Hà Nội: Đề nghị cắt điện nước chung cư Discovery Complex do vi phạm PCCC
Sở Cảnh PC&CC Hà Nội đề nghị cắt điện, nước đối với công trình trung tâm thương mại, văn phòng, căn hộ cao cấp Discovery Complex ở quận Cầu Giấy.
Theo thông tin từ cổng thông tin của cảnh sát PCCC Hà Nội, ngày 20/4/2018, cơ quan Cảnh sát PC&CC tổ chức kiểm tra nghiệm thu về PCCC đối với công trình “Trung tâm thương mại, văn phòng, căn hộ cao cấp để bán và cho thuê Discovery Complex” tại số 302 Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội do Công ty Cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Cầu Giấy làm chủ đầu tư.
Qua công tác kiểm tra, công trình còn tồn tại nhiều nội dung không đảm bảo an toàn về PCCC, chưa đủ điều kiện để cấp văn bản xác nhận nghiệm thu về PCCC theo quy định. Cụ thể khu vực tầng 8 khối đế, tầng hầm 1, tầng 1 chưa thi công hoàn thiện các giải pháp ngăn cháy lan, thoát nạn, hệ thống PCCC và các hệ thống kỹ thuật có liên quan. Đường giao thông nội bộ phục vụ chữa cháy chạy xung quanh công trình đang trong giai đoạn thi công hoàn thiện.
Hệ thống báo cháy và chữa cháy có nhiều vi phạm như trạm bơm được lắp đặt tại tầng hầm 5 chưa bảo đảm theo quy định của quy chuẩn về PCCC hiện hành. Tầng căn hộ penhouse chưa lắp đặt đầu đủ đầu báo cháy, chữa cháy tự động trong căn hộ. Tủ trung tâm báo cháy còn nhiều tín hiệu báo lỗi, báo giả. Họng nước chữa cháy trong nhà (khu vực tầng hầm) chưa đảm bảo mỗi điểm có 2 họng nước phun tới, Thang máy chữa cháy chưa bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật theo quy định…
Tuy nhiên, chủ đầu tư đã đưa một số hộ dân vào ở, vi phạm quy định về PCCC theo điều 17 Nghị định số 79/2014 của Chính phủ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ, mất an toàn. Trước vấn đề này, đoàn kiểm tra yêu cầu chủ đầu tư dừng ngay việc đưa các hộ dân vào ở, đưa công trình vào hoạt động, khẩn trương khắc phục các tồn tại về PCCC cho đến khi được cấp văn bản xác nhận nghiệm thu về PCCC.
Video đang HOT
Tại buổi kiểm tra, cơ quan Cảnh sát PC&CC đã lập biên bản xử lý vi phạm hành chính đối với chủ đầu tư hành vi “đưa nhà, công trình vào hoạt động, sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy” theo Khoản 6, Điều 36, Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Cảnh sát PC&CC thành phố Hà Nội có văn bản số 589/CSPC&CC-P3 ngày 26/4/2018 gửi Tổng Công ty điện lực Hà Nội, Công ty TNHH một thành viên nước sạch Hà Nội đề nghị không cung cấp điện, nước sử dụng cho công trình. Trường hợp chủ đầu tư cố tình vi phạm sẽ ban hành quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động theo quy định và thực hiện các biện pháp theo chỉ đạo của UBND Thành phố tại Thông báo số 152/TB-VP ngày 26/6/2017 và số 303/TB-VP ngày 29/12/2017.
Cơ quan Cảnh sát PC&CC khuyến cáo các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình không vào sinh sống, kinh doanh, làm việc tại các công trình chưa được cấp văn bản xác nhận nghiệm thu về PCCC.
Lan Nhi
Theo Trí thức trẻ
Gần 80 người Indonesia thiệt mạng vì uống rượu giả
Cảnh sát Indonesia đã bắt giữ một số đối tượng tình nghi có liên quan tới đường dây sản xuất rượu giả khiến hàng trăm người ngộ độc và gần 80 người thiệt mạng.
Rượu giả bị thu giữ tại hiện trường (Ảnh: AFP)
Theo SCMP, giới chức Indonesia cho biết chỉ trong một tháng đã có gần 80 người thiệt mạng vì uống phải rượu giả. Cảnh sát đã bắt giữ ít nhất 12 đối tượng ở thủ đô Jakarta và tỉnh lân cận, nghi có liên quan tới vụ việc.
Phát ngôn viên cơ quan cảnh sát West Java Trunoyudo Wisnu Andiko ngày 10/4 thông báo đã có 45 người tử vong trên địa bàn. Tại Cicalengka, thủ phủ của Bandung, hơn 100 người đã phải nhập viện cấp cứu. Khoảng 31 người đã thiệt mạng trong một tháng qua tại Jakarta và các tỉnh xung quanh.
Thuế cao đối với mặt hàng rượu được cho là một trong những lý do khiến thị trường sản xuất rượu giả bùng nổ. Nhóm đối tượng mà những kẻ sản xuất rượu giả hướng tới thường là người dân nghèo. Vào năm 2015, Indonesia đã cấm bán rượu ở hàng chục ngàn siêu thị và cửa hàng quy mô nhỏ.
Hiện cảnh sát chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra các trường hợp tử vong. Một số cho rằng, các nạn nhân thiệt mạng vì uống phải chất methanol gây chết người, một số ý kiến khác cho rằng bên trong rượu giả có chứa chất diệt côn trùng.
Sĩ quan Agung Budi Maryoto công tác tại sở cảnh sát West Java ngày 9/4 cho biết một nghi phạm làm rượu giả ở khu vực của ông đã trộn rượu thật với nhân sâm, thuốc ho và thuốc chống muỗi để làm ra dung dịch rượu giả. Trong một vài trường hợp khác, những nghi phạm đã khai nhận trộn rượu với đồ uống có cồn và đồ uống tăng lực để lừa người tiêu dùng.
Phía cảnh sát Indonesia tin rằng có một đường dây có quy mô đứng đằng sau vấn nạn này.
Truyền thông Indonesia đã đăng những bức hình cho thấy sự đau đớn và suy sụp từ người nhà các nạn nhân uống phải rượu giả.
Đây là đợt có số tử vong về rượu giả lớn nhất Indonesia từ trước tới nay. Năm 2016, đã có 36 người chết sau khi uống phải rượu tự chế có chất độc.
Người nhà nạn nhân đau đớn vì người thân chết vì rượu giả (Ảnh: AFP)
Đức Hoàng
Theo Dantri
Nhật Bản thử nghiệm hệ thống dự báo tội phạm dùng trí tuệ nhân tạo Cảnh sát Nhật Bản dự kiến sẽ đưa vào dùng thử hệ thống dự báo tội phạm, nhằm dự đoán và phỏng đoán hành động phạm tội sử dụng các thuật toán trí thông minh nhân tạo. Cảnh sát Nhật Bản làm nhiệm vụ (Ảnh minh họa: AFP) Theo Kyodo, cảnh sát tỉnh Kanagawa, nằm gần thủ đô Tokyo, Nhật Bản hy vọng...