Hà Nội: Cứu thành công bệnh nhân ngộ độc nguy kịch vì tự ý dùng thuốc điều trị tiểu đường
Vừa qua, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông tiếp nhận và điều trị thành công cho bệnh nhân N.T.N (57 tuổi, ở Hà Nội) bị nhiễm toan chuyển hóa nặng suy đa cơ quan do ngộ độc thuốc điều trị đái tháo đường Metformin.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng ý thức lơ mơ, phù toàn thân, không tiểu tiện được, khó thở nhiều, tím tái, trụy mạch. Theo người nhà bệnh nhân, 4 ngày trước khi vào viện, bệnh nhân mệt, tiểu ít, ăn kém, phù nhiều nên tự mua thuốc tiêm truyền tại nhà nhưng không đỡ.
Bệnh nhân N trong quá trình lọc máu tại bệnh viện.
Tại Khoa Hồi sức tích cực, bệnh nhân nhanh chóng được thăm khám và làm xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán, bệnh nhân toan chuyển hóa rất nặng, suy đa cơ quan, vô niệu hoàn toàn, kali máu tăng đe dọa tính mạng. Nguyên nhân do ngộ độc thuốc điều trị đái tháo đường Metformin.
Ngay sau đó bệnh nhân được xử trí đặt ống nội khí quản, thở máy, đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm, bù dịch Natribicarbonat và dùng thuốc vận mạch tuy nhiên tình trạng huyết áp của bệnh nhân không được cải thiện do toan chuyển hóa quá nặng. Ngay lập tức các bác sĩ Khoa Hồi sức Tích cực đã hội chẩn và quyết định tiến hành lọc máu liên tục, Mode CVVHDF (lọc máu liên tục có thẩm tách) cho bệnh nhân N.
Video đang HOT
Sau lọc máu liên tục 12h, huyết áp bệnh nhân dần được cải thiện, bắt đầu có nước tiểu, sau 48h hồi sức tích cực và lọc máu liên tục bệnh nhân đã cắt được hoàn toàn thuốc vận mạch. Sau 5 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã rút được ống nội khí quản, tự thở khí phòng, ăn uống sinh hoạt bình thường, các xét nghiệm dần về chỉ số ổn định.
Theo bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Sơn Nam, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, đây là trường hợp bệnh rất nặng vì biến chứng toan chuyển hóa dẫn đến suy đa cơ quan trên nhiều bệnh nền phức tạp. “Trước đây với những bệnh nhân nặng như thế này, tiên lượng rất xấu và sẽ phải chuyển lên tuyến trên để điều trị. Tuy nhiên, Bệnh viện đã ứng dụng các trang thiết bị, các phương pháp điều trị kỹ thuật cao đến với bệnh nhân, nhằm nâng cao chất lượng khám và điều trị cho bệnh nhân, giúp giảm tải cho các bệnh viện tuyến Trung ương”.
Trong đó, có phương pháp lọc máu liên tục có thẩm tách là kỹ thuật chuyên sâu trong hồi sức cấp cứu. So với các phương thức thay thế thận khác, lọc máu liên tục có nhiều ưu điểm vượt trội như: Thích hợp cho những bệnh nhân rối loạn huyết động, kiểm soát thể tích một cách chính xác, rất hiệu quả trong kiểm soát ure huyết cao, giảm phosphat máu và tăng kali máu, kiểm soát nhanh toan chuyển hóa, an toàn cho bệnh nhân tổn thương não và bệnh lý tim mạch, rất hiệu quả trong điều trị nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn do lọc được các trung gian hóa học gây viêm.
Cũng từ ca bệnh trên bác sĩ Sơn Nam khuyến cáo, đối với bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị theo đơn tại nhà cần đi khám định kỳ thường xuyên để kiểm tra sức khỏe và đánh giá hiệu quả điều trị để có phác đồ điều trị phù hợp, phòng tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Tự uống tăng liều thuốc, bệnh nhân nguy kịch, phải nhập viện lọc máu
Thấy đường huyết của mình tăng cao, bệnh nhân đã tự ý uống tăng liều thuốc metformin điều trị đái tháo đường khiến bản thân rơi vào tình trạng nguy kịch, phải nhập viện, lọc máu 48 giờ.
Bệnh nhân qua cơn nguy kịch, tiếp tục được chăm sóc tại Bệnh viện Quận Thủ Đức - BVCC
Hôm nay (ngày 7.8), Bệnh viện Quận Thủ Đức (TP.HCM) thông tin: Bà N.T.T (61 tuổi) được đưa vào Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Quận Thủ Đức, do thở mệt, thở nặng nhọc và đứt quãng.
Sau đó, bệnh nhân rơi vào tình trạng suy hô hấp, toan máu nặng, tăng a xít lactic máu, hạ huyết áp, suy thận cấp trên bối cảnh bệnh nặng là viêm phổi cộng đồng có nguy cơ nhiễm đa kháng,...
Được biết, bệnh nhân có tiền căn đái tháo đường loại 2 và được chỉ định dùng thuốc metformin để điều trị. Năm ngày trước, bà T. đã tự ý uống thuốc tăng liều thuốc metformin do thấy đường huyết của mình tăng cao.
Tuy nhiên, các bác sĩ đánh giá, bệnh nhân T. không phải bị tăng đường huyết do đái tháo đường mà là bị viêm phổi kèm tiêu chảy. Việc bệnh nhân tự ý uống thêm metformin do nghi ngờ lượng đường huyết đang tăng cao là rất nguy hiểm.
Trong trường hợp của bệnh nhân T., việc tự ý sử dụng thêm thuốc metformin khi chưa được thăm khám và chưa có chỉ định của bác sĩ đã khiến tăng thêm độc tố của thuốc, dẫn đến tình trạng nguy kịch.
Sau khi được xử lý cấp cứu ban đầu, bệnh nhân tiếp tục được chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc để điều trị. Nhận thấy tình trạng bệnh nhân nặng đe dọa tính mạng do ngộ độ metformin, các bác sĩ trực đã nhanh chóng tiến hành đặt nội khí quản cho bệnh nhân thở máy, sử dụng kháng sinh và triển khai lọc máu liên tục ngay trong đêm.
Sau 48 giờ tích cực điều trị với kỹ thuật lọc máu liên tục, kháng sinh, thở máy, chăm sóc hồi sức tích cực, chống độc, bệnh nhân dần ổn định, tiếp xúc tốt và hiện đã được cai máy thở.
Theo thông tin của Bệnh viện Quận Thủ Đức, metformin là thuốc thông dụng trong điều trị đái tháo đường loại 2.
Thuốc metformin được chống chỉ định cho những bệnh nhân có điều kiện sức khỏe yếu. Chính vì vậy, thuốc metformin không thường được khuyến khích sử dụng đối với bệnh nhân có bệnh lý nặng như suy gan, viêm phổi, rối loạn chức năng thận, nhiễm toan chuyển hóa cấp hay mạn tính,...
Người bị bệnh đái tháo đường thường dễ bị viêm phổi và nhiễm trùng nên ngay khi có các dấu hiệu mệt mỏi, tiêu chảy, hạ huyết áp thì bệnh nhân nên ngưng ngay thuốc metformin và đi khám để có chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Việc tự ý dùng thuốc metformin sẽ làm xấu thêm các tình trạng bệnh của bệnh nhân, dẫn đến những tai biến nghiêm trọng khó lường.
9 dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu vitamin B12 Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất các tế bào hồng cầu và sự ổn định của hệ thống thần kinh. Thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu vitamin B12 Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu vitamin B12 như chế độ ăn uống không đầy...