Hà Nội: Đám cưới trước giờ… lên bàn mổ
Lần đầu tiên, một đám cưới “đặc biệt” đã diễn ra ngay trong viện, khi cô dâu mặc áo bệnh nhân và người tham dự cũng là bệnh nhân và những người mặc áo blu trắng.
Cô dâu mặc áo bệnh nhân
Chiều 23.4, một đám cưới đặc biệt đã diễn ra ngay trong bệnh phòng C8 của Viện Tim mạch Quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai).
Cô dâu gày gò, nhợt nhạt trong bộ quần áo bệnh nhân, nước mắt lưng tròng, chú rể cười bẽn lẽn, ngượng ngùng, nhưng vẫn không giấu được sự lo lắng khi luôn nắm chặt tay cô dâu, thỉnh thoảng, lại quay sang hỏi thăm xem cô dâu có mệt không.
Xung quanh, những người tham dự cũng vô cùng đặc biệt, khi toàn mặc áo blu trắng và quần áo bệnh nhân. Không ít người bệnh, vừa mới mổ xong, đi chưa vững nhưng cũng nhờ người dìu đến tham dự “đám cưới”. Các bác sĩ cũng chỉ mua một bó hoa, ít bánh kẹo và hoa quả để người dự cùng chung vui với đôi vợ chồng trẻ. Nhưng ngay cả bệnh nhân đến dự cũng cảm động, rơm rớm nước mắt.
Cô dâu trong đám cưới trước… giờ lên bàn mổ.
Bệnh nhân – cô dâu là Hà Thị Hom (27 tuổi) và chú rể Hà Văn Thơm (24 tuổi) cùng là người dân tộc Thái ở Văn Chấn, Yên Bái. Chú rể Thơm cho biết, hai vợ chồng yêu nhau đã lâu, cả gia đình định ngày cưới vào đúng ngày 23.4, đã đi mời khắp họ hàng, bạn bè.
Tuy nhiên, cách đây 1 tuần, bỗng dưng Hom bị khó thở, mệt mỏi đến mức không đi được. Hai vợ chồng đưa nhau lên Bệnh viện Bạch Mai để thăm khám. Kết quả “động trời” khiến hai vợ chồng và cha mẹ hai bên đều lo lắng.
Video đang HOT
TS Dương Đức Hùng – Trưởng đơn vị tim mạch (Viện Tim mạch Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, bệnh nhân Hà Thị Hom chuyển đến viện từ 1 tuần trước, trong tình trạng suy nhược, khó thở, đi lại còn khó khăn. Kết quả kiểm tra cho thấy, bệnh nhân này có 1 cái u to bằng quả trứng vịt nằm bên trong tâm thất trái của tim. Cái u này đã xuất hiện ít nhất hơn 1 năm, tuy nhiên, do nhà nghèo, điều kiện đi lại khó khăn, ít hiểu biết, nên đến sát ngày cưới, thấy mệt quá, bệnh nhân Hom mới đi khám. Nếu không mổ gấp thì khối u sẽ chèn ép lên tim, gây nguy hiểm tính mạng. Do đó, anh đã chỉ định mổ cấp cứu vào ngày 23.4 – vô tình lại trùng với ngày cưới của Hom và Thơm.
Vợ chồng bệnh nhân Hà Thị Hom nhận lời chúc từ nhân viên y tế và bệnh nhân trong ngày cưới. Ảnh: Ngọc Dung
Ấm áp tình người
Chị Trần Bích Phương – Điều dưỡng trưởng khoa C8 chia sẻ, khi thông báo lịch mổ cho bệnh nhân, chị rất ngạc nhiên khi anh Thơm cứ níu áo chị để xin được hoãn mổ. Hỏi mãi, Thơm mới tâm sự, ngày mổ rơi đúng vào ngày cưới của Hom và Thơm. Do đã mời hết họ hàng, bạn bè nên cha mẹ hai bên vẫn quyết định tổ chức đám cưới khi con gái – con dâu phải nằm viện. Nhưng nếu mổ đúng vào ngày cưới thì cha mẹ sẽ rất lo lắng, đám cưới sẽ diễn ra trong không khí u ám. Mà cũng chẳng ai lên bệnh viện kịp để động viên Hom. Do đó, Hom muốn hoãn ca mổ lại 1 ngày. Biết được sự thể “éo le”, chị Phương và các đồng nghiệp đều rất thương cảm. Một mặt, chị báo cáo sự việc lên Trưởng khoa để hoãn mổ theo nguyện vọng của bệnh nhân, mặt khác, chị cũng nảy ra ý định sẽ tổ chức một lễ kỷ niệm, chúc mừng nho nhỏ cho đôi vợ chồng trẻ ngay tại khoa.
Ý tưởng ấm áp của chị đã được lãnh đạo khoa ủng hộ nhiệt tình. Một “đám cưới” nhanh chóng được chuẩn bị, bao gồm một bó hoa hồng thật đẹp và ít bánh kẹo, hoa quả để mời hơn 50 bệnh nhân trong khoa đến cùng chung vui.
TS Hùng sau khi nghe được nguyện vọng “hoãn mổ” hết sức éo le của bệnh nhân cũng đã rất thông cảm và lùi lại lịch mổ một ngày. Đồng thời, anh cũng ủng hộ ý tưởng tổ chức một đám cưới hết sức đặc biệt ngay tại khoa cho đôi vợ chồng trẻ.
“Với những việc làm giản đơn nhưng gần gũi, ấm áp như vậy, tôi mong muốn khoảng cách giữa nhân viên và bệnh nhân sẽ được xóa nhòa. Bệnh viện sẽ trở thành gia đình, thành nơi chia sẻ không chỉ gánh nặng bệnh tật mà cả những nỗi niềm riêng tư trong đời sống của bệnh nhân”, TS Hùng chia sẻ.
Đến trông vợ đang là bệnh nhân khoa C8, bác Hoàng Tuấn Vuông (Thanh Trì, Hà Nội) cũng đến tham dự đám cưới. Bác cho biết, đám cưới bất ngờ và đầy xúc động không chỉ đối với đôi vợ chồng trẻ. Ngay cả bác và vợ cũng cảm thấy vui mừng, sự lo lắng, mệt mỏi trong bệnh viện dường như tan biến.
Chỉ ngồi dự được ít phút trong sự chúc tụng của mọi người, hai vợ chồng Hom – Thơm lại phải dìu nhau về phòng nghỉ. Thơm cho biết: “Cho dù chỉ có hai vợ chồng ở bệnh viện, nhưng em cảm thấy không lẻ loi, được yêu thương và chia sẻ. Đám cưới này có lẽ sẽ đặc biệt hơn cả đám cưới đông đủ họ hàng ở quê. Sự ấm áp đầy tình người của các nhân viên y tế trong bệnh viện khiến vợ em yên tâm hơn để ngày mai bước vào phòng mổ”.
Theo Diệu Linh (Dân Việt)
Năm 2014, viện phí tiếp tục tăng
Theo dự kiến của Bộ Y tế, năm 2014, viện phí tại khu vực điều trị sẽ tiếp tục tăng theo hướng tính cả tiền lương, phụ cấp trực, phụ cấp phẫu thuật...
Trong khi vẫn còn không ít lời phàn nàn của người bệnh về chất lượng dịch vụ sau hơn 1 năm tăng viện phí thì nhiều cơ sở y tế lại cho rằng cần tiếp tục tăng viện phí để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Tăng rồi, vẫn lỗ?
TP HCM là địa phương cuối cùng được HĐND thông qua viện phí mới sau gần 2 năm liên bộ Y tế - Tài chính có thông tư về việc này với giá 447 dịch vụ y tế và giá ngày, giường bệnh được điều chỉnh. Theo đánh giá của BHXH Việt Nam, sau hơn 1 năm thực hiện tăng giá dịch vụ y tế, nhìn chung, các cơ sở đã có ý thức hơn trong việc nâng chất lượng khám chữa bệnh.
Ông Nguyễn Ngọc Hiền, Phó Giám đốc Bệnh viện (BV) Bạch Mai (TP Hà Nội), cho biết để cải thiện chất lượng dịch vụ với viện phí mới, BV đã chi 50 tỉ đồng nâng cấp khu khám bệnh, tăng gấp đôi số phòng khám (từ 30 lên 60), đồng thời nâng cấp, sửa chữa phòng bệnh, lắp đặt hệ thống điều hòa, mua thêm máy thở... - đều là những thứ thiết yếu cho người bệnh. Tuy nhiên, không thể kỳ vọng việc điều chỉnh viện phí sẽ giải quyết được ngay tình trạng quá tải.
Khu vực chờ khám bệnh của Viện Tim mạch quốc gia (TP Hà Nội) được đầu tư nâng cấp sau khi tăng viện phí
"Từ khi tăng viện phí, BV chịu áp lực phải tăng chất lượng dịch vụ. Chẳng hạn, quy định khám hạng 1 và hạng đặc biệt phải bảo đảm định mức chỉ khám 35 bệnh nhân/bàn/ngày. Trong khi đó, diện tích đất có hạn, BV không thể mở rộng phòng khám" - lãnh đạo một BV phân trần.
Với mức viện phí được phê duyệt chiếm 80%-90% khung giá, nhiều BV vẫn kêu lỗ vì thu không đủ bù chi. Theo ông Hoàng Tiến Bình, Phó Giám đốc BV Đa khoa Thảo Nguyên (tỉnh Sơn La), dù viện phí mới được tính các yếu tố chi phí trực tiếp nhưng hiện giá nhiều dịch vụ đã không còn phù hợp.
Ông Bình đơn cử dịch vụ cắt amiđan (gây mê), theo khung giá thì tăng 480.000 đồng nhưng tiền vật tư (chỉ khâu, ống đặt nội khí quản, gạc thấm nước) có giá trị trung bình lại không được tính. Với kỹ thuật này, BV đang lỗ 174.000 đồng. Thủ thuật rửa dạ dày cũng vậy, với giá 21.000 đồng nhưng chi phí sử dụng 1 sonde dạ dày đã là 23.000 đồng, chưa kể vật tư khác và chi phí cho người thực hiện hơn 38.000 đồng.
Tại BV Việt Đức (TP Hà Nội), giá 1 ngày giường bệnh hồi sức cấp cứu là 113.000 đồng. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Bích Hường, Phó Giám đốc BV, cho biết giá này không đủ chi cho khoản vệ sinh phòng bệnh, giường bệnh. Chỉ tính riêng tiền vệ sinh, BV này chi khoảng 10 tỉ đồng/năm. Để tồn tại, BV phải lấy nguồn ở các phòng bệnh dịch vụ bù sang phòng bệnh được BHYT chi trả.
Tăng độ bao phủ của BHYT
Lý giải giá dịch vụ y tế mới đã tính đủ các chi phí trực tiếp nhưng nhiều BV vẫn lỗ, ông Nguyễn Nam Liên, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính Bộ Y tế, cho rằng phần lớn các tỉnh mới thu viện phí ở mức 60%-80% giá tối đa. Như vậy, chưa đủ các chi phí trực tiếp để thực hiện dịch vụ nên nhiều BV vẫn rất khó khăn trong bảo đảm kinh phí để hoạt động, chưa thể nâng cao chất lượng khám chữa bệnh một cách rõ rệt.
Bộ Y tế cho biết theo lộ trình năm 2014, khung viện phí được xây dựng theo hướng chi phí phụ cấp thường trực của nhân viên y tế được tính vào giá ngày, giường điều trị nội trú; phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật được tính vào giá của từng phẫu thuật, thủ thuật. Với việc điều chỉnh này, điều quan trọng là phải bảo đảm tăng độ bao phủ của BHYT để bệnh nhân không phải bỏ tiền túi chi trả thêm.
Việc điều chỉnh viện phí sẽ theo hướng chuyển dần từ cấp ngân sách cho bên cung cấp dịch vụ là BV sang đầu tư trực tiếp cho người dân, bằng cách dùng ngân sách mua BHYT cho dân.
Lưu ý sức dân Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn, tăng viện phí là cơ hội tốt cho cả người bệnh lẫn cơ sở y tế. Thực tế, sau khi được tăng viện phí, các BV đã dành 15% kinh phí thu được để cải tạo cơ sở vật chất, nhất là khoa khám bệnh; mua sắm máy móc, trang thiết bị, triển khai kỹ thuật hiện đại, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Nhìn nhận việc điều chỉnh viện phí là cần thiết nhưng nhiều chuyên gia trong lĩnh vực y tế cho rằng cần lưu ý đến sức chịu đựng của người dân. Hiện nay, kể cả khi đã được Quỹ BHYT chi trả thì 50% chi phí y tế vẫn do người dân trả.
Theo Ngọc Dung
Cấp đất cho cha con 'người rừng' Lần đầu tiên hai cha con ông Hồ Văn Thanh và Hồ Văn Lang được chính quyền huyên Tây Trà (Quảng Ngãi) cấp chứng minh nhân dân, nhập hộ khẩu và cấp đất xây nhà ở đê hòa nhập cuộc sống cộng đồng dân làng. Ông Hoàng Anh Ngọc, Chủ tịch UBND huyện Tây Trà cho biết, huyện vừa hoàn tất thủ tục...