Hà Nội: Đề nghị truy tố cựu Trưởng Công an quận Tây Hồ Phùng Anh Lê
Cựu Đại tá Phùng Anh Lê – cựu Trưởng Công an quận Tây Hồ, Hà Nội – bị đề nghị truy tố với cáo buộc chủ mưu vụ tha trái pháp luật người đang bị tạm giữ.
Cơ quan điều tra – Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố 4 bị can về tội tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù, theo quy định tại khoản 1 Điều 378 Bộ luật hình sự.
Bốn bị can bị đề nghị truy tố gồm: Phùng Anh Lê – cựu Trưởng Công an quận Tây Hồ, cựu Trưởng Phòng Cảnh sát kinh tế – Công an TP Hà Nội; Nguyễn Đức Châu – cựu Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự – Công an quận Tây Hồ; Vũ Công Ngọc – cựu Đội phó Đội Cảnh sát hình sự, Công an quận Tây Hồ; Lê Đình Trung – cựu Đội phó Đội Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Công an quận Tây Hồ.
Ông Phùng Anh Lê (Ảnh: CTV).
Theo kết luận, ngày 19/6/2016, anh Nguyễn Công T. đến Công an phường Yên Phụ (Tây Hồ) tố giác việc bị một nhóm người lạ mặt bắt giữ trái pháp luật, đánh gây thương tích. Sự việc được cán bộ ghi lại vào sổ trực ban và báo cáo ông Dương Hồng Kết, Trưởng Công an phường.
Ông Kết gọi điện báo cáo Trưởng Công an quận Tây Hồ lúc đó là ông Phùng Anh Lê và Phó Trưởng Công an quận Phạm Quý Hải về vụ việc có dấu hiệu phạm tội bắt giữ người trái pháp luật và cố ý gây thương tích. Đội Cảnh sát hình sự sau đó được giao nhiệm vụ xác minh vụ việc.
Qua truy xét, Đội Cảnh sát hình sự xác định, đối tượng Nguyễn Hữu Tài cùng đồng phạm đã thực hiện hành vi phạm tội. Ba ngày sau, Tài đến Công an quận Tây Hồ đầu thú.
Sau khi xác minh, điều tra viên Đội Cảnh sát hình sự thấy Tài có dấu hiệu của nhiều hành vi phạm tội nên đề xuất tạm giữ để điều tra và bắt các nghi phạm liên quan. Bị can Vũ Công Ngọc (thời điểm đó là Đội phó Đội Cảnh sát hình sự) đồng ý với đề xuất và gọi điện báo cáo Đội trưởng Nguyễn Đức Châu rồi mang hồ sơ đến nhà riêng của ông Phạm Quý Hải để báo cáo.
Ông Hải đã ký duyệt đề xuất và ký quyết định tạm giữ Nguyễn Hữu Tài về hành vi bắt giữ người trái pháp luật. Đối tượng bị đưa vào nhà tạm giữ Công an quận Tây Hồ.
Video đang HOT
Người nhà của Tài nhờ người quen kết nối nhờ ông Lê giúp đỡ và được đồng ý. Bị can Lê sau đó được xác định đã thông báo gia đình Tài cần chuẩn bị 110 triệu đồng để hòa giải với bị hại.
Ngày 22/9, sau khi nhận tiền, ông Lê gọi điện thoại cho thuộc cấp yêu cầu mang tài liệu xuống xem xét. Khoảng 23h cùng ngày, sau khi đọc hồ sơ do bị can Ngọc mang đến phòng làm việc báo cáo, ông Lê cho rằng chứng cứ tạm giữ Tài còn yếu.
Ngược lại, Ngọc cho rằng việc tạm giữ Tài là có căn cứ để mở rộng điều tra vụ án. Tuy nhiên, ông Lê không đồng ý và chỉ đạo phải đưa nghi phạm ra khỏi nhà tạm giữ và cho viết cam kết để tránh tự sát.
Bị can Ngọc lúc đó cho rằng, Tài đang thi hành quyết định tạm giữ nên muốn cho về phải có quyết định hủy bỏ tạm giữ hoặc quyết định trả tự do. Tuy nhiên, ông Lê vẫn chỉ đạo Ngọc tiếp tục thực hiện.
Khoảng 0h30 ngày 23/9, Ngọc cùng một số cán bộ Đội Cảnh sát hình sự đến đưa Tài ra khỏi nhà tạm giữ. Vì không có quyết định hủy bỏ tạm giữ, bị can Ngọc bị ông Lê Đình Trung, người phụ trách ca trực hôm đó, phản đối.
Ngọc gọi điện cho ông Lê để Trung trao đổi. Sau khi nói chuyện với ông Lê, Trung đề xuất với Ngọc cần trao đổi thêm với Phó Trưởng Công an quận phụ trách lĩnh vực hỗ trợ tư pháp và cấp trên của Trung. Sau nhiều cuộc điện thoại báo cáo, các bị can đã để nghi phạm Tài ra về.
Vụ rơi vận thăng khiến 3 người tử vong: 2 giám đốc lĩnh án
Không có chuyên môn, nhưng Nguyễn Quỳnh Nam kết luận các nội dung kiểm định vận thăng đạt yêu cầu để đưa vào sử dụng.
Quá trình hoạt động, vận thăng bị rơi khiến 3 người chết, 8 người trọng thương.
Ngày 21/1, TAND tỉnh Nghệ An đã đưa ra phán quyết cuối cùng liên quan đến vụ tai nạn nghiêm trọng tại công trường xây dựng Sở Tài chính Nghệ An vào ngày 2/1/2021.
Liên quan đến vụ án này có Nguyễn Lê Khánh (SN 1976, trú tại huyện Thường Tín, TP Hà Nội, Giám đốc Công ty TNHH MTV kiểm định kỹ thuật an toàn Miền Nam) và Nguyễn Quỳnh Nam (SN 1980, trú TP Vinh, Nghệ An, Cộng tác viên Công ty TNHH MTV kiểm định an toàn kỹ thuật Miền Nam) bị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An truy tố về tội "Vi phạm quy định về an toàn lao động".
Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm (Ảnh: Hoàng Lam).
Bị cáo Lê Tiến Lực (SN 1964, trú quận Hoàng Mai, Hà Nội, Giám đốc Công ty Cổ phần thi công cơ giới và xây lắp 171) bị truy tố tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Theo cáo trạng, khoảng 13h15, ngày 2/1/2021, tại công trường xây dựng trụ sở làm việc Sở Tài chính Nghệ An xảy ra vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng do vận thăng lồng bị rơi tự do từ tầng 5 xuống mặt đất. Vụ tai nạn làm 3 người lao động tử vong và 8 lao động khác bị thương tích từ 76-95% (tổng tỉ lệ tổn thương cơ thể do thương tích của các lao động là 587%).
Bị cáo Nguyễn Lê Khánh - Giám đốc Công ty TNHH MTV kiểm định kỹ thuật an toàn Miền Nam bị tuyên phạt 4 năm 6 tháng tù (Ảnh: Hoàng Lam).
Vận thăng lồng này do Công ty 171 thuê của Công ty TNHH tư vấn đầu tư và xây dựng Phúc Việt. Nguyễn Quỳnh Nam được công ty Phúc Việt thuê kiểm định vận thăng trước khi lắp đặt cho đơn vị thi công. Nguyễn Quỳnh Nam kiểm định và kết luận các nội dung kiểm định đều đạt yêu cầu, đóng dấu kiểm định viên vào biên bản, gửi Nguyễn Lê Khánh. Sau đó, Nam cấp và dán tem kiểm định vào vận thăng lồng.
Sau khi nhận được giấy chứng nhận kiểm định đạt yêu cầu do Khánh gửi, vận thăng nói trên được tư vấn giám sát, chỉ huy trưởng công trường, tư vấn quản lý dự án lập biên bản nghiệm thu và đưa vào sử dụng.
Khi công trình mới đi vào triển khai xây dựng vận thăng được lắp đặt có chiều cao theo giấy chứng nhận kết quả kiểm định là 15m. Khoảng 2 tháng sau, vận thăng được lắp đặt, nâng chiều cao lên tầng 9 công trình (tương đương 34,74m).
Mặc dù không có chứng chỉ kiểm định viên nhưng Nguyễn Quỳnh Nam vẫn thực hiện kiểm định và kết luận các nội dung kiểm định đủ điều kiện để đưa vận thăng lồng vào hoạt động. Việc không phát hiện những dấu hiệu bất thường của thiết bị này dẫn tới khi đưa vào sử dụng xảy ra sự cố gây hậu quả thảm khốc (Ảnh: Hoàng Lam).
Đầu giờ chiều ngày 2/1/2021, khi vận thăng lồng đang vận chuyển 11 người và một số vật liệu xây dựng đi lên đến tầng 5 thì bất ngờ rơi tự do xuống đất khiến 11 người thương vong. Sau khi sự việc xảy ra, Nguyễn Lê Khánh và Nguyễn Quỳnh Nam đến cơ quan điều tra đầu thú.
Quá trình điều tra, ngành chức năng phát hiện Nguyễn Quỳnh Nam không được đào tạo chuyên môn về kỹ thuật, không phải là kiểm định viên. Công ty TNHH MTV kiểm định kỹ thuật an toàn Miền Nam không có thẩm quyền kiểm định đối với loại vận thăng lồng trong xây dựng.
Do không có chuyên môn nên Nguyễn Quỳnh Nam không phát hiện được một số dấu hiệu bất thường có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của thiết bị trong quá trình vận hành. Đặc biệt, người này không phát hiện được cụm phanh chống rơi của vận thăng này đã hết hạn sử dụng trên 12 năm theo quy định của nhà sản xuất nên không có tác động hãm ca bin lại. Do đó ca bin vận thăng đã tụt thẳng xuống với vận tốc lớn và va chạm với đế vận thăng ở mặt đất gây hậu quả thảm khốc nói trên.
Bị cáo Lê Tiến Lực - Giám đốc Công ty Cổ phần thi công cơ giới và xây lắp 171 bị tuyên phạt 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo (Ảnh: Hoàng Lam).
Lê Tiến Lực đã thiếu trách nhiệm trong quá trình kiểm định vận thăng, nên không phát hiện được Công ty kiểm định Miền Nam không có thẩm quyền kiểm định vận thăng sử dụng trong xây dựng và Nguyễn Quỳnh Nam không phải là kiểm định viên, dẫn tới việc không phát hiện được vận thăng không đảm bảo an toàn, đã đưa vào sử dụng, dẫn đến xẩy ra tai nạn gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Sau khi vụ việc xảy ra, các đơn vị liên quan đã thỏa thuận bồi thường cho gia đình các nạn nhân.
Tại phiên tòa, các bị cáo đều thừa nhận hành vi phạm tội và bày tỏ sự hối hận phần trách nhiệm của mình đã dẫn tới hậu quả đau lòng kể trên. Các bị cáo xin lỗi gia đình các nạn nhân, đồng thời bày tỏ mong muốn nhận được sự khoan hồng của pháp luật.
HĐXX nhận định Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An truy tố ba bị cáo các tội danh như trên là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Hành vi của các bị cáo là gây nguy hiểm cho xã hội, do đó, HĐXX tuyên phạt Nguyễn Lê Khánh 4 năm 6 tháng tù, Nguyễn Quỳnh Nam 4 năm tù, Lê Tiến Lực 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thử thách 5 năm.
Nộp lại tiền tỷ - "Kim bài miễn tử" cho quan chức "nhúng chàm"? Điều 40 BLHS năm 2015 thể hiện tính chất khoan hồng, nhân đạo trong việc áp dụng hình phạt. Tuy nhiên, không phải cứ phạm tội, đến khi bị tuyên án tử hình thì nộp lại tiền sẽ được thoát án tử hình. Dư luận băn khoăn, liệu rằng việc nộp tiền tỷ khắc phục hậu quả có phải là "kim bài miễn...