Hà Nội cung cấp lương thực, thực phẩm cho lao động nghèo
Thành phố giao các địa phương hỗ trợ y tế, đời sống cho người nghèo, mất thu nhập, để người dân an tâm ở nhà.
Đây là một trong những nội dung công điện của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh, tối 1/8.
Theo đó, để kiểm soát ngăn dịch lây lan, thành phố yêu cầu quận, huyện, thị xã kiểm soát nghiêm ngặt và thực hiện ngay các biện pháp hỗ trợ cần thiết về đời sống, y tế; cung cấp các lương thực, thực phẩm cho lao động nghèo, mất thu nhập, không còn dự trữ để người dân an tâm “ai ở đâu ở đấy” tại các khu vực cách ly, phong tỏa.
Người nghèo nhận gạo miễn phí tại Nhà văn hoá phường Nghĩa Tân (Cầu Giấy) trong đợt dịch đầu tiên (tháng 4/2020). Ảnh: Giang Huy.
“Tuyệt đối không để người dân di chuyển ra ngoài địa bàn thành phố trong thời gian giãn cách xã hội, trừ những người được chính quyền cho phép”, công điện nêu rõ.
Video đang HOT
Địa phương được chủ động quyết định việc thực hiện các biện pháp cao hơn trong thời gian giãn cách xã hội, như phong tỏa một khu dân cư, tổ dân phố, cấp phường, xã, thị trấn để kịp thời ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.
Ngành Y tế chủ trì tham mưu lãnh đạo thành phố phương án điều trị tổng thể 20.000 bệnh nhân mắc Covid 19, báo cáo trước ngày 5/8; hoàn thiện phương án triển khai thí điểm 1.000 giường điều trị bệnh nhân không triệu chứng, triệu chứng nhẹ tại Khu chung cư Đền lừ 3 để kích hoạt đưa vào hoạt động từ 2/8.
Thành phố cũng đề nghị cơ quan chức năng xây dựng phương án hỏa táng thi hài bệnh nhân dương tính với nCoV trên địa bàn, khả năng đảm bảo công suất theo các tình huống và diễn biến dịch bệnh.
Thống kê từ Sở y tế Hà Nội, đợt dịch thứ tư (từ ngày 27/4 đến nay), thành phố ghi nhận là 1.247 ca bệnh, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 751 ca, số mắc là người đã được cách ly 496 ca.
Các địa phương tích cực hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVD-19
Hưởng ứng đợt phát động cao điểm (từ ngày 28 - 31/7/2021) hỗ trợ lương thực, thực phẩm giúp nhân dân TP Hồ Chí Minh gặp khó khăn do dịch COVID-19 của Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh Quảng Nam, ngày 1/8, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) đã tổ chức bàn giao, vận chuyển hơn 106 tấn lương thực, thực phẩm hỗ trợ nhân dân TP Hồ Chí Minh.
Các chuyến xe sẵn sàng vận chuyển hàng hóa, thực phẩm vào hỗ trợ nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Phước Tuệ - TTXVN
Trong 3 ngày qua, với tinh thần "Tương thân tương ái", "Một miếng khi đói bằng một gói khi no", với sự vào cuộc nhiệt tình và trách nhiệm của các phòng, ban, khối đoàn thể và các tầng lớp nhân dân của 20 xã, phường trên địa bàn, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị xã Điện Bàn đã huy động được sự chung tay hỗ trợ nhân dân TP Hồ Chí Minh hơn 106 tấn hàng hóa các loại, gồm: 75 tấn gạo, hơn 1,7 tấn hải sản khô, gần 20 tấn củ quả các loại, gần 2.800 lít dầu ăn các loại, hơn 5.300 lít nước mắm, gần 1,8 tấn mỳ (bún, miến khô) và 2.048 thùng mỳ tôm, 4.655 hộp cá hộp (thịt hộp)
Ông Phan Ngọc Hải - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị xã Điện Bàn khẳng định: Bà con thị xã rất đồng lòng ủng hộ đợt phát động, người có nhiều ủng hộ nhiều, người có ít ủng hộ ít, với tinh thần đoàn kết, sẽ góp phần khống chế dịch bệnh, sớm ổn định lại cuộc sống người dân TP Hồ Chí Minh.
Chị Nguyễn Thị Vàng ở Khu phố 3, phường Vĩnh Điện cho biết: Bà con chúng tôi rất nhiệt tình ủng hộ nhân dân TP Hồ Chí Minh vượt qua khó khăn, với số lương thực, thực phẩm này sẽ góp phần hỗ trợ bà con TP Hồ Chí Minh hạn chế ra bên ngoài, phòng tránh dịch bệnh lây lan.
Thị xã Điện Bàn phấn đấu đến ngày 2/8, hơn 106 tấn hàng hóa này sẽ được chuyển vào ủng hộ nhân dân TP Hồ Chí Minh. Theo kế hoạch, toàn bộ số hàng hóa này sẽ được vận chuyển đến ủng hộ nhân dân ở các địa phương: Trung tâm thành phố Thủ Đức và các huyện Nhà Bè, hóc Môn.
*Trong 2 ngày 31/7 và 1/8, Đồn Biên phòng Lai Hoà, Bộ đội Biên phòng Sóc Trăng đã phối hợp cùng chính quyền địa phương tặng quà cho các hộ gia đình Khmer nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trên địa bàn khu vực biên giới biển do đơn vị quản lý.
BĐBP Sóc Trăng tặng quà cho các gia đình Khmer nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Ảnh: BĐBP Sóc Trăng cung cấp
Theo Trung tá Trần Thanh Lấm, Chính trị viên Đồn Biên phòng Lai Hòa, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng: Trên địa bàn biên phòng do đơn vị quản lý, đồng bào dân tộc Khmer chiếm hơn 70% dân số. Tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 đã làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của bà con, đặc biệt là các hộ gia đình Khmer nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Trước tình hình đó, đơn vị đã vận động các nhà hảo tâm được 1,5 tấn gạo, 1.500 chiếc khẩu trang y tế và một số nhu yếu phẩm thiết yếu để trao tặng cho 150 hộ gia đình Khmer có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trên địa bàn xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu (mỗi hộ 10 kg gạo, khẩu trang và một số nhu yếu phẩm thiết yếu).
Cùng với vận động hỗ trợ cho đồng bào Khmer nghèo, khó khăn, đơn vị còn cử 10 cán bộ, chiến sỹ tham gia các chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền tới bà con qua mô hình "Tiếng loa Biên phòng" về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh COVID-19, yêu cầu bà con chấp hành nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt là chấp hành nghiêm Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của địa phương.
* Tỉnh Bình Dương đã kêu gọi các y, bác sĩ, y tá đã nghỉ hưu trên địa bàn tỉnh đăng ký tình nguyện tham gia phòng, chống dịch.
Theo ông Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh Bình Dương, dịch COVID-19 đang bùng phát mạnh ở các tỉnh phía Nam; trong đó, Bình Dương là địa phương có ca nhiễm đứng thứ 2 chỉ sau TP Hồ Chí Minh. Dự báo trong thời gian tới, số lượng bệnh nhân có thể sẽ tăng rất nhanh. Tình hình dịch bệnh đã lan vào các khu nhà trọ, lây lan vào các công ty, xí nghiệp có số lượng công nhân đông.
Ông Lộc cho biết, toàn hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, các ngành, các cấp và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã vào cuộc với sự tập trung cao nhất, quyết liệt nhất để phòng, chống và ngăn chặn dịch. Ngành y tế nỗ lực bất kể ngày đêm, cùng lực lượng chi viện, hỗ trợ của Bộ Y tế và các địa phương trong cả nước đang tích cực khống chế dịch bệnh.
Thay mặt, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương, ông Lộc bày tỏ lòng trân trọng và có lời kêu gọi tới toàn thể đội ngũ bác sĩ, y tá, chuyên gia, nhân viên y tế, những người thầy thuốc đã nghỉ hưu trên địa bàn tỉnh đăng ký tình nguyện tham gia vào các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19; cùng chung tay, góp sức, chia sẻ một phần gánh nặng cùng với ngành y tế tỉnh hiện nay.
Trong đợt dịch lần thứ 4 này, đến nay, Bình Dương đã tiếp nhận 529 cán bộ, giảng viên, sinh viên của các trường và nhiều trang thiết bị, vật tư y tế hỗ từ các doanh nghiệp và nhiều tỉnh, thành phố hỗ trợ tỉnh phòng, chống dịch như: Quỹ từ thiện Kim Oanh đã trao tặng Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh hệ thống máy thở oxy đa năng, 11 máy thở liệu pháp oxy lưu lượng liều cao, các trang thiết bị bảo hộ phòng, chống dịch COVID-19 với tổng trị giá gần 2 tỷ đồng; Hội Nữ doanh nhân tỉnh đã trao tặng Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh 11 máy thở oxy lưu lượng cao; các tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bình Định đã ủng hộ cho tỉnh Bình Dương số tiền 5,6 tỷ đồng...
Góp sức chăm lo cho người yếu thế Trong lúc khó khăn, người yếu thế, người lao động nghèo luôn nhận được sự quan tâm động viên của nhân dân và chính quyền Thủ đô. Bên cạnh những dãy phố khang trang, đèn sáng lung linh thì đâu đó ở Hà Nội còn có những xóm trọ nghèo.Nơi ấy có những con người ở nhiều miền quê khác nhau tìm đến...