Hà Nội đầu đông tìm ăn nem chua nướng
Hà Nội, nơi có nhiều món ngon nổi tiếng được người sành ăn ưa thích như chả cá Lã Vọng, cốm làng Vòng, bánh cuốn Thanh Trì… và cứ mỗi khi tiết trời Hà Nội chuyển mùa sang đông người ta lại rục rịch đi tìm thưởng thức nem chua nướng như để làm ấm lòng mình trong tiết trời se lạnh.
Nếu đã từng đến Hà Nội trong những ngày gió mùa đông bắc tràn về, quan sát nhịp sống nơi đây bạn sẽ thấy dọc trên các con phố có vô vàn các kiểu hàng quán nướng lên ngôi. Có lẽ một phần vì Hà Nội có mùa đông, tiết trời se lạnh nên người ta thường thích ngồi nhâm nhi nơi các hàng quán nóng. Nào là khoai, ngô, sắn luộc cho tới chân cánh gà, chim cút… và đặc biệt phải kể đến món nem chua nướng.
Vị chua cay, ngọt bùi béo thơm chảy ra từ nem chua nướng trên than hồng hòa quyện với gia vị chấm thêm chút tương ớt giữa tiết trời se lạnh của mùa đông luôn là một cái thú thưởng thức ẩm thực mà rất nhiều người Hà Nội thích – Ảnh: Quỳnh Anh
Chuyện kể rằng vào một chiều mùa đông cách đây hơn 20 năm về trước có cậu bé trên đường đi học về ngang qua quán cóc của cụ bà bán khoai trên phố Ấu Triệu, mới xin nướng nhờ cây nem chua ăn cho đỡ lạnh. Nướng xong nem vàng, tỏa mùi thơm bà mới ăn thử thấy hương vị khó quên… Có ai ngờ chính sự tình cờ này đã góp thêm cho Hà Nội một đặc sản nem chua nướng thơm ngon mà chẳng nơi nào cho người ta cái cảm giác tương tự như thế.
Nguyên liệu làm nem chua gồm thịt nạc xay, bì lợn, gia vị, tỏi, ớt và một chút thính trộn đều sau đó ủ kín từ 2 – 3 ngày để lên men tự nhiên. Ủ nem phải canh theo giờ, đủ tiếng phải mang ra ngoài không nem sẽ bị chua quá mất ngon. Nem khi nướng sẽ được xiên vào que tre, đặt trên vĩ than đã quạt hồng.
Nướng nem chua tưởng dễ mà lại thành ra khó, người nướng phải lật trở liên tục, canh nem đủ độ chín là lấy ra ngay, lơ đễnh chuyện trò một chút là nem có thể bị cháy sém mất ngon.
Video đang HOT
Nem nướng xong (ăn theo kiểu người Hà Nội) được dọn trên một cái mẹt làm bằng tre, ngồi ghế nhựa ngay sát vỉa hè, vừa ăn vừa thổi và ngắm phố phường…Vị chua cay, ngọt bùi béo thơm chảy ra từ nem chua nướng trên than hồng hòa quyện với gia vị chấm thêm chút tương ớt giữa tiết trời se lạnh của mùa đông luôn là một cái thú thưởng thức ẩm thực mà rất nhiều người Hà Nội yêu thích, đặc biệt là các bạn trẻ.
Nếu có dịp đến Hà Nội và tản bộ trên con phố Ấu Triệu vào một ngày đông, bạn hãy dừng chân tìm cho mình một không gian nơi quán nhỏ ven đường. Để thưởng thức món nem chua nướng và cảm nhận thêm một phần hương vị ẩm thực của người Hà Nội nhé…
Theo Tapchiamthuc
Tìm ăn món Huế 'chính hiệu' ở Sài Gòn
Nhà văn Mường Mán chia sẻ rằng, cách đây hơn 11 năm, khi có ý tưởng mở quán Huế ở Sài Gòn, thì đã có trên 100 quán Huế rồi. Cũng như những cái tên hay và gợi nhớ đến Huế họ đã đặt hết.
Món vả trộn ở quán Ruốc được làm từ trái vả Huế và tôm thịt, một món rất đặc trưng của Huế
Là người làm sau đương nhiên phải nghĩ ra cách độc đáo hơn, hay hơn và làm tốt hơn thì mới mong được thành công. Chỉ nội một cái tên quán, nhà văn, nhà thơ Mường Mán trằn trọc suốt ba tháng trời mới òa ra được một chữ:Ruốc. Nhiều Việt kiều Huế xa quê hương lúc về ghé quán tâm sự với ông: chí lí thật, vừa ngắn gọn, vừa nói lên được linh hồn món Huế.
Đa phần các món ăn ngon của Huế, từ món cung đình cho tới bình dân đều phải cần tới mắm ruốc (làm từ con khuyết biển) để tạo hương vị đặc trưng cho các món như bún bò, cơm hến, các món canh nấu hàng ngày, thịt luộc chấm ruốc... Với tên "Ruốc", nhà văn đã "điểm huyệt" cho món Huế một cách nên thơ và giản dị, mộc mạc đến lạ thường. Người ta thường gọi vui người Huế là "dân mắm ruốc" là vì vậy.
Với tên "Ruốc", nhà văn đã "điểm huyệt" cho món Huế một cách nên thơ và giản dị, mộc mạc đến lạ thường. Người ta thường gọi vui người Huế là "dân mắm ruốc" là vì vậy.
Nhà văn mở quán nên quán Ruốc mang dấu ấn của người làm nghề sáng tạo. Mỗi tuần, hàng tươi sống và các loại mắm được chuyển bằng máy bay và xe tải từ Huế vào Sài Gòn.
Theo nhà văn Mường Mán, khi đã bán món gốc vùng nào thì phải dùng nguyên liệu của vùng đón mới ra đúng hương vị. Sài Gòn bán món Huế kiểu Sài Gòn thì ông nấu món Huế kiểu Huế, vậy là không "đụng hàng".
Mắm ruốc ở Huế khác với mắm ruốc ở các vùng khác, bởi vậy phải dùng mắm ruốc Huế mà nấu mới ra bún bò Huế. Sài Gòn cũng bán trái vả, nhưng phần nhiều là vả Long Khánh hay Lâm Đồng, trong khi đó trái vả Huế nhỏ hơn nhưng vị ngọt hơn, có thể để lâu mà không bị bầm.
Sài Gòn cũng có cá dìa, cá hanh, cá ngạnh, cá ong...nhưng không ngon bằng Huế, bởi vậy, chỉ trừ mùa bão lụt, còn lại thì nhà văn phải nhập nguyên liệu từ Huế mới đảm bảo yêu cầu khắt khe của mình. Chưa kể, các loại rau đặc sản Huế thường được trồng trên đất mà vua chúa xưa đã chọn (phàm vua chúa đã chọn thì cái gì cũng phải là ngon nhất).
Món bún giấm nuốc, đặc sản của Huế tại quán Ruốc, ăn vào mùa hè rất mát, đặc biệt vì con nuốc chỉ có trong mùa hè. Đây là một loài cùng họ với sứa, rất khó tìm thấy ở ,Sài Gòn
Món chè bột lọc bọc heo quay tại quán Ruốc, chỉ làm khi có khách đặt hàng. Đây là món chè rất đặc biệt của ẩm thực xứ Huế bởi trong là nhân mặn, ngoài là nước đường
Ông chia sẻ, ngay tại Huế, nhiều nơi cũng bán món Huế "mất gốc" nhiều lắm, lý do là bị xâm thực bởi nuông chiều theo du khách, người ở vùng khác tới Huế, rồi người nấu ăn giỏi đã bỏ quê hương mà đi hoặc khuất núi, chỉ còn số ít giữ lại "giềng mối" ẩm thực, cách nấu ăn cổ xưa.
Ẩm thực Huế ở quán Ruốc là món ăn Huế cổ xưa do mẹ nhà văn truyền lại cho con dâu là cô Phương Bình (vợ của nhà văn). Hằng ngày, để món ăn luôn được đảm bảo chất lượng tốt nhất, cô Bình vẫn phải dậy sớm đi chợ và lựa chọn nguyên vật liệu, đồng thời vẫn là bếp trưởng của quán.
Nhiều người Huế thành đạt tại Sài Gòn đã chọn quán Ruốc là nơi để thưởng thức ẩm thực Huế đúng nghĩa. Những Việt kiều Huế mỗi khi rời Sài Gòn không quên đặt những món bánh Huế rồi cấp đông để mang tận sang trời Tây ăn cho đỡ thèm.
Nữ Đại sứ Tôn Nữ Thị Ninh cũng nhiều lần ghé quán Ruốc và công nhận rằng món ăn ở đây "rất Huế". Nhà văn Mường Mán bảo, "Đối với tôi, đó cũng là một khích lệ để duy trì với cách nấu với nguyên liệu gốc của mình".
Một địa chỉ hiếm hoi để thưởng thức món Huế chính gốc ở Sài Gòn. Với một người đa tài như nhà văn Mường Mán (gọi vậy chắc là chưa đủ, bởi ông còn là nhà thơ, nhà biên kịch, "nhà" hội họa, và cả "nhà" doanh nhân nữa) thì có lẽ đây như một duyên nợ. Của một người Huế kiên định với những tinh hoa ẩm thực đất Cố Đô.
Theo Tapchiamthuc
Hanaichirin: Nhà hàng Nhật dành cho người sành ăn. hật Bản ngoài những nét văn hóa đặc sắc truyền thống đặc trưng, còn luôn được nhắc đến như một đất nước với vô số các món ăn ẩm thực độc đáo. Ẩm thực Nhật Bản được kết hợp từ tinh hoa của dân tộc đặc biệt từ bàn tay khéo léo, từ tấm lòng của người đầu bếp. Người dân Nhật, đặc...