Hà Nội đề nghị hướng dẫn đi lại với người tiêm 2 mũi vaccine
Thành phố kiến nghị Bộ Y tế phân bổ thêm vaccine và hướng dẫn cụ thể với những trường hợp đã hoàn thành việc tiêm hai mũi.
Trao đổi với báo chí ngày 5/9, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho hay thành phố đã kiến nghị Chính phủ xem xét giao quyền chủ động cho các địa phương quyết định thời gian cách ly đối với F1 để bảo đảm an toàn phòng, chống dịch.
Thành phố cũng kiến nghị Bộ y tế phân bổ thêm vaccine để đến ngày 15/9 đạt tỷ lệ cao với nhóm trong độ tuổi được tiêm chủng; thường xuyên bổ sung cơ số thuốc, phác đồ điều trị, nhất là các thuốc mới, đặc hiệu; hướng dẫn cụ thể đối với những người đã tiêm đủ hai mũi vaccine thì “được phép đi lại, tham gia các hoạt động lao động, sản xuất, tham gia công tác phòng, chống dịch như thế nào?”.
Theo Bí thư Hà Nội, đây là vấn đề đang được người dân trên địa bàn quan tâm nên “đề nghị Bộ sớm có quy định cụ thể”.
Điểm tiêm chủng vaccine phòng dịch Coivid – 19 tại Nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức (Đống Đa), đầu tháng 8. Ảnh: Giang Huy.
Tính đến 18h ngày 4/9, tổng số vaccine Hà Nội được phân bổ theo quyết định của Bộ Y tế là hơn 2,9 triệu liều. Nhưng thực tế Sở Y tế mới tiếp nhận trên 2,4 triệu liều. Thành phố đã chủ động chuẩn bị phương án, kịch bản, bảo đảm các dây chuyền tiêm với công suất lên tới 200.000 mũi tiêm mỗi ngày, tiếp nhận vaccine đến đâu, tổ chức tiêm hết ngay đến đó.
Video đang HOT
Đến nay, toàn thành phố Hà Nội đã tiêm được hơn 2,2 triệu liều, đạt 26,65% dân số; công suất tiêm khoảng 150.000 mũi/ngày.
Bí thư Hà Nội cho rằng, tỷ lệ tiêm vaccine ở thủ đô còn thấp nên buộc phải thực hiện chặt chẽ các biện pháp khoanh vùng, cách ly , bảo đảm thực hiện giãn cách xã hội ở nơi có nguy cơ cao để bảo vệ an toàn tính mạng của người dân, không để dịch bùng phát mạnh dẫn tới mất kiểm soát.
Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là tiêm vaccine và xét nghiệm sàng lọc diện rộng để tách F0 ra khỏi cộng đồng.
Trọng tâm ưu tiên là xét nghiệm cho các khu vực phong tỏa hoặc khu cách ly “vùng đỏ” với tần suất 2-3 ngày/lần; tại các khu vực nguy cơ cao “vùng cam” với tần suất 5-7 ngày/lần; xét nghiệm sàng lọc những trường hợp ho, sốt trong cộng đồng; tiếp tục ưu tiên xét nghiệm theo hộ gia đình tại các “vùng xanh” để giữ chắc và không ngừng mở rộng.
Hôm nay 6/9, ngày đầu tiên Hà Nội chống dịch theo phương án phân ba vùng (vùng 1, 2 và 3 tương ứng vùng đỏ, cam và xanh). Các lực lượng sẽ kiểm soát giấy đi đường của người di chuyển giữa các vùng ở 22 chốt vùng 1.
Hà Nội đã qua 3 đợt giãn cách liên tiếp (45 ngày) nhưng số ca mắc mới vẫn cao, trung bình 50-70 ca/ngày. Trên địa bàn thành phố vẫn còn các ổ dịch phức tạp như Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân; Văn Chương, Văn Miếu, quận Đống Đa… và xuất hiện các ổ dịch mới.
Tính từ đợt dịch thứ tư (ngày 27/4 đến nay) thành phố ghi nhận 3.529 ca, trong đó 1.563 ca mắc ngoài cộng đồng, 1.966 là ca mắc ở những trường hợp đã được cách ly.
Hà Nội siết chặt giãn cách dịp lễ 2/9
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại hệ thống chốt ra vào thành phố, các quận, huyện, xử lý nghiêm người và phương tiện vi phạm.
Chiều 1/9, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng ký ban hành Chỉ thị 06 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố.
Theo Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp. Đặc biệt, có nơi còn biểu hiện lơ là thực hiện giãn cách xã hội, người dân ra đường vẫn còn đông. Đáng lo ngại là vẫn còn phát sinh ổ dịch mới trong cộng đồng.
Trước tình hình đó, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu các đơn vị toàn thành phố tiếp tục tập trung lãnh đạo, quyết liệt, hiệu quả việc tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Toàn thành phố phải kiểm soát chặt hơn, cần thiết áp dụng cao hơn một mức việc thực hiện giãn cách trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh. Các đơn vị tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại hệ thống chốt ra vào thành phố, quận, huyện, thị xã và tại cơ sở; siết chặt kiểm tra người và phương tiện, xử lý nghiêm trường hợp cố tình vi phạm.
Diễn biến dịch tại Hà Nội tiếp tục phức tạp sau 5 tuần giãn cách. Ảnh: Đức Anh.
Chính quyền địa phương, các đơn vị có giải pháp quyết liệt hạn chế người dân ra đường, nhất là khu vực phong tỏa, nơi có nguy cơ cao, xử lý nghiêm nếu phát hiện sai phạm về phòng, chống dịch Covid-19, việc cấp và sử dụng giấy đi đường...
Thành ủy Hà Nội chỉ đạo xây dựng phương án phòng chống dịch sau đợt giãn cách thứ 3 trên địa bàn thành phố (kết thúc vào ngày 6/9) theo phương châm siết chặt hơn, áp dụng một số biện pháp cao hơn đối với những khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, khu vực "vùng đỏ", "vùng cam".
Đối với khu vực "vùng xanh", bí thư cấp ủy và chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã phê duyệt từng phương án để tổ chức sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ sản xuất hàng hóa cho khu vực "vùng đỏ", "vùng cam", bảo đảm khoa học, chặt chẽ, phát huy hiệu quả công tác phòng, chống dịch.
Trên cơ sở phương án được phê duyệt, các cấp, ngành từ thành phố đến quận, huyện, thị xã được yêu cầu phải xây dựng ngay kế hoạch, phương án chi tiết, cụ thể tại địa phương... để có kịch bản phương án phòng, chống dịch chủ động.
Thành ủy Hà Nội cũng yêu cầu chính quyền địa phương sẵn sàng phương án tổ chức sản xuất, lưu thông hàng hóa, bảo đảm an sinh xã hội, sinh hoạt phù hợp với đặc điểm từng vùng; tập trung tổ chức cách ly, phong tỏa triệt để "vùng đỏ", bảo đảm chặt chẽ từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài, đúng nguyên tắc cách ly, ngăn ngừa lây nhiễm chéo.
Cùng với đó, lực lượng chức năng đẩy mạnh xét nghiệm diện rộng nhằm bóc tách triệt để F0, truy vết F1. Chiến lược chính là chuyển "vùng đỏ" thành "vùng cam", chuyển "vùng cam" thành "vùng xanh"; tiến tới tổ chức xét nghiệm diện rộng cả "vùng xanh" đưa thành phố trở về trạng thái bình thường mới.
Kiến nghị tiêm vaccine cho học sinh Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng nhiều tỉnh, thành kiến nghị có giải pháp để sớm tiêm vaccine cho học sinh, trước mắt là bậc THPT. Tại hội nghị tổng kết toàn ngành giáo dục và đào tạo năm 2021 ngày 28/8, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đánh giá năm học 2020-2021 bị ảnh hưởng của Covid-19,...