Hà Nội đào tạo 1.000 công chức nguồn
UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt Đề án thí điểm đào tạo 1.000 công chức nguồn làm việc tại xã, phường, thị trấn giai đoạn 2012 – 2015.
Theo đó, TP sẽ đào tạo 1.000 công chức nguồn chất lượng cao để bổ sung công chức trẻ, được đào tạo cơ bản cho đội ngũ công chức cấp xã và thay thế đội ngũ cán bộ đến tuổi nghỉ hưu tại các cơ quan hành chính thuộc TP giai đoạn 2012-2015. Đối tượng được tuyển là sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, học viện công lập, hệ chính quy; Người có bằng tốt nghiệp các trường đại học công lập hệ chính quy, hiện đang làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp có nguyện vọng trở thành công chức Nhà nước của thành phố. Giai đoạn 2012 – 2013, TP đào tạo 500 người; giai đoạn 2014 – 2015, tiếp tục đào tạo 500 người. Học viên các lớp nguồn được hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo; được hỗ trợ tiền ăn theo quy định, trợ cấp kinh phí hàng tháng bằng 2 lần lương tối thiểu…
Theo ANTD
"Cựa quậy" để... trồng người
Không chỉ thiếu nước sạch trong sinh hoạt tối thiểu, nhiều nơi giáo viên còn phải vay nợ sắm vỏ lãi mới có thể được đến trường... Cơ cực là vậy, gian nan là vậy, thế nhưng oái oăm thay nhiều năm qua họ vẫn nằm ngoài vùng phủ sóng" của các chính sách dành cho đội ngũ trồng người ở vùng khó khăn bởi những quy định hành chính.
Cận cảnh lớp học ở trường Tiểu học Danh Coi, điểm Kênh 5 Ấp Tý, ngôi trường có nhiều cái không đáng trách.
Hết chỗ để than thở...
Gần 2 giờ cuốc bộ lên núi Cấm (xã An Hảo-Tịnh Biên-An Giang) mồ hôi đầm đìa nhưng chúng tôi không thấy mệt bằng cảnh sau khi tận mắt chứng kiến những khó khăn đã và đang đè nặng lên đôi vai của đội ngũ thầy cô đang gieo chữ trên đỉnh mây mù này.
Không chỉ thường xuyên cuốc bộ hàng cây số đường rừng để vận động học sinh bỏ học... thầy cô ở đây còn "mắc cạn" với chuyện nước sinh hoạt. Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Núi Cấm Lại Văn Khóm, cho biết: "Do đến nay núi Cấm vẫn chưa có hệ thống nước phục vụ sinh hoạt nên thầy cô ở đây phải trông chờ vào nguồn nước ô".
Ô là tên địa phương dùng để gọi vùng đất trũng hứng nước từ núi cao đổ xuống. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan, nhất là ảnh hưởng từ việc trồng rẫy ở phía thượng nguồn, nên thời gian gần đây nguồn nước thường xuyên có mùi hôi, tanh. Vì vậy buổi sáng xúc miệng thầy cô nào cũng ọi, ụa mấy lần. Nhưng khổ nhất là nạn gây ngứa mỗi khi tắm.
Cô Dương Hoàng Vân, giáo viên môn văn, một trong những nạn nhân thường xuyên của nguồn nước "nhiễm bẩn" cho biết: "Cứ vài ngày là bị nổi mẩn ngứa sau khi đi tắm. Có hôm dị ứng nhiều, phải nhờ đồng nghiệp lên lớp thay".
Khó khăn càng thêm chồng chất với giáo viên vùng sâu của Kiên Giang. Hôm đến trường Tiểu học Danh Coi (điểm Kênh 5 Ấp Tý), xã Đông Hưng B (huyện An Minh), thầy Nguyễn Văn Tiền, giáo viên lớp ghép 2-4 cho biết: "Ở đây không có cả nước bẩn để sử dụng".
Tuy nhiên qua thực địa, chúng tôi còn phát hiện điểm trường nơi đây còn có nhiều cái không: Không bảng tên, không sân chơi, không nhà vệ sinh, không đường dẫn vào lớp học. Và cái "không" đáng trách nhất là không điện trong khi trường học nằm ngay dưới lưới điện quốc gia, vì trước đó điểm trường vừa được đầu tư nhà vệ sinh, và giếng bơm nước, nhưng do chất lượng kém nên ngay sau bàn giao đã không thể sử dụng.
Còn lâm cả nợ nần...
Tuy nhiên điều khiến đau đáu hơn hết là để được đến trường nhiều giáo viên vùng sâu phải chấp nhận mượn nợ, thậm chí nhiều thầy cô "mắc" nợ nhiều năm vẫn chưa trả hết.
Do đặc thù sông ngòi chằng chịt nên tại nhiều địa phương chưa có đường bộ đến trường. Vì vậy không còn cách nào khác là phải sắm vỏ lãi (tắc ráng) làm "chân". Và chính điều này đã dồn đẩy nhiều giáo viên vào cảnh nợ nần.
Mất gần chục triệu đồng để sắm vỏ lãi, nhưng thầy Nguyễn Văn Tiền nát óc tìm vẫn chưa thấy đường trả nợ. Bởi tiếng là dạy học ở địa bàn vùng sâu, khó khăn nhưng cũng như giáo viên ở Núi Cấm, không hiểu sao nhiều giáo viên ở vùng sâu lại không được hưởng trợ cấp của vùng khó khăn. Tình hình càng nghiêm trọng đối với các nữ giáo viên. Không đủ sức để khởi động máy bằng tay, nên cần phải có máy đề-pa. Và vì thế tiền sắm vỏ lãi cũng cao gấp đôi so với các thầy.
Tuy nhiên, không phải giáo viên nào cũng may mắn có cơ hội sắm phương tiện, nhiều nơi thầy cô phải xắn quần rồi men theo lối mòn đầy trơn trợt và sình lầy để được đến trường và điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đứng lớp. Cô Nguyễn Thị Thanh Thúy, giáo viên nhạc của Trường Tiểu học Danh Coi, người chưa có tiền sắm vỏ lãi cho biết: "Những ngày mưa, đường trơn, không thể mang theo đàn nên phải bắt nhịp bằng miệng cho học sinh ca".
Thì ra cái khó không chỉ "bó" lấy thầy, cô mà còn "ló" cái vòi trở ngại sang cả học sinh, trong đó có cả hệ lụy "học chay". Và đây chính là con đường ngắn nhất ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực. Rất mong cơ quan chức năng sớm xem xét, hợp lý hóa chính sách đừng để giáo viên phải sống trong nghịch lý: Lâm nợ vì bám trụ trồng người.
Theo laodong
Cần xét tặng bằng, huy hiệu "Lao động sáng tạo" cho giáo viên Thực tế phong trào "Lao động sáng tạo" ở các địa phương vùng ĐBSCL cho thấy, đội ngũ giáo viên là đối tượng đóng góp nhiều đề tài, sáng kiến thiết thực được ứng dụng vào thực tế dạy và học. Theo LĐLĐ TP.Cần Thơ, thời gian qua, ngành GDĐT có nhiều giải pháp đã được đưa vào áp dụng trong giảng dạy...