Hà Nội đề xuất dừng thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy
Từ thực tế kết quả thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy rất thấp, liên ngành giao thông – tài chính Hà Nội thống nhất với chủ trương dừng thu loại phí này từ 1/1/2016.
Sở Giao thông Hà Nội vừa có báo cáo về việc thực hiện thu phí sử dụng đường bộ theo đẩu phương tiện đối với xe môtô. Theo đó, Hà Nội đã bắt đầu triển khai thu phí từ 1/1/2013 và thu về cho Quỹ Bảo trì đường bộ của thành phố 55 tỉ đồng (năm 2013); 36 tỉ đồng (năm 2014, đạt 13,28% kế hoạch); 6 tháng đầu năm 2015 đạt 3,6 tỉ đồng (3% kế hoạch).
Hà Nội thống nhất chủ trương dừng thu phí đường bộ đối với xe máy từ 1/1/2016. Ảnh: Bá Đô.
Lãnh đạo ngành giao thông vận tải cho rằng, việc thu phí sử dụng đường bộ đối với môtô đạt thấp, do một số nguyên nhân: Công tác liệt kê số lượng môtô thực hoạt động trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, biến động so với đăng ký; Việc triển khai công tác thu của một số quận, huyện, thị xã chưa thực sự tích cực, chưa có giải pháp triệt để khắc phục tình trạng thu đạt tỷ lệ thấp; Chưa có chế tài cụ thể đối với các trường hợp cố tình chây ỳ không đóng phí…
Bên cạnh đó, hành vi không nộp phí sử dụng đường bộ theo quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 1 đến 3 lần số phí phải nộp. Tuy nhiên, chưa có quy định cụ thể về lực lượng kiểm tra, xử phạt, quản lý sử dụng tiền phạt và các vấn đề liên quan.
Video đang HOT
Từ thực tế trên, Sở Giao thông Hà Nội đưa ra đề xuất: “Thống nhất với chủ trương của Qũy Bảo trì đường bộ Trung ương và Bộ Giao thông cho phép tạm thời dừng thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đối với xe môtô từ 1/1/2016 để các cơ quan Bộ Giao thông và Tài chính có phương án tổ chức thu hợp lý và thuận tiện hơn”.
Võ Hải
Theo VNE
TP.HCM nên dừng thu phí xe máy
Đó là ý kiến của đông đảo cử tri TP.HCM trong bối cảnh Bộ GTVT và nhiều tỉnh, thành chính thức đề nghị dừng thu phí đường bộ xe máy.
Cử tri TP.HCM không đồng tình với việc thu phí đường bộ xe máy - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Ngày 20.7, UBND TP.HCM có Văn bản số 4124 do Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân ký gửi Thường trực HĐND TP, báo cáo về tình hình triển khai thực hiện thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy trên địa bàn TP. Trong văn bản này, UBND TP kiến nghị cho tiếp tục thực hiện thu phí theo đúng quy định của nhà nước, kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy và nghị quyết của HĐND TP.
UBND TP cho rằng TP buộc phải tuân thủ những nội dung đã quy định trong luật Giao thông đường bộ mà Quốc hội khóa 12 thông qua vào năm 2008; Thông tư 179 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 18 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ, quy định triển khai thu phí đường bộ xe máy từ năm 2013. Đến thời điểm hiện nay, hầu hết UBND các quận, huyện đang thực hiện phát phiếu kê khai và chưa thực hiện thu phí. Riêng chỉ có UBND Q.9 thực hiện thu từ ngày 1.6.2015 và đến 28.6.2015 đã thu phí 12.920 xe máy với tổng số tiền gần 1,2 tỉ đồng.
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Võ Văn Luận, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn UBND TP, nói: "Theo chủ trương chung đã ban hành thì TP kiến nghị như vậy. Tuy nhiên HĐND TP sẽ quyết định việc tiếp tục thu hay tạm dừng".
Là người từng có ý kiến ủng hộ việc không thu phí trên diễn đàn Quốc hội, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP, nói: "Trong kỳ họp HĐND TP sắp tới, tùy tình hình ý kiến đại biểu sẽ có hướng xử lý phù hợp. Cá nhân tôi ủng hộ việc dừng thu và mong Chính phủ sớm có ý kiến".
Cử tri không đồng tình
Ngày 23.7, ông Nguyễn Văn Luyến, ngụ KP.4 (P.Thạnh Mỹ Lợi, Q.2) gọi điện đến Báo Thanh Niên bày tỏ sự không đồng tình trước việc UBND P.Thạnh Mỹ Lợi yêu cầu làm tờ khai để thu phí đường bộ xe máy. Ông Luyến nói: "Chúng tôi rất vui mừng khi Bộ GTVT và nhiều tỉnh, thành lên tiếng đề nghị dừng thu phí nhưng UBND TP lại kiến nghị tiếp tục thu. Nếu TP thu thì người dân sẽ khổ thêm".
Trước đó, trong các buổi tiếp xúc cử tri của Đoàn ĐBQH TP tháng 6 vừa qua, cử tri nhiều quận, huyện cũng lên tiếng đề nghị không thu phí. Đặc biệt, trong số các ý kiến cử tri gửi đến kỳ họp thứ 18 HĐND TP (diễn ra từ 28 - 31.7 tới), có đến 19 ý kiến cử tri của 13 quận, huyện bày tỏ không đồng tình và đề nghị bỏ thu phí (đây là vấn đề cử tri tập trung ý kiến nhiều nhất). Theo cử tri TP, HĐND TP.Đà Nẵng và Hà Nội... đã có nghị quyết đề nghị Chính phủ ngưng thu phí. Do đó TP.HCM cũng nên đề xuất theo hướng này.
Trao đổi với PV Thanh Niên, nhiều ĐB HĐND TP đồng tình với việc dừng thu phí. "Dừng thu là hợp lý nhất và đúng với nguyện vọng của bà con cử tri", ĐB Nguyễn Tấn Tài khẳng định và nói: "Thực tế ở nhiều tỉnh, thành khác, việc thu phí phát sinh nhiều bất cập. Tại địa bàn Q.10 mỗi hộ dân đã được phát 2 tờ giấy để kê khai. TP có đến gần 7 triệu chiếc xe máy đăng ký thì vấn đề phát phiếu kê khai, thống kê sẽ rất tốn kém và mất nhiều thời gian, công sức của chính quyền cơ sở. Khả năng số tiền thu được có bù đắp đủ chi phí cho việc tổ chức thu hay không thì không ai dám chắc". ĐB Văn Đức Mười nói thẳng: "Nguồn gốc đề xuất thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy đã không đúng, gây nên tình trạng phí chồng phí. Bây giờ không nên đề cập đến việc tiếp tục thu nữa. Với những ý kiến của cử tri đã nêu ra thì buộc phải dừng thu".
TS Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn ĐBQH TP, cũng khẳng định: "Quan điểm của tôi là không nên thu thêm khoản phí nào nữa cả vì người dân mua xe đã phải lo đóng thuế cho nhà nước và chịu nhiều khoản phí rồi".
Tân Phú
Theo Thanhnien
Hà Nội "gom" được bao nhiêu tiền từ phí bảo trì đường bộ xe máy? Hơn 2 năm kể từ khi quyết định thu phí bảo trì đường bộ xe máy có hiệu lực (2013), UBND TP Hà Nội đánh giá, kết quả thu được còn thấp. Hà Nội đề nghị Chính phủ và các Bộ nghiên cứu ban hành tem dán vào phương tiện để thuận lợi hơn trong quản lý. Từ đầu năm 2013, Hà Nội...