Hà Nội đáp ứng khoảng 21% nhu cầu vận tải công cộng vào năm 2020
Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, với hoạt động vận tải hành khách công cộng, đến hết năm 2019, dự kiến hệ thống xe buýt đáp ứng khoảng 17,3% và vào năm 2020 tỷ lệ này đạt khoảng 20% đến 21%.
Hà Nội ưu tiên cho vận tải hành khách công cộng
Theo Giám đốc Sở Giao thông vận tải Vũ Văn Viện, đến nay tình trạng ùn tắc giao thông cơ bản được giải quyết, năm 2018, trên địa bàn Thành phố còn 33 điểm ùn tắc, đến tháng 7/2019 giảm còn 27 điểm ùn tắc giao thông.
Bên cạnh đó, hoạt động vận tải công cộng được nâng cao về chất lượng dịch vụ; mạng lưới xe buýt được mở rộng, đáp ứng 15,7% nhu cầu đi lại của người dân. Đến hết năm 2019, dự kiến hệ thống xe buýt đáp ứng khoảng 17,3% và vào năm 2020 tỷ lệ này đạt khoảng 20% đến 21%.
Video đang HOT
Tuy nhiên, cũng theo Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội, việc triển khai các dự án giao thông đường bộ do phải thỏa thuận với nhiều bộ, ngành, tác động tới nhiều người dân, các nhóm lợi ích nên còn chậm. Trên địa bàn, phương tiện cá nhân vẫn tăng nhanh, tình trạng ùn tắc giao thông vẫn diễn biến phức tạp.
Về giải pháp để nâng cao tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đến năm 2020 đạt từ 20%-25%, Giám đốc Sở Giao thông vận tải cho biết, Thành phố đã đưa ra một số giải pháp đồng bộ tập trung sẽ thực hiện được mục tiêu đã đề ra như: Rà soát hoàn thiện đề án nâng tỷ lệ khách xe buýt; hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút đầu tưvận tải hành khách công cộng; tăng cường kết nối phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng.
“Hà Nội cũng sẽ tăng cường cơ sở hạ tầng để nâng cao dịch vụ tiện ích, đồng thời tổ chức giao thông hợp lý trong đó ưu tiên cho vận tải hành khách công cộng, ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý, tăng cường công tác tuyên tuyền vận động nhân dân và sẽ xử lý nghiêm các vi phạm, trong đó có vi phạm của các doanh nghiệp vận tải xe buýt…”, ông Viện nhấn mạnh.
Theo Nga Nguyên
baodautu.vn
Hà Nội: Vẫn còn 27 "điểm đen" về ùn tắc giao thông
Trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 9, HĐND thành phố Hà Nội khóa XV, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Vũ Văn Viện cho biết, đến tháng 7/2019, thành phố vẫn còn 27 điểm ùn tắc giao thông. Đến hết năm 2019, dự kiến hệ thống xe buýt của thành phố đáp ứng khoảng 17,3% và vào năm 2020 tỷ lệ này đạt khoảng 20% đến 21%.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Nguyên Quân, Trưởng ban Đô thị, HĐND thành phố về giải pháp để hoàn thành chỉ tiêu mà thành phố đặt ra là đến năm 2020 vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đáp ứng 20% đến 25%, Giám đốc Sở Giao thông- Vận tải Vũ Văn Viện cho biết, tình trạng ùn tắc giao thông cơ bản được giải quyết. Nếu như năm 2018, trên địa bàn thành phố còn 33 điểm ùn tắc, đến tháng 7/2019 giảm còn 27 điểm ùn tắc giao thông. Vận tải công cộng được nâng cao về chất lượng dịch vụ; mạng lưới xe buýt được mở rộng, đáp ứng 15,7% nhu cầu đi lại của người dân. Đến hết năm 2019, dự kiến hệ thống xe buýt đáp ứng khoảng 17,3% và vào năm 2020 tỷ lệ này đạt khoảng 20% đến 21%.
Tuy nhiên, ông Vũ Văn Viện cũng thừa nhận, một số nhiệm vụ triển khai còn chậm. Việc triển khai các dự án giao thông đường bộ do phải thỏa thuận với nhiều bộ, ngành, tác động tới nhiều người dân, các nhóm lợi ích nên còn chậm; phương tiện cá nhân vẫn tăng nhanh, tình trạng ùn tắc giao thông vẫn diễn biến phức tạp.
Ùn tắc giao thông là một trong những thách thức của thủ đô khi tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh
Để khắc phục tình trạng này, Sở Giao thông - Vận tải đề xuất thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Triển khai sớm các tuyến đường sắt đô thị, hệ thống giao thông công cộng; hoàn thiện, xây dựng nâng cao chất lượng vận tải công cộng bằng xe buýt để bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu hành khách công cộng đến năm 2020 trên 20%; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý trật tự giao thông; tuyên truyền, vận động để người dân tăng cường sử dụng phương tiện công cộng; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra...
Liên quan đến việc rà soát, sửa đổi, ban hành cơ chế chính sách tiếp tục trợ giá với vận tải hành khách công cộng? Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, đến năm 2019, thành phố Hà Nội có 100 tuyến vận tải hành khách công cộng có trợ giá. Trong giai đoạn 2013 - 2018, thành phố trợ giá 7 nghìn tỷ đồng với 2.600 triệu lượt hành khách, bình quân mỗi năm khoảng 1.100 tỷ đồng. Ngoài ra, thành phố còn có chính sách hỗ trợ 100% tiền thuê đất cho điểm đỗ xe Nguyễn Công Hoan, Trần Nhật Duật trong tối đa 10 năm. Cơ chế chính sách trợ giá của thành phố đã được triển khai đầy đủ, theo đúng chủ trương nhưng một số nội dung vẫn cần phải rà soát, đánh giá.
Nhìn nhận vấn đề ùn tắc, tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường đang là thách thức với thành phố và diễn biến khá phức tạp khi mà lượng người về Thủ đô sinh sống ngày càng tăng, kèm theo phương tiện gây sức ép lớn cho hạ tầng giao thông của thành phố, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Hùng khẳng định, các biện pháp giảm phương tiện cá nhân dù là vấn đề nhạy cảm, liên quan đến hoạt động của người dân và các lĩnh vực khác nhưng vẫn phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh để triển khai thực hiện.
BẢO CHÂU
Theo Dansinh
Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng Nhằm bảo vệ rừng và phát triển rừng (BVR&PTR) bền vững, đặc biệt là phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), những năm qua Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ (KHCN) trong công tác quản lý, BVR, PCCCR. Hạt Kiểm lâm - Huyện đoàn Hà Trung phối hợp phát thực bì phòng cháy rừng năm...