Hà Nội: Đề xuất cho trẻ mầm non đi học trở lại từ ngày 1/3
“Sở Giáo dục và Đào tạo đang dự thảo xin ý kiến thành phố từ ngày 1/3, nếu diễn biến dịch trong phạm vi cho phép sẽ cho cấp mầm non đi học trên tinh thần tự nguyện, thống nhất với phụ huynh”, đại diện Sở GD-ĐT Hà Nội thông tin.
Ngày 17/2, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì hội nghị giao ban trực tuyến với Ban Chỉ đạo các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn về công tác phòng, chống dịch.
Trẻ mầm non đi học. (Ảnh minh họa).
Về lộ trình cho học sinh đi học lại, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Lưu Hoa cho biết, ngành Giáo dục Hà Nội đã tổ chức cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 của 18 huyện, thị xã; Học sinh lớp 7 đến lớp 12 của 12 quận trở lại trường. Từ ngày 21/2, tiếp tục tổ chức cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 của 12 quận đến trường.
“Sở Giáo dục và Đào tạo đang dự thảo xin ý kiến thành phố từ ngày 1/3, nếu diễn biến dịch trong phạm vi cho phép sẽ cho cấp Mầm non đi học trên tinh thần tự nguyện, thống nhất với phụ huynh” – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết.
Để đón học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 của 12 quận trở lại trường từ 21/2, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục bám sát chỉ đạo của Ban Chỉ đạo thành phố, giám sát đôn đốc các nhà trường triển khai các biện pháp an toàn phòng, chống dịch và đảm bảo chất lượng giáo dục. Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị các quận, huyện tổ chức diễn tập cho học sinh đi học trở lại; Ban Chỉ đạo chống dịch các quận, huyện, thị xã bàn giao hoàn trả cơ sở giáo dục cho các nhà trường thực hiện công tác vệ sinh khử khuẩn để sẵn sàng đón học sinh trở lại khi Thành phố cho phép…
Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng yêu cầu các cấp, ngành, địa phương vào cuộc tích cực, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, chủ động phối hợp với các nhà trường triển khai nghiêm túc công tác phòng, chống dịch, bảo đảm tổ chức dạy học an toàn.
Để duy trì lâu dài việc tổ chức dạy học trực tiếp, Thành phố yêu cầu đơn vị, địa phương tăng cường hỗ trợ cho các nhà trường; đảm bảo cho học sinh từng bước quay trở lại học bán trú.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng, Thường trực Thành ủy đã thống nhất lộ trình cho trẻ mầm non trở lại trường từ ngày 1/3; giao Sở Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, xây dựng phương án, đề xuất, tham mưu về nội dung này, trong đó lưu ý đến các giải pháp tổ chức bảo đảm an toàn, linh hoạt, hiệu quả nhưng không cứng nhắc, cực đoan đáp ứng nguyện vọng của người dân.
Nam sinh Hà Nội 21 tuổi mua nhà 2 tỷ: Á khoa học song bằng, từng bất chấp chọn công việc 2 triệu/tháng bởi lý do này
Sớm có những thứ nhiều người ao ước trong tay bao gồm sự nghiệp ổn định và ngôi nhà tự tay mua nhưng nam sinh 9X bật mí đó không phải là mục đích đi làm của mình.
Người ta thường có nhiều cách để cân đo sự thành công của một ai đó, nhưng có lẽ những "tín hiệu" dễ nhận biết nhất là người đó có bằng ĐH, có công việc ổn định và có cho mình một căn nhà tự đứng tên. Đỗ Quang Minh - chàng sinh viên trường Sư phạm Nghệ thuật Trung ương đã sớm có những thứ ấy khi vẫn còn đang đi học. Nhưng hành trình để có được thành công như hiện tại của anh chàng không hề dễ dàng hay bằng phẳng chút nào!
Video đang HOT
ĐỖ QUANG MINH
Biên tập viên Đài phát thanh - Truyền hình Hà Nội
Á khoa đầu vào, ngành Thanh nhạc, HV Âm nhạc Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam
Sinh viên ngành Quản lý Văn hóa, Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
Từ nam sinh trường chuyên lén mẹ lên Hà Nội học nhạc, lần đầu thi Nhạc viện "tạch" với điểm 1, năm sau quay lại thành Á khoa
Đỗ Quang Minh từng là một học sinh chuyên Sinh học của một trường chuyên ở Thanh Hóa. Khi ấy, Minh có dịp được tham gia phong trào văn nghệ của trường và dần được mọi người công nhận về năng khiếu ca hát. Anh chàng cũng từng xuất sắc nhận giải Nhất đơn ca của cuộc thi Giai Điệu Tuổi Hồng cấp tỉnh.
Kể từ đây, Minh xác định mục tiêu cho mình là vào được HV Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Từ một học sinh học lực giỏi, tất nhiên quyết định theo học một trường nghệ thuật bị mọi người trong gia đình ngăn cản. Dù vậy, anh chàng vẫn chơi liều từng tự bắt xe lên Hà Nội để xin học nhạc.
Sau đó thầy giáo của Minh có yêu cầu được gặp phụ huynh. Nhiều năm sau, anh chàng vẫn nhớ như in một câu nói mà thầy đã nói với mẹ mình ngày hôm ấy, câu nói khiến nam sinh được truyền động lực rất nhiều: "Minh là đứa thông minh, nhưng thông minh cần đặt vào đúng chỗ. Nếu nó đã không muốn học sin, cos, alpha thì chị cho nó đi học do re mi pha sol".
Vài tháng sau, từ câu nói của thầy giáo, Minh đã thuyết phục được mẹ cho mình lên Hà Nội học nhạc bằng một kế hoạch cụ thể. Suốt kỳ 2 năm lớp 10, cứ thứ Bảy nam sinh lại bắt xe ra Hà Nội học nhạc nhưng chừng đó vẫn chưa đủ. Năm đó, Minh rớt Nhạc viện khi đạt 8,5 điểm chuyên ngành (thanh nhạc) và 1 điểm xướng âm do cậu bạn chưa học buổi nào về lý thuyết âm nhạc.
Kết thúc năm lớp 10, 9X quyết định chuyển ra Hà Nội học để tiện cho quá trình ôn luyện. Với sự chăm chỉ của mình, năm sau đó Minh đỗ vào ngôi trường mình mong muốn với điểm số 9,5 chuyên ngành, 9 xướng âm, đạt vị trí Á khoa.
Song song với việc học ở Nhạc viện, Quang Minh vẫn duy trì việc học phổ thông ở trường THPT Einstein. Dù phải phân tách thời gian để học 2 trường nhưng Minh vẫn luôn nằm top 3 sinh viên ưu tú của trường, có mặt trong đội tuyển học sinh giỏi.
Minh tâm sự: " Mình phải cảm ơn vì môi trường học cấp 2 và đầu năm lớp 10 đã tạo cho mình một kiến thức nền rất vững chắc. Tuy nhiên để cân bằng được điều này cũng không phải một yếu tố dễ dàng khi các môn văn hoá và nghệ thuật có 2 hướng tư duy khác nhau, việc rạch ròi sẽ khó để cân bằng được. Nên mình đã luôn cố gắng trung hoà giữa 2 yếu tố này: học các môn văn hoá một cách nghệ thuật và học nghệ thuật một cách logic. Nhờ vậy cả 2 mình đều đạt được thành tích tốt chứ không bỏ bê môn nào cả!"
Đạt vị trí Á khoa đầu vào ở ngôi trường đào tạo âm nhạc hàng đầu Việt Nam, Minh bật mí về 4 yếu tố giúp mình có kết quả này, đó cũng là những yếu tố mà cậu bạn áp dụng cho công việc sau này. Nam sinh chia sẻ: " Đầu tiên là khả năng sẵn có. Thứ hai là động lực, thời điểm đó mình có một động lực to lớn thúc đẩy mình tiến về phía trước đó là nhất định mình phải làm được để chứng minh cho mọi người thấy con đường mình chọn là đúng đắn.
Thứ ba là đồng đội và những người giúp đỡ mình, mình may mắn được học với những người thầy tuyệt vời và nhận được nhiều lời khuyên bổ ích từ một người anh tiền bối trong trường. Yếu tố cuối cùng là may mắn, hồi đó mình đọc xướng âm tốt nhất là giọng son trưởng thì ngày thi mình bốc thăm vào giọng son trưởng và đã thị tấu một cách trơn tru!"
Đi làm từ năm lớp 11 với nhiều công việc khác nhau, 21 tuổi mua được nhà 2 tỷ, nhưng...
Quang Minh cho thấy mình là một chàng trai ưa trải nghiệm và luôn muốn biến hóa bản thân trong các vai trò, công việc khác nhau. Bởi thế mà ngay từ lớp 11, anh chàng đã bắt đầu đi làm và có trong tay những đồng lương đầu tiên. 9X cho biết, mình đã kinh qua loạt công việc như ca sĩ tự do, gia sư, tư vấn tài chính, sales, marketing, quản lý nghệ sĩ, đạo diễn chương trình,...
Được biết, với công việc cộng tác viên kinh doanh cho một công ty may mặc, Minh dần được tin tưởng giao nhiều chức vụ cao hơn như trưởng nhóm kinh doanh, quản lý kinh doanh. Hiện tại, Minh đang là Biên tập viên của Đài PT-TH Hà Nội.
Minh tâm sự: " Đối với mình không có quá nhiều rào cản khi chúng ta làm một công việc nào đó, chỉ cần chúng ta có khả năng và tạo ra thu nhập là được. Nhưng sự nghiệp thì khác, nó đồng thời phải là thứ mình yêu thích và xã hội cần nữa. Nhưng có một điểm chung của tất cả các công việc mình từng làm đó là cần nói và tư duy rất nhiều, đó cũng chính là sở thích của mình!"
Nói thêm về việc mình đã đi làm sớm từ khi chỉ mới là cậu nhóc học trò lớp 11, Minh tâm sự mình lớn lên trong một gia đình không mấy khá giả, bố mất sớm. Cậu luôn muốn giúp mẹ để gia đình "thoát nghèo". Ban đầu đi làm, anh chàng chỉ muốn có một môi trường để mình làm quen với Thủ đô, nhưng may mắn là công việc thuận lợi nên đem lại cho nam sinh thu nhập không nhỏ ở thời điểm đó.
Tiếp xúc với việc đi làm từ sớm, Minh từng nhận về bài học xương máu là... đừng tin người. "Mẹ mình vẫn hay dặn dò mình như vậy nhưng cho đến khi đi làm bị người ta lừa tiền mới cảm thấy thấm thía. Rồi học cách làm việc với những đối tác lớn hay những thao tác tưởng chừng rất cơ bản như soạn thảo hợp đồng, soạn mail, lên kế hoạch, quản lý tài chính, đại diện nhà tài trợ ở các sự kiện... Mình cũng may mắn được tiếp cận từ rất sớm!", 9x chia sẻ thêm.
Thành quả sau vài năm đi làm của Minh, có lẽ lớn nhất là mua được căn hộ đầu tiên trong cuộc đời khi chỉ mới 21 tuổi. Cậu bạn mua căn hộ với giá 2 tỷ đồng, rộng 50m2 và có 2 phòng ngủ.
Dù có thu nhập cao từ sớm song nam sinh cho rằng đó chưa bao giờ là mục đích đi làm của mình. Anh chàng bật mí mình từng có thời gian tạm dừng công việc chỉ để đi làm nhân viên cửa hàng với lương 2-3 triệu/tháng để gap year và cậu bạn cho biết lý tưởng trong công việc của mình là phải vui, đi làm phải cảm thấy hạnh phúc.
Học song bằng, có ước mơ đi du học và tham gia giảng dạy
Một sinh viên từng là Á khoa ngành Thanh nhạc, nhiều người sẽ nghĩ chàng trai 9X này sẽ lựa chọn con đường trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Tuy nhiên, sau nhiều năm học và làm nghề, cậu nhận thấy bản thân có nhiều điểm không phù hợp để theo đuổi trở thành một nghệ sĩ hay ngôi sao giải trí mà mình thích hoạt động quản lý, nghiên cứu và giảng dạy hơn. Minh cho rằng đó là nguồn tư liệu tuyệt vời để mình trở thành một MC/ BTV như hiện nay.
Thử sức ở nhiều vai trò, nhiều lĩnh vực, có nhiều lần rẽ ngang trong hành trình học tập của mình, Minh chia sẻ: "Thật khó để chắc chắn rằng chúng ta sẽ làm một nghề suốt cuộc đời, việc thay đổi định hướng, thay đổi góc nhìn là một điều hết sức bình thường. Mỗi một giai đoạn mình sẽ gắn liền với một hình ảnh khác nhau nhưng có một điểm chung là mình luôn trong hành trình khám phá bản thân. Hiểu bản thân đối với mình là điều vô cùng quan trọng, nó thúc đẩy mình sống đam mê và luôn vận động!"
Dù đã có công việc ổn định, sự nghiệp tương đối vững chắc nhưng Quang Minh vẫn tiếp tục chọn học thêm một trường ĐH khác sau khi mình đã tốt nghiệp HV Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Được biết, hiện tại nam sinh đang theo học ngành Quản lý Văn hóa, trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương. Đây có lẽ là bước tiếp theo để cậu bạn hiện thực hóa ước mơ trở thành một người tham gia công tác quản lý, nghiên cứu, giảng dạy về văn hóa của mình.
Chia sẻ thêm về lý do mình tiếp tục muốn có thêm tấm bằng ĐH thứ 2, nam sinh tâm sự: "Đối với mình việc học không được tính bằng một khoảng thời gian cố định nào đó, tất nhiên chúng ta vẫn có những chương trình học với các học hàm, học vị tương ứng. Tuy nhiên, việc học nên là câu chuyện trọn đời, mỗi người cần có tư tưởng học tập trọn đời. Mình đơn giản chỉ là thấy thiếu kiến thức nên học, và càng học thì mình càng thấy tri thức là vô tận và những gì mình biết quả thực rất khiêm tốn. Chỉ có mỗi kiến thức cho thấy bạn chẳng có gì cả!"
Minh cho biết, ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương chưa phải là đích đến cuối cùng mà mình muốn chinh phục ở việc học. Nam sinh vẫn luôn tìm kiếm một cơ hội để đi du học để có thêm kiến thức và góc nhìn.
Minh chia sẻ về dự định tương lai: " Mình có hoài bão tham gia vào công tác giảng dạy và làm giáo dục để một phần nào đó thay đổi những bất cập mà mình đã nhận thấy với tư cách là một người học. Đồng thời mình vẫn sẽ tiếp tục duy trì việc nghiên cứu khoa học, tham gia các khoá học liên ngành, tham gia tình nguyện nhiều hơn và rèn luyện kỹ năng chuyên môn trong công việc!"
Lời khuyên của Đỗ Quang Minh cho những sinh viên muốn có thu nhập sớm?
- Làm bất kỳ công việc gì mình có khả năng miễn là nó hợp pháp, đừng quá kén chọn. Bạn sẽ có cơ hội để thay đổi, để khám phá với điều kiện bạn phải bắt đầu.
- Sai lầm cho thấy bạn đang làm những điều mới, những điều bạn chưa bao giờ làm, vì vậy hãy mắc những sai lầm huy hoàng và hoành tráng.
- Kinh nghiệm chỉ có thể là kinh nghiệm khi bạn tự trải nghiệm nó, nếu là kinh nghiệm của người khác chỉ là những thứ giáo điều đối với bạn. Vì vậy hãy lắng nghe những lời khuyên của người đi trước như một tư liệu quý báu nhưng đừng vì thế mà giới hạn bản thân.
Hà Nội lên phương án ứng phó khi biến chủng Omicron xuất hiện Ngay sau khi phát hiện F0 nhiễm biến thể Omicron đầu tiên, Hà Nội yêu cầu các cơ quan liên quan tập trung truy vết, tìm nguồn lây ban đầu và F1 để khẩn trương dập dịch, cắt đứt chuỗi lây nhiễm. Yêu cầu nêu trên thể hiện trong Kế hoạch ứng phó với biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 (chủng Omicron) trên...