Hà Nội, dạy lịch sử nhưng viết sai lịch sử
Biển chỉ dẫn phố Phan Bội Châu ghi cụ là người lập phong trào Duy Tân, trong khi đó Phan Chu Chinh mới là tác giả phong trào.
Biển chỉ dẫn ghi sai thông tin
Từ tháng 1/2012, Hà Nội đã thí điểm dạy lịch sử trên phố bằng bằng việc gắn biển chỉ dẫn tên đường có thông tin danh nhân.
Tuy nhiên, không ít người đi qua phố Phan Bội Châu cảm thấy bất bình vì biển chỉ dẫn về lịch sử lại nhầm lẫn người nọ với người kia, không đúng lịch sử.
Viết về thân thế cụ Phan Bội Châu, biển chỉ dẫn ghi ‘Phan Bội Châu (1867 – 1940), nhà cách mạng dân chủ, thành lập phong trào Duy Tân’.
Trên thực tế, người khởi xướng phong trào Duy Tân là cụ Phan Chu Trinh.
Cụ Phan Bội Châu thành lập Duy Tân hội, khởi xướng phong trào Đông Du, kêu gọi thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản học tập, chuẩn bị lực lượng chờ thời cơ cho việc giành lại độc lập cho nước nhà.
Anh Nguyễn Thành, sống tại quận Hoàn Kiếm, cho hay:
Ngày nào đi làm qua phố Phan Bội Châu cũng nhìn thấy tấm biển chỉ tên phố ghi sai lịch sử này nhưng không hề có ai tháo dỡ hay sửa chữa.
‘Muốn dạy lịch sử thì trước hết phải ghi đúng về lịch sử’, anh Thành cho hay.
Video đang HOT
Cùng ý kiến, anh Đỗ Mạnh Toàn, một trong những người đầu tiên phát hiện lỗi sai này cũng lên tiếng ‘cần phải sửa lại cho đúng với lịch sử’.
Từ ngày Hà Nội thí điểm dạy lịch sử qua tên phố đến nay đã được 10 tháng.
Chị Nguyễn Ngọc, sống tại quận Hoàn Kiếm nhận xét: ‘Đã là quá đủ cho một biển chỉ dẫn sai lịch sử như vậy’.
Theo Tinngan
Hậu duệ cụ Phan Bội Châu chế tạo tàu ngầm
Trong buổi họp mặt Hội Biển TPHCM, Đại tá Nguyễn Văn Lợi- Nguyên phó Viện trưởng Viện kỹ thuật Hải Quân kéo tôi đi giới thiệu: "Đây là anh An - cháu mấy đời của cụ Phan Bội Châu đấy. Anh ấy đang phối hợp cùng với hội chúng tôi chế tạo tầu ngầm mini. Chạy rất tốt". Người đàn ông tên An cười khiêm nhường: "Chỉ mới là thử nghiệm thôi mà".
Ông tên đầy đủ là Phan Bộ An- Việt kiều nhưng đã trở về sống ở Việt Nam hơn chục năm nay. Theo ông An, cụ của ông là anh em ruột với cụ Phan Bội Châu và làm quan trong triều Nguyễn.
Cụ được triều đình cử vào cai quản một vùng đất phương Nam mà bây giờ là vùng Dĩ An- Bình Dương. Theo chân cụ, con cháu họ Phan cũng theo vào lập thành dòng họ Phan khá lớn ở khu vực này. Sau khi cụ tổ mất, dân trong vùng đã lập đền thờ.
Con tàu đầu tiên
Cha ông An từng tham gia hoạt động cách mạng trước năm 1945 và bị thực dân Pháp bắt giam. Những đòn tra tấn dã man không khuất phục được ông, chúng đành thả ông ở tình trạng tàn phế. Năm 1975, đất nước thống nhất khi ông An đang du học tại Pháp.
Là sinh viên ngành hóa, ông được học chuyên sâu về vật liệu composit, đặc biệt là những loại composit chuyên được ứng dụng cho các thiết bị trong tàu ngầm, máy bay trực thăng. Sau khi học xong, ông An làm việc tại một hãng chuyên chế tạo tàu ngầm và có cơ hội nghiên cứu kỹ thuật chế tạo tàu ngầm.
Từ những kiến thức đã thu thập được, ông bắt đầu tự chế chiếc tàu ngầm đầu tiên và thử nghiệm tại hồ bơi cạnh nhà. Đó là vào đầu thập kỷ 80 thế kỷ trước.
Anh An (áo trắng)
Ông bảo: "Hồi tôi ở nhà, tôi đã được nghe nhiều về cuộc chiến đấu của du kích Củ Chi. Con người thì ít, vũ khí thì thiếu nhưng họ đã nghĩ ra phương thức chiến đấu khá hay: chui sâu xuống lòng đất. Quân thù có thể rải quân càn quét hết mặt đất nhưng dưới lòng đất thì chúng bó tay. Nếu trên biển, chúng ta có được một phương tiện xuyên vào lòng đại dương thì ngoài việc khám phá khai thác tiềm năng biển cả, chúng ta có thể bảo vệ chủ quyền. Khởi sự nhận thức chế tạo tàu ngầm trong tôi chỉ vậy.
Năm 1996, ông An trở về Việt Nam và mở phân xưởng nghiên cứu về composit. Ông cho rằng điều kiện ở Việt Nam đủ để có thể tự chế tạo tàu ngầm và bắt đầu tìm kiếm các phương tiện chế tạo vỏ tàu cũng như các trang thiết bị.
Ông biến căn nhà mình thành phân xưởng chế tạo với đủ thứ máy móc thiết bị. Dù từng chế tạo con tàu lớn nhưng với điều kiện sông nước ở Việt Nam, ông chọn chế tạo một con tàu thân nhỏ- vừa một người ngồi điều khiển.
Con tàu thử nghiệm ra đời với chiều dài chỉ có 3,2m, chiều cao 1m và ngang 1m, nặng hơn một tấn nhưng có đầy đủ tính năng của một tàu ngầm. Tàu sử dụng động cơ điện, có thể đạt tốc độ tối đa trên 15 hải lý/giờ. Vỏ tàu được làm bằng composit nên độ bền cao hơn vỏ thép.
Ông An cho biết: "Với vỏ thép, quá trình làm khuôn đúc rất phức tạp. Còn với vỏ composit, khuôn làm vỏ cũng bằng chính composit dễ và giá thành cũng thấp hơn".
Theo ông An, hơn 90% linh kiện được tìm mua hoặc chế tạo trong nước, chỉ mỗi động cơ là phải mua từ nước ngoài. "Nếu sản xuất số lượng nhiều, tôi cũng sẽ mua công nghệ sản xuất động cơ để đảm bảo 100% tàu ngầm này đạt thương hiệu Made in Vietnam" - ông khẳng định.
Chiếc tàu ngầm mini của ông An lúc hạ thủy
Con tàu đã xong hình hài, nhưng việc thử nghiệm thực tế khá khó khăn. Ông phải liên hệ nhiều nơi có hồ, nhiều người nghe nói thử tàu ngầm thì họ lắc đầu bởi chả ai tin một người Việt Nam lại có thể chế tạo được.
Có người lại bảo tàu ngầm thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng phải là người của Quốc phòng mới thử được... Rất may là chiếc tàu ngầm mini đã được Hội biển TP HCM biết tới.
Nhiều thành viên trong Hội Biển từng là những sỹ quan hải quân nên họ hiểu được tầm quan trọng của một chiếc tàu ngầm và mọi người trong hội đã nhiệt tình giúp đỡ.
Đại tá Nguyễn Văn Lợi kể: "Chúng tôi phải liên hệ mãi mới tìm được một điểm có thể thử nghiệm được. Đó là hồ bơi thuộc trường Trung cấp kỹ thuật Hải quân TPHCM.
Ngoài ra còn một địa điểm khác là khu vực bãi biển thuộc Cần Giờ. Ngày thử nghiệm không chỉ có anh em trong Hội Biển mà còn có nhiều người tới xem".
Mai này, tàu ngầm Việt
Ngày ấy đến. Ông An là người lái chiếc tàu. Dưới sự điều khiển của ông, con tàu nhẹ nhàng lướt trên mặt nước rồi lặn xuống chạy tới chạy lui, quay đầu đủ hướng dưới nước gần 30 phút với sự vỗ tay cổ vũ của mọi người.
Lần thử nghiệm thứ hai tại bãi biển Cần Giờ, tàu được cải tiến đôi chút để đạt hiệu suất cao hơn. Ông An tiếp tục cho tàu lặn xuống biển, chạy ra xa bờ rồi quay tới quay lui.
Theo ông, tàu đã đạt hiệu quả đúng như thiết kế và có thể hoạt động ổn định trong lòng biển với các loại địa hình.
Một lãnh đạo Hội Biển cho rằng: Trong điều kiện Việt Nam chưa có trang thiết bị, phương tiện cho sinh viên các ngành học chuyên sâu về lặn được thử nghiệm, xa hơn là công tác nghiên cứu khoa học, tìm kiếm cứu nạn cũng như sử dụng trong ngành dầu khí mà từ trước tới nay Việt Nam đều phải thuê hay nhập từ nước ngoài.
Hiện nay ông An đang bắt tay vào chế tạo con tàu sẽ lớn hơn, có thể chứa được ba người, tàu sẽ gắn động cơ diesel để có tầm hoạt động rộng hơn, xa hơn và sâu hơn...
Một tin vui đến với ông An là ngày 25/9, Trường Kỹ thuật Hải quân TP HCM đã đề nghị cho sinh viên của trường được luyện tập, huấn luyện kỹ năng về tàu ngầm trên chiếc tàu ngầm mini do ông An chế tạo.
"Tôi mong muốn góp chút sức lực nhỏ nhoi của mình cho đất nước. Việt Nam sẽ chế tạo được tàu ngầm và tôi sẽ làm hết sức để những con tàu ngầm Việt làm chủ lãnh hải đất nước"- ông tâm sự.
Theo 24h
Người đã hiến dâng trọn đời cho cách mạng Sáng 4/9, Tỉnh ủy Nghệ An, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh và Ban Tuyên giáo TƯ tổ chức hội thảo khoa học "Đồng chí Lê Hồng Phong với cách mạng Việt Nam và quê hương Nghệ An". Trích đoạn vở kịch "Sáng mãi niềm tin" tái hiện sự nghiệp cách mạng của Tổng bí thư Lê...