015, tại cuộc họp bàn giữa các bên liên quan gồm Viện Khảo cổ học, Trung tâm Quản lý di tích danh thắng Quảng Nam, tư vấn giám sát của VEC... Sở VHTT-DL Quảng Nam yêu cầu Viện Khảo cổ học tiếp tục thực hiện công tác khai quật hiện trường và báo cáo kết quả nghiên cứu. Trước mắt khảo cổ Triền Tranh tiếp tục triển khai theo phương án bảo tồn di tích đã được Bộ VHTT-DL thỏa thuận (di dời và bảo tồn 3D).
Trao đổi với PV về việc này, ông Đinh Văn Thu - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - cho biết đã có báo cáo gửi Bộ VHTT-DL xin ý kiến về phương thức xử lý sau khai quật đối với khu di tích vừa mới phát hiện (thuộc khu di tích Triền Tranh). Tỉnh Quảng Nam đề xuất di dời toàn bộ di tích vừa mới phát hiện đến một địa điểm khác để bảo tồn và phục vụ cho việc nghiên cứu.
Theo ông Thu, khi khảo sát làm đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, các đơn vị liên quan đã cố ý tránh khu vực cắm mốc khu di tích Triền Tranh hơn 70 m nhưng đã vô tình phát hiện một phần di tích. Khu vực này nằm sát với cửa hầm đường cao tốc nên không thể nào dịch chuyển đường được nữa, ngoài biện pháp di dời di tích ra thì không còn cách nào khác.
Công Bính
Theo Dantri
Che phủ 6 tấm bia đá lạ dựng tại đền Trần, chờ quyết định của UBND tỉnh Vào chiều ngày 3/5, 6 tấm bia đá lạ được dựng tại Khu di tích Lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần ở xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, đã được che phủ kín bằng vải đỏ khổ rộng...chờ đến khi nào có quyết định của UBND tỉnh Thái Bình. Trước đó, vào cuối tháng 4/2015, tại khu di tích...