Hà Nội: Cụ ông thất thập đầu thú sau 25 năm trốn nã
Không thu hồi được nợ công, ông Bàn cùng vợ bỏ trốn, để lại cậu con trai duy nhất. Sau 25 năm sống trong dằn vặt tội lội, ông đã được cậu con trai đưa đến cơ quan công an đầu thú.
Ngày 9/4, Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm – CATP Hà Nội cho biết vừa vận động ông Đỗ Văn Bàn (SN 1938, ở thôn Hoa Đường, xã Trường Thịnh, Ứng Hòa, Hà Nội) ra đầu thú.
Ông Bàn ra đầu thú mong hưởng lượng khoan hồng của pháp luật.
Video đang HOT
Theo cơ quan công an, năm 1989, ông Bàn là Chủ nhiệm HTX Tín dụng xã Trường Thịnh, Ứng Hòa, Hà Tây (cũ). HTX đã cho nhiều người ở địa phương vay nợ. Song, thời gian này, tình trạng vỡ hụi xảy ra nhiều, trong đó có nhiều người nợ tiền của HTX.
Cuối năm 1989, do không thu hồi được nợ, phải chịu trách nhiệm số tiền 20 triệu đồng thất thoát, ông Bàn đã bỏ trốn cùng vợ, để lại câu con trai duy nhất. Hai vợ chồng ông Bàn lưu lạc hết Quảng Ninh, vào Tây Nguyên, TP Hồ Chí Minh với đủ thứ nghề làm thuê để tồn tại.
Không giấy tờ tùy thân, sống chui lủi suốt 25 năm, ông Bàn và vợ cắt đứt liên lạc với họ hàng, không dám về quê.
Biết ông Bàn đang sống chui lủi và thỉnh thoảng vẫn liên lạc với cậu con trai giờ đã thành đạt và đang làm ăn, sinh sống ở TP Hồ Chí Minh, cán bộ Phòng Cảnh sát truy nã đã tìm gặp con trai ông Bàn để vận động anh khuyên nhủ bố mình đầu thú.
Cuối cùng, sau 25 năm sống trốn nã, ông Bàn được người con trai duy nhất đưa ra đầu thú. Ở tuổi 75, sức khỏe giờ đã yếu, ông Bàn được hưởng sự khoan hồng, không bị giam cứu.
Cơ quan công an đang hoàn tất hồ sơ vụ án do ông Bàn gây ra.
Theo Dantri
Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông chậm tiến độ
Ngày 5-4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (VHGDTNTN&NĐ) của Quốc hội đã làm việc với các chuyên gia tham vấn về chương trình, sách giáo khoa (CT-SGK) phổ thông.
Báo cáo của Thường trực Ủy ban VHGDTNTN&NĐ của Quốc hội sau khi khảo sát về giáo dục phổ thông ở các địa phương cho thấy tiến độ chuẩn bị đề án còn chậm, thể hiện ở việc tồn tại các ý kiến rất khác nhau trong nhiều vấn đề cơ bản như cơ cấu thời gian giáo dục phổ thông (10, 11 hay 12 năm); cần một chương trình hay nhiều chương trình; một hay nhiều bộ SGK; việc xây dựng CT-SGK như thế nào cho phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau trong khi sự chênh lệch về trình độ giữa các vùng, miền còn khá lớn. GS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTNTN&NĐ của Quốc hội lo ngại, với hàng loạt những công việc chưa có định hướng rõ ràng như hiện nay, nếu Bộ GD-ĐT không khẩn trương thì sẽ không kịp xây dựng dự thảo Nghị quyết mới về đổi mới CT-SGK phổ thông để trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp cuối năm nay và chậm nhất là đầu năm sau.
Theo ANTD
Người Hà Tây cũ đang bị 'phân biệt đối xử'? Sáp nhập vào TP. Hà Nội đã 5 năm, nhưng đến nay người dân trên một số địa bàn thuộc tỉnh Hà Tây cũ vẫn phải chịu mức phí đi xe buýt cao hơn nhiều so với người dân ở nôi thành Hà Nội. Cũng là công dân Hà Nội, cũng được tiếng là người Thủ đô, thế nhưng đã gần 5 năm...