Hà Nội: Đề xuất đặt tên đường Điện Biên Phủ – Võ Nguyên Giáp
Đề xuất đổi tên đường Điện Biên Phủ cắt ngang qua đường Hoàng Diệu, nơi có ngôi nhà số 30, là đường Điện Biên Phủ- Võ Nguyên Giáp.
Linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp được đưa trên đường Điện Biên Phủ (nằm sát là Cột cờ Hà Nội) trong lễ Quốc tang ngày 13/10
Trao đổi với báo giới, nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội khoa học Lịch sử học Việt Nam, thành viên Hội đồng đặt tên đường phố Hà Nội, cho biết đang có một đề xuất được khá nhiều người quan tâm, ủng hộ xung quanh việc chọn đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Thủ đô.
Đó là việc sửa tên đường Điện Biên Phủ, đường cắt ngang qua đường Hoàng Diệu – nơi có ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu của vị Đại tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp, thành đường Điện Biên Phủ – Võ Nguyên Giáp.
Theo nhà sử học, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sinh sống ở ngôi nhà 30 Hoàng Diệu trong nhiều năm. Ở đó, ông đã gặp gỡ nhiều tướng lĩnh, nhà lãnh đạo và quần chúng nhân dân trong quá trình chỉ đạo cuộc chiến tranh cứu nước cũng như sau này. Chính vì thế, không chỉ có Hội khoa học Lịch sử Việt Nam, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam mà còn có nhiều tổ chức khác đề xuất sử dụng ngôi nhà 30 Hoàng Diệu làm Bảo tàng Võ Nguyên Giáp. “Nên hình dung đó là không gian lịch sử” – ông Quốc bày tỏ.
Video đang HOT
Người dân treo cờ rủ trên đường Đien Bien Phu trong Lễ quốc tang Đai tuong. Ảnh: Nguyễn Quyết
Theo ông Dương Trung Quốc, việc chọn con đường nào ở Thủ đô mang tên cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang là vấn đề được dư luận quan tâm. Các tuyến đường đã mang tên rồi mà đổi thành đường mang tên Đại tướng cũng là điều tránh, nhất là các tên cũ cũng rất đáng lưu danh.
“Việc kiếm một con đường mới, tương xứng với tầm vóc của Đại tướng là điều không dễ bởi chúng ta chưa chuẩn bị gì cả và điều đó cũng cần hoạch định và thông qua ở HĐND TP Hà Nội nữa. Nhưng tôi cho rằng có một ý kiến đề xuất rất hay: Để tương xứng với Đại tướng và phù hợp với quỹ đường hiện nay thì có thể chọn đường Điện Biên Phủ mang tên Đại tướng, tức là đường Điện Biên Phủ – Võ Nguyên Giáp hoặc Võ Nguyên Giáp – Điện Biên Phủ” – ông Quốc nói.
Riêng đối với con đường Nhật Tân – Nội Bài sắp hoàn thành trong thời gian tới, ông Dương Trung Quốc cho biết đã có những kiến nghị nên đặt tên là đường Cách mạng Tháng 8, vì nối liền từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. “Ở Huế và TP HCM đều đã có đường Cách mạng Tháng 8, còn Hà Nội là trung tâm của Cách mạng Tháng 8 thì lại chưa có tên đường. Riêng đường Điện Biên Phủ đi qua 1 công viên nữa nên cũng có ý kiến cho rằng có thể lấy tên công viên đó là Võ Nguyên Giáp và đặt tượng Đại tướng ở trong đó cũng được. Tôi cho rằng ý kiến này cũng đáng để chúng ta suy nghĩ. Lúc này nên tin tưởng vào quyết định đúng đắn của lãnh đạo Hà Nội” – nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết.
Theo Xahoi
Không mặc niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp là điều đáng tiếc
Nhiều đại biểu Quốc hội bất ngờ khi khai mạc kỳ họp Quốc hội sáng nay 21/10 không có 1 phút mặc niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc trả lời phỏng vấn bên lề Quốc hội chiều 21/10
Trao đổi với phóng viên bên lề Quốc hội chiều 21/10, đại biểu Quốc hội, nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết không chỉ người dân theo dõi qua sóng truyền hình mà cá nhân ông và rất nhiều vị đại biểu Quốc hội cũng bất ngờ và băn khoăn về việc buổi khai mạc kỳ họp Quốc hội sáng cùng ngày không dành 1 phút để mặc niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa từ trần.
"Nhiều đại biểu Quốc hội cũng trao đổi xung quanh việc này. Nói gì thì nói, mặc niệm vẫn tốt hơn là không mặc niệm. Còn vì sao không dành thời gian mặc niệm thì nên hỏi những nhà lãnh đạo có trách nhiệm" - nhà sử học Dương Trung Quốc nói.
Trả lời câu hỏi về Báo cáo tổng hợp kiến nghị cử tri và nhân dân cả nước gửi tới Quốc hội do Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trình bày trước Quốc hội sáng 21/10 cũng không đề cập tới việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần được nhân dân cả nước bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn, ông Dương Trung Quốc nói: "Tôi nghĩ đó là báo cáo của cử tri với Quốc hội thôi nên cũng không nhất thiết phải đưa vào đây. Tuy nhiên, dư âm vừa qua xung quanh lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp khiến chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều. Rất nhiều người nói việc ra đi của Đại tướng khiến người ta tự nhận ra mình, không chỉ là chuyện tình cảm mà còn là ý thức với cá nhân Đại tướng mà cả ý thức với dân tộc của mình".
Vị đại biểu Quốc hội là nhà sử học nói: "Vấn đề quan trọng không phải nhà nước có làm hay không mà người dân họ tưởng niệm Đại tướng là quan trọng hơn".
Nhân dân cả nước thể hiện sự tôn vinh và tiếc thương vô hạn với vị "Đại tướng của Nhân dân"
Trước đó, trong bức thư ngỏ gửi lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tư lệnh Quân khu 4, nói rằng sự kiện Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi đã thổi bùng lên ngọn lửa từ hàng triệu trái tim của người dân đất Việt, quy tụ về một mối. Ngọn lửa ấy đã từng bùng lên mạnh mẽ từ tiền tuyến miền Nam đến hậu phương miền Bắc vào những ngày tháng 9/1969 khi Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần.
"Trên tinh thần đó, thể theo ý nguyện nhiều tầng lớp nhân dân mà tôi tiếp cận được, mong rằng Đảng, nhà nước trên tinh thần "của dân, vì dân" làm toại nguyện lòng dân. Được lòng dân là được tất cả. Kỳ họp Quốc hội sắp tới chắc sẽ có phút mặc niệm Đại tướng và sau đó nếu có một phiên họp để xem xét nhanh chóng những đề xuất này thì tin rằng đây sẽ là một kỳ họp để lại dấu ấn sâu sắc đối với toàn dân, thực sự đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân"- thư của Trung tướng Nguyễn Quốc Thước viết.
Ông Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng Quốc hội nên dành 1 phút mặc niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người đã có đóng góp rất lớn cho Quốc hội trong liên tục 7 nhiệm kỳ là đai biêu Quốc hội, từ khóa đầu tiên tới khóa VII.
Theo Xahoi
Tiểu đội đặc biệt tại khu mộ Tướng Giáp 25 người được tuyển chọn kỹ từ lực lượng biên phòng đang ngày đêm thay phiên nhau canh gác cho giấc ngủ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa. Nhiệm vụ của họ là thay phiên nhau không chỉ canh gác cho giấc ngủ bình yên của Đại tướng vào ban đêm, mà ban ngày còn phải hướng dẫn, sắp xếp...