Hà Nội cụ thể hóa quy định chống bạo lực học đường
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 14/KH-UBND triển khai thực hiện Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
Theo đó, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về giáo dục pháp luật, UBND thành phố yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục trong nhà trường.
Cụ thể, việc xây dựng nội dung giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống trong nhà trường phải bảo đảm thiết thực, hiệu quả, phù hợp từng cấp học và trình độ đào tạo theo kế hoạch của thành phố.
Ngoài ra, Hà Nội yêu cầu tích hợp, lồng ghép trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non để hình thành và phát triển ý thức, hành vi, thói quen tốt, phù hợp độ tuổi trong việc thực hiện nội quy, quy định của trường, lớp mầm non, trong gia đình và cộng đồng.
Đối với giáo dục phổ thông, các môn đạo đức, giáo dục công dân trong chương trình sách giáo khoa hiện hành được giảng dạy trên cơ sở rà soát, tinh giản những nội dung khó, trùng lặp, chưa thực sự cần thiết đối với học sinh theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Giáo viên lựa chọn các nội dung giáo dục có giá trị và phù hợp đặc điểm tâm sinh lý, tình cảm và sự phát triển của học sinh, của xã hội và thời đại.
Nhà trường chú trọng giáo dục hành vi và chuẩn mực đạo đức, ý thức tuân thủ pháp luật, kỹ năng sống và giá trị sống đúng đắn trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
Cùng với đó, Hà Nội sẽ tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên giảng dạy các môn học Đạo đức, Giáo dục công dân, Lý luận chính trị cùng giáo viên làm công tác tư vấn tâm lý, tổng phụ trách đội, công tác đoàn, chủ nhiệm lớp trong các nhà trường, đội ngũ cán bộ, chuyên viên phụ trách công tác chính trị tư tưởng, công tác học sinh, sinh viên, cán bộ Đoàn, hội, đội…
Các gia đình cần phát huy vai trò, trách nhiệm trong việc chăm sóc và giáo dục học sinh, thực hiện cam kết với cơ sở giáo dục về thực hiện đầy đủ nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục và tạo môi trường tốt nhất góp phần hướng dẫn, quản lý con em học tập, rèn luyện.
Ngoài ra, Hà Nội xây dựng và thực hiện Quy tắc ứng xử văn hóa trong các nhà trường, xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện. Mỗi trường học có ít nhất một không gian văn hóa gắn với giáo dục lịch sử, truyền thống, ý thức công dân cho học sinh.
UBND thành phố chỉ đạo rà soát lại việc bố trí, sử dụng sân chơi, các công trình văn hóa, thể thao cho học sinh trong nhà trường và tại địa phương, xây dựng cơ chế phối hợp nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao trong và ngoài nhà trường, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, cá nhân xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao, tham gia tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của hệ thống các trung tâm, các cung, nhà thiếu nhi cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.
Năm 2017, bạo lực học đường diễn ra nghiêm trọng ở Hà Nội khi nhiều vụ học sinh đánh nhau, giáo viên đánh học sinh liên tiếp xảy ra.
Video đang HOT
Cuối tháng 10, clip hai nữ sinh ở Đống Đa ẩu đả nhau bị tung lên mạng khiến nhiều người hoang mang. Trước đó, cũng trong tháng 10, dư luận giật mình trước cảnh nhóm nữ sinh đánh bạn dã man ngay trên bục giảng.
Văn hóa học đường xuống cấp không chỉ biểu hiện ở cách hành xử bạo lực giữa học sinh với nhau mà còn ở những nhà giáo nêu gương xấu.
Đặc biệt, trong tháng 9, UBND quận Ba Đình phải tổ chức cuộc họp hiệu trưởng trên toàn quận về sự việc cô giáo dùng thước kẻ đánh học sinh tại lớp 2A, trường tiểu học Nguyễn Tri Phương.
Tháng 4, một giáo viên khác ở Mễ Trì đánh học sinh bầm tím tay vì không làm bài tập.
Đầu năm, khảo sát của Viện nghiên cứu Y – Xã hội cho thấy 80% học sinh ở các trường THCS, THPT trên địa bàn Hà Nội cho biết từng là nạn nhân của bạo lực học đường.
Theo Nguyễn Sương (Zing)
Chuyện chồng làm "bà đỡ" cho vợ ở gia đình 14 con giữa Thủ đô
Bà Nguyệt lấy chồng từ năm 19 tuổi, "sòn sòn" hai năm một đứa, đến khi 47 tuổi không đẻ được nữa thì dừng lại. Hiện tại ông bà có 14 người con và 15 đứa cháu.
Căn nhà khang trang của đôi vợ chồng đông con ở thôn 1 xã Thạch Đà (huyện Mê Linh, Hà Nội)
"Nếu còn đẻ được nữa, tôi vẫn đẻ"
Đến thôn 1 xã Thạch Đà (huyện Mê Linh, Hà Nội) hỏi thăm gia đình đông con nhất huyện ai cũng biết, đó là gia đình ông Phan Văn Hiển (SN 1948) và bà Tạ Thị Nguyệt (61 tuổi). Ông bà có 14 người con, 6 trai và 8 gái.
Do điều kiện kinh tế khó khăn nên 4 người con đầu của ông Hiển không được đến trường mà phải lăn lộn, bươn chải giúp bố mẹ nuôi các em ăn học. Đến nay, ông bà vẫn còn 6 người con chưa lập gia đình.
Trong căn nhà khang trang, ông Hiển, bà Nguyệt quây quần bên các cháu, ông Hiển cho biết, nhà ông lúc nào cũng đông vui như Tết, đến bữa ăn cơm ít nhất là 2 mâm, cuối tuần đông đủ con cháu thì 4 mâm.
Vợ chồng ông Hiển lấy nhau từ năm 1974, đến năm 2003 vợ chồng ông sinh được 15 người con nhưng một người con không may đã qua đời
Trong nhà treo rất nhiều ảnh gia đình
Ông Hiển kể, hai vợ chồng lấy nhau năm 1974, một năm sau ngày cưới, cô con gái đầu ra đời. Từ đó đến năm 2003, cứ hai năm, vợ chồng ông lại sinh thêm một người con. Từ ngày về làm vợ ông Hiển, bà Nguyệt dành phần lớn thời gian cho việc sinh đẻ, chăm con, còn ông Hiển lo làm ăn nuôi cả gia đình.
"Tôi tâm niệm, người là vàng, của là ngãi. Người mới là tài sản cố định còn vàng nay ở nhà mình, mai ở nhà khác nên sinh nhiều con", ông Hiển nói.
Ngồi tươi cười bên ông Hiển, bà Nguyệt nói: "Số tôi sinh nhiều con, cứ chửa là đẻ chứ không dùng biện pháp tránh thai nào hết. Đến năm tôi 47 tuổi thì không đẻ được nữa nên thôi chứ nếu còn đẻ được nữa tôi vẫn đẻ".
Theo bà Nguyệt, tất cả 14 người con bà đều đẻ thường. Bốn người con đầu bà đẻ ở bệnh viện, những người con tiếp theo bà đẻ ở nhà.
Hiện tại, ông bà đã có 8 người con lập gia đình và có 15 người cháu
Chồng đỡ đẻ cho vợ
Lo sợ bị phạt vì sinh nhiều con, ông Hiển bất đắc dĩ trở thành người đỡ đẻ cho vợ mình. Bốn người con đầu bà Nguyệt đẻ ở bệnh viện nhưng từ người con thứ 6, bà Nguyệt đẻ ở nhà vì nếu đẻ ở bệnh viện bị phát hiện sẽ bị phạt.
Kể về lần đầu đỡ đẻ cho vợ, ông Hiển cho biết: "Lần đầu đỡ đẻ cho vợ tôi rất lo sợ, hồi hộp nhưng tất cả đều suôn sẻ. Những lần đưa vợ vào bệnh viện đẻ, tôi quan sát và cũng học hỏi được ở các bác sĩ chút kỹ năng".
Dụng cụ đỡ đẻ chỉ là một cái kéo, một ít bông băng, thuốc kháng sinh. Bà Nguyệt sinh xong, với sự giúp đỡ của người thân trong nhà làm y tá, ông Hiển dùng kéo cắt dây rốn, bôi thuốc kháng sinh rồi dùng dây chỉ buộc lại. Năm 2003, ông vẫn là "bà đỡ" cho đứa con út của mình tại nhà.
Người con trai lớn của ông bà 37 tuổi mới lấy vợ vì lo cho các em. Giờ ông bà ở nhà chăm cháu cho các con đi làm, cứ cuối tuần cả gia đình lại tụ tập đông đủ
Con sinh xong, ông Hiển không giám lên xã làm khai sinh cho con vì sợ bị phạt. Đến khi cô con gái sinh năm 1988 thi đại học (năm 2006) nhưng không có tên trong hộ khẩu, ông lại lục đục lên xã xin xác nhận. Chính quyền xã sau đó cấp 8 giấy khai sinh cho 8 người con sau của ông.
Nhớ lại thời kì khó khăn, bà Nguyệt tâm sự: "Thời đó nhà nào cũng thiếu ăn, nhà mình lại đông con nên có khó khăn hơn những nhà ít con nhưng cũng không vất vả lắm vì các cháu bảo nhau làm giúp bố mẹ việc nhà, những cháu lớn theo bố làm thợ xây kiếm tiền nuôi các em".
Ông Hiển chia sẻ thêm: "Nhà đông con nhưng gia đình vẫn nền nếp, chưa bao giờ có điều tiếng gì để hàng xóm dị nghị. Vợ chồng lúc nào cũng hạnh phúc, bảo ban nhau vượt qua khó khăn, chưa bao giờ trục trặc".
Sống với nhau hơn 40 năm nhưng ông Hiển và bà Nguyệt lúc nào cũng hạnh phúc để con cháu nhìn vào học tập.
Theo Danviet
Nữ sinh Hà Nội đánh bạn học dã man Chiều 31.10, một phụ huynh ở Hà Nội đã phẫn nộ chia sẻ clip nữ sinh đánh bạn dã man lên mạng xã hội. Hình ảnh nữ sinh đánh bạn học gây phẫn nộ. Vị phụ huynh này nhờ cộng đồng mạng truy tìm nữ sinh đã đánh con mình chỉ vì nghi con nhìn đểu. Theo thông tin đăng tải, một nữ...