Hà Nội đẩy nhanh giải phóng mặt bằng các dự án phát triển KT-XH
Huyện Đông Anh tiến hành cưỡng chế đối với 7 hộ gia đình tại xã Kim Nỗ để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất xen kẹt phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất.
Ảnh chí có tính minh họa. (Nguồn: Lê Huy Hải/TTXVN)
Chiều 28/8, Ủy ban Nhân dân huyện Đông Anh (Hà Nội) cho biết, các lực lượng chức năng của huyện vừa hoàn thành việc tổ chức cưỡng chế thi hành Quyết định thu hồi đất đối với 7 hộ gia đình tại thôn Đoài và thôn Đông, xã Kim Nỗ để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất xen kẹt phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất.
Đại diện lãnh đạo xã Kim Nỗ cho biết, sau hơn 3 giờ ra quân tiến hành cưỡng chế, đến 10 giờ 30 sáng cùng ngày (28/8), toàn bộ việc cưỡng chế giải phóng mặt bằng được hoàn thành. Ủy ban Nhân dân huyện đã bàn giao diện tích đất sạch này cho Ủy ban Nhân dân xã Kim Nỗ quản lý.
Đáng chú ý, quá trình cưỡng chế hoàn thành đúng kế hoạch, không có tình huống phát sinh ngoài dự kiến.
Lực lượng cưỡng chế được phân công nhiệm vụ đã thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục. Mọi tài sản, công trình, vật kiến trúc, vật nuôi có trên các thửa đất cưỡng chế được kiểm kê, thực hiện tháo dỡ, di chuyển, quản lý theo đúng quy định.
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Đông Anh Nguyễn Xuân Linh, dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất xen kẹt tại xã Kim Nỗ phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất được Ủy ban Nhân dân huyện Đông Anh phê duyệt tại Quyết định số 4700/2012/QĐ-Ủy ban Nhân dân và Thông báo số 586/2013/TB-Ủy ban Nhân dân về việc thu hồi 14,021,4m2 đất để thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng khu đất xen kẹt tại 3 vị trí thuộc 3 thôn: Thọ Đa, Bắc và Đoài xã Kim Nỗ (tại điểm X4 thôn Đoài có diện tích thu hồi 4.571 m2).
Sau khi có quyết triển khai dự án và thông báo về việc thu hồi đất, huyện Đông Anh đã thực hiện các bước quy trình giải phóng mặt bằng theo Quyết định số 23/2014/QĐ-Ủy ban Nhân dân của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và những quyết định của Ủy ban Nhân dân huyện về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các hộ gia đình.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo Ủy ban Nhân dân huyện Đông Anh, sau nhiều lần tổ chức chi trả tiền bồi thường và vận động thuyết phục, trả lời kiến nghị, đến trước thời điểm ra quyết định cưỡng chế, chỉ có 11/18 hộ nhận tiền bồi thường và bàn giao đất.
Đáng chú ý, trong phần diện tích người dân cố tình không bàn giao, có diện tích được giao đất theo Nghị định 64/CP Quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp.
“Trước khi tổ chức cưỡng chế thu hồi đất, Ủy ban Nhân dân huyện đã có báo cáo Ủy ban Nhân dân thành phố và được chấp thuận chủ trương thực hiện cưỡng chế thu hồi đối với những hộ gia đình này,” ông Nguyễn Xuân Linh khẳng định.
Về những căn cứ pháp lý của việc thu hồi đất thực hiện dự án, việc áp dụng cơ chế chính sách bồi thường, hỗ trợ đối với những hộ gia đình có đất thu hồi còn lại và trình tự thủ tục cưỡng chế thu hồi đất theo đề xuất của Ủy ban Nhân dân huyện Đông Anh, trước đó, tại Văn bản kết luận số 3533/2019/TTTP-P3 của Thanh tra thành phố Hà Nội đã nêu rõ, Ủy ban Nhân dân huyện Đông Anh đã thực hiện đầy đủ trình tự thủ tục thu hồi đất, phê duyệt phương án bồi thường, tuyên truyền vận động các hộ nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng những hộ dân không chấp hành.
Vì vậy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Đông Anh đã ban hành các quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi đất, việc áp dụng cơ chế chính sách bồi thường là phù hợp với quy định tại thời điểm.
Thanh tra thành phố cũng đề nghị Ủy ban Nhân dân thành phố giao Ủy ban Nhân dân huyện Đông Anh tiếp tục tuyên truyền, vận động đối với những hộ gia đình, cá nhân nhận tiền và bàn giao mặt bằng; tiếp tục thực hiện các quyết định hành chính về giải phóng mặt bằng do Ủy ban Nhân dân huyện đã ban hành theo thẩm quyền.
Trên cơ sở kết luận của Thanh tra thành phố Hà Nội, Ủy ban Nhân dân huyện Đông Anh đã ban hành Thông báo số 2077/TB-UBND ngày 21/8/2020, tổ chức cưỡng chế thi hành Quyết định thu hồi đất đối với 7 hộ gia đình tại thôn Đoài, thôn Đông, xã Kim Nỗ để sớm thực hiện dự án.
Liên quan đến việc giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn huyện, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Đông Anh Nguyễn Xuân Linh cho biết, huyện đang chỉ đạo các đơn vị liên quan và chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, vận động và trực tiếp đối thoại với các hộ dân về chính sách giải phóng mặt bằng để người dân hiểu, đồng thuận và nghiêm túc chấp hành các quy định pháp luật của nhà nước liên quan đến lĩnh vực đất đai.
Video đang HOT
Hiện, huyện đang yêu cầu tập trung giải phóng mặt bằng đối với các diện tích đất bị thu hồi phục vụ dự án Chợ nguyên liệu gỗ Vân Hà.
Đây là dự án quan trọng khi hoàn thành và đưa sử dụng sẽ góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân địa phương, tạo điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều cho quá trình sản xuất, kinh doanh của các cơ sở sản xuất, buôn bán đồ gỗ tại Vân Hà.
Dự án chợ nguyên liệu gỗ Vân Hà đã được Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt danh mục dự án có sử dụng đất công bố lựa chọn nhà đầu tư trên địa bàn thành phố và nằm trong danh mục dự án thu hồi đất chuyển mục đích đất trồng lúa tại các nghị quyết của Hội đồng Nhân dân thành phố.
Theo quy hoạch, dự án chợ nguyên liệu gỗ Vân Hà có tổng diện tích đất thu hồi là 46.700m2 với tổng số 268 hộ dân thuộc diện giải phóng mặt bằng.
Đến nay, đã có 228 hộ đã nhận tiền đền bù và bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư thực hiện dự án, với tổng số tiền đã chi trả trên 25 tỷ đồng.
Hiện vẫn còn 40 hộ dân chưa nhận tiền đền bù và bàn giao mặt bằng do chưa thống nhất về chính sách giá đền bù; kiến nghị được giao đất ở, tức đất dịch vụ khi bị thu hồi đất nông nghiệp giao theo Nghị định 64 của Chính phủ; kiến nghị được thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực hiện dự án.
Để giải quyết kiến nghị của các hộ dân, mới đây (ngày 15/8), tại buổi đối thoại với người dân xã Vân Hà, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Đông Anh Nguyễn Xuân Linh khẳng định, tất cả các bước, các nội dung thực hiện việc giải phóng mặt bằng, đặc biệt là chính sách giá đền bù đã được huyện thực hiện công khai, minh bạch, đúng quy trình, quy định của pháp luật.
Huyện đề nghị các hộ dân bị thu hồi đất để thực hiện dự án hiểu và chấp hành nghiêm việc giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật.
Đại diện lãnh đạo huyện cũng nhấn mạnh, dự án chợ nguyên liệu gỗ Vân Hà là một trong những dự án trọng điểm trong trục kinh tế miền Đông, nhằm thay đổi bộ mặt đô thị của địa phương, đặc biệt góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động thông thương, buôn bán của nhân dân, từng bước nâng cao và phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn xã Vân Hà./.
Cận cảnh khu đất hơn 1,8 nghìn ha đang thu hồi làm sân bay Long Thành
Dự án bay quốc tế Long Thành sẽ phải thu hồi đất của 5.283 hộ với 15.716 thửa đất và 26 cơ quan tổ chức, diện tích đất thu hồi hơn 5.364 ha. Tỉnh Đồng Nai phải khẩn trương triển khai công tác xây dựng các khu tái định cư, xây dựng hạ tầng và giải phóng mặt bằng 1.810ha để có thể bàn giao mặt bằng khu vực này cho chủ đầu tư khởi công xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1 trong năm 2021.
Theo quy hoạch, dự án sân bay quốc tế Long Thành được xây trên diện tích hơn 5.300ha, là cảng hàng không đạt cấp 4F, có công suất thiết kế 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm sau khi hoàn tất ba giai đoạn năm 2050. Tổng mức đầu tư 336.630 tỷ đồng.
UBND huyện Long Thành cho biết, đến thời điểm hiện tại, cơ bản các hộ dân đã đồng thuận chủ trương, địa phương đã kiểm đếm và áp giá bồi thường.
Trong khu vực ưu tiên giải phóng mặt bằng dự án sân bay Long Thành có khoảng 630ha đất thuộc quyền sử dụng của 1.007 hộ gia đình, cá nhân. Phần diện tích còn lại là đất của Tổng công ty Cao su Đồng Nai.
Quá trình kiểm kê giai đoạn 1 đã xác định được diện tích đất của 1.145 hộ gia đình, cá nhân là 630ha. Tuy nhiên, hiện vẫn còn 138 hộ với khoảng 88ha đất chưa xác định được nguồn gốc.
Khu vực giải phóng mặt bằng giai đoạn 2 với 3.190ha thì có khoảng 4.378 hộ gia đình cá nhân với tổng diện tích là hơn 2.436ha. Đến nay, UBND tỉnh Đồng Nai mới hoàn thành công tác kiểm kê của 495 hộ với 404ha.
Đối với phần diện tích còn lại 2.032ha, UBND tỉnh Đồng Nai sẽ tiếp tục công tác kiểm kê xác định nguồn gốc để hoàn thành phê duyệt bồi thường trong năm 2020, dự kiến bàn giao toàn bộ mặt bằng trong quý 2/2021.
Tỉnh Đồng Nai cho biết, đến nay đã hoàn thành kiểm đếm và cam kết sẽ bàn giao mặt bằng vào tháng 10/2020. Tuy nhiên, hiện có nhiều thửa đất vắng chủ, không xác định chủ sở hữu đất để lập hồ sơ kiểm đếm, đền bù.
Khó khăn lớn nhất mà tỉnh Đồng Nai đang gặp phải trong công tác giải phóng mặt bằng là không liên hệ được với những chủ sử dụng đất dù đã đăng thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đất vắng chủ là do dự án được quy hoạch kéo dài đến nay đã hơn 20 năm. Trong thời gian này, nhiều hộ dân không thể chờ được đến khi dự án triển khai nên đã chuyển đến nơi khác sinh sống.
Có trường hợp sang nhượng, bán đất bằng giấy tay hoặc tìm cách lách luật bán dưới hình thức ủy quyền. Số hộ khác không đồng ý với hồ sơ kỹ thuật do giảm diện tích nên gây khó khăn trong việc xác định chính xác chủ sử dụng đất.
Nằm ngoài ranh quy hoạch sân bay Long Thành, giá đất đang được đẩy lên cao ngất ngưởng, trung bình giá từ 1,8-2,5 tỷ đồng/1.000m2.
Theo kế hoạch, việc chi trả tiền đền bù, hỗ trợ cho người dân thuộc khu vực ưu tiên giải phóng mặt bằng ở khu vực 1.800ha dự án sân bay Long Thành sẽ được chia làm 3 đợt và sẽ hoàn thành trong tháng 6/2020.
Đợt chi trả đầu tiên đã thực hiện từ ngày 18/5. Có 17 hộ dân nằm trong khu vực ưu tiên giải phóng mặt bằng giai đoạn 1, rộng 1.800ha được chi trả với tổng số tiền gần 70 tỷ đồng.
Việc xác định giá đất làm căn cứ bồi thường tại xã Bình Sơn, huyện Long Thành được UBND tỉnh Đồng Nai chia làm 2 khu vực, gồm phần diện tích trước đây thuộc ranh giới các xã Suối Trầu, Cầm Đường, Bàu Cạn rộng 1.737ha và phần ranh giới các xã Long An, Long Phước, Bình Sơn rộng 1.290ha. Theo đó, đơn giá bồi thường giao động từ 161.000 đồng/m2 đến 5.106.000 đồng/m2, tùy vị trí và loại đất bị thu hồi.
Xung quanh sân bay Long Thành nhan nhản bảng nhận ký gửi, giới thiệu nhà đất.
Trong khi đó, người dân sống trong vùng quy hoạch sân bay Long Thành lại khá lo lắng về kế sinh nhai sau khi dời đến nơi ở mới.
Phải giải ngân hết 23.000 tỷ đồng
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai thực hiện sớm công tác giải phóng mặt bằng dự án sân bay quốc tế Long Thành. UBND tỉnh Đồng Nai giải ngân hết số vốn 23.000 tỷ đồng theo đúng quy định của pháp luật. Chỉ đạo trên của Thủ tướng vừa được Văn phòng Chính phủ thông báo bằng văn bản đến UBND tỉnh Đồng Nai, sau khi Thủ tướng xem báo cáo của UBND tỉnh này về việc triển khai thực hiện dự án thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Dự án xây dựng sân bay Long Thành được Chính phủ giao Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam làm chủ đầu tư bước lập dự án. Còn dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án sân bay Long Thành do UBND tỉnh Đồng Nai làm chủ đầu tư.
Chi phí giải phóng mặt bằng cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây (đoạn qua Đồng Nai) tăng gần 1,3 ngàn tỷ đồng Tính đến nay, tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đoạn qua tỉnh Đồng Nai (năm 2019, 2020) là gần 2,7 ngàn tỷ đồng. Con số này đã vượt gần 1,3 ngàn tỷ đồng so với tổng mức đầu tư ban đầu được phê duyệt. Dự án thành phần...