Hà Nội: Đảm bảo vệ sinh môi trường tại các điểm dừng xe buýt
Sở Xây dựng Hà Nội vừa ban hành Công văn số 9700/SXD-HT về đảm bảo vệ sinh môi trường tại các điểm dừng xe buýt trên địa bàn Thành phố.
Ảnh minh họa
Theo đó, Sở Xây dựng nhận được Văn bản số 1853/TTĐH-QLHT, ngày 09-10-2019, của Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị – Sở Giao thông vận tải về việc hạ tầng xe buýt bị ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố; Trong đó, báo cáo việc 72 điểm chờ thuộc 22 quận, huyện trên địa bàn Thành phố không đảm bảo vệ sinh môi trường do các xe rác và các điểm tập kết rác bố trí ngay tại điểm dừng.
Căn cứ Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND, ngày 19-9-2016, của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế – xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội; Để phối hợp công tác đảm bảo vệ sinh môi trường tại các điểm dừng xe buýt trên địa bàn Thành phố, Sở Xây dựng đề nghị UBND các quận, huyện chỉ đạo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận, huyện và các nhà thầu thực hiện vệ sinh môi trường trên địa bàn thực hiện đảm bảo vệ sinh môi trường theo đúng hợp đồng gói thầu, đặc biệt là các điểm dừng xe buýt do Sở Giao thông vận tải quản lý; nghiên cứu bố trí điểm tập kết xe gom rác, thùng rác phù hợp không làm ảnh hưởng đến nhân dân đứng chờ xe buýt.
Video đang HOT
Đề nghị Sở Giao thông vận tải chỉ đạo Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị phối hợp với UBND quận, huyện liên quan trong công tác đảm bảo vệ sinh môi trường tại các điểm dừng xe buýt trên địa bàn Thành phố.
Theo PL&XH
Hà Nội: Xe buýt được ưu tiên
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký ban hành kế hoạch thực hiện các giải pháp cụ thể để hoàn thành chỉ tiêu tỷ lệ vận chuyển hành khách công cộng đạt 20-25% (trong đó đường sắt đô thị đạt từ 1-3%) vào năm 2020.
Theo đó, vận tải công cộng bằng xe buýt được ưu tiên. Tới đây, TP Hà Nội sẽ nghiên cứu và tổ chức các làn đường ưu tiên cho xe buýt trên một số tuyến trục chính đủ điều kiện như: Nguyễn Trãi - Trần Phú (Hà Đông) đoạn từ Ngã Tư Sở đến Cầu Trắng (Hà Đông) dài 5km; Tuyến đường Pháp Vân - Giải Phóng - Đại Cồ Việt 4,7km; Tuyến đường Nguyễn Văn Cừ - Ngô Gia Tự 5,9km; Tuyến đường Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Linh Đàm 9,6 km;...
Trong năm 2019, Hà Nội dự kiến mở mới hơn 20 tuyến buýt phục vụ người dân.
Cùng đó, TP Hà Nội sẽ rà soát, tổ chức giao thông theo hướng ưu tiên cho xe buýt qua các nút, các tuyến phố không cho xe ôtô hoạt động; ưu tiên tổ chức giao thông cho phương tiện vận tải công cộng khối lượng lớn.
Cũng theo kế hoạch này, TP Hà Nội sẽ tiếp tục nghiên cứu, tổ chức kết nối các tuyến buýt thường với tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh - Hà Đông, tuyến buýt nhanh BRT tại điểm đầu, cuối và dọc hành lang đường sắt 2A và BRT; tổ chức các điểm trông giữ xe đạp, xe máy tại khu vực lân cận các nhà ga, nhà chờ tạo thuận lợi cho hành khách gửi xe cá nhân để chuyển sang phương tiện công cộng; nghiên cứu tổ chức các tuyến buýt có sức chứa nhỏ để phù hợp với những đường phố nhỏ hẹp; triển khai đề án phát triển xe đạp công cộng...
Về mạng xe buýt, Hà Nội sẽ tiếp tục mở rộng vùng phục vụ của mạng lưới tuyến tới các khu vực ngoại thành, các trung tâm phát sinh nhu cầu (đô thị mới, trung tâm thương mại, vui chơi giải trí...). Dự kiến số lượng tuyến buýt mở mới đến năm 2020 từ 46-51 tuyến, trong đó năm 2019 mở mới 21 tuyến, năm 2020 mở từ 25-30 tuyến.
Cũng liên quan đến vấn đề xe buýt, ngày 10-9, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông đô thị Hà Nội cho biết, chỉ sau 20 ngày triển khai thực hiện đã có gần 100 nghìn người cao tuổi nộp hồ sơ làm thẻ miễn phí đi xe buýt. Đến nay, số lượng người cao tuổi đến nộp hồ sơ làm thẻ tuy có giảm dần nhưng vẫn quá tải tại một số điểm tiếp cận.
"Việc cấp thẻ miễn phí sẽ kéo dài đến 31-10. Nhằm giảm tải cho các điểm tiếp cận hồ sơ và bộ phận sản xuất thẻ, T3P Hà Nội sẽ tạo thuận lợi cho các đối tượng là người cao tuổi có nhu cầu đi xe buýt miễn phí nhưng chưa đăng ký làm thẻ, khi đi xe buýt có thể xuất trình chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân (bản chính) để kiểm tra kiểm soát", Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông đô thị cho biết.
Được biết, trung bình mỗi ngày có gần 10.000 người đến các điểm bán vé xe buýt để đăng ký, cao điểm nhất là các ngày từ 24 đến 27-8. Trong số này, đa phần là người trên 60 tuổi - đối tượng mới được thành phố bổ sung sử dụng phương tiện công cộng miễn phí từ 1-9.
Theo số liệu của Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông đô thị, trước đây trên địa bàn thành phố có khoảng 20.000 người cao tuổi thường xuyên mua vé tháng để đi xe buýt. Giá vé hỗ trợ cho các đối tượng được làm thẻ là 100 nghìn đồng/người/tháng.
Các đối tượng được cấp thẻ xe buýt miễn phí trên địa bàn Hà Nội chỉ cần mang chứng minh nhân dân và ảnh 3 x 4 đến 62 điểm làm vé xe buýt của TP Hà Nội và khai thông tin là được cấp thẻ. Thẻ đi xe buýt miễn phí có thời hạn sử dụng trong vòng 5 năm đối với các đối tượng người cao tuổi, người có công, người tàn tật và sử dụng trong 1 năm đối với đối tượng người thuộc hộ nghèo.
Quy định mới của TP Hà Nội mở rộng đối tượng được miễn phí tới các đối tượng là người cao tuổi, nhân khẩu thuộc hộ nghèo. Trên địa bàn Thủ đô hiện có khoảng 700 nghìn người cao tuổi, khoảng 64 nghìn nhân khẩu thuộc hộ nghèo.
Phạm Huyền
Theo CAND
TP Hà Nội: Hiệu quả từ thu gom rác thủ công sang cơ giới hóa Trước tốc độ đô thị hóa tăng cao, công tác thu gom rác thải sinh hoạt được dự báo "năm sau sẽ khó hơn năm trước". Tuy nhiên, với quyết sách đầu tư mạnh mẽ vào phương tiện thu gom rác, công tác đảm bảo vệ sinh môi trường (VSMT) trên địa bàn Hà Nội đã có chuyển biến tích cực. Công nhân...