Hà Nội: CSGT “giải cứu” củ cải cho bà con nông dân
Ngay sau khi biết tin bà con nông dân xã Tráng Việt (Mê Linh – Hà Nội) phải đổ bỏ hàng trăm tấn củ cải do không thể tiêu thụ. Đội CSGT số 11 đã tiến hành “giải cứu” cho bà con nông dân.
Như chúng tôi đã thông tin đến bạn đọc về việc hàng chục hộ nông dân trồng củ cải tại xã Tráng Việt (Mê Linh – Hà Nội) phải vứt bỏ hàng trăm tấn củ cải do không tiêu thụ được trong suốt thời gian dài.
Cùng với nhiều đoàn thể, các TTTM lớn, siêu thị, các đội tình nguyện của Thủ đô tiến hành “giải cứu” cho bà con nông dân thì những ngày vừa qua, Đội CSGT số 11 (Phòng CSGT CATP Hà Nội) cùng nhiều người dân đã lập nhiều điểm bán củ cải “giải cứu” cho bà con nông dân.
Trao đổi với chúng tôi, Thượng úy Nguyễn Duy Linh (Bí thư chi đoàn Đội CSGT số 11) cho biết, Đội đã chủ động đề xuất với cấp ủy, Ban chỉ huy Đội CSGT số 11 phối hợp với đoàn xã của xã Tiến Xuân, xã Thạch Hòa – huyện Thạch Thất đi thu mua và bán củ cải giúp nông dân.
Những túi củ cải được đóng gói nặng 10kg giá rẻ đến tay người dân.
Sau đó trực tiếp đồng Thượng úy Nguyễn Duy Linh, Thượng úy Phạm Chí Hiếu, Trung úy Phùng Chí Bình đã di chuyển quãng đường gần 70km từ trụ sở Đội CSGT số 11 (đóng tại thôn 6 – Thạch Hòa, Thạch Thất, Hà Nội) di chuyển lên xã Tráng Việt trực tiếp thu mua và mang củ cải về các điểm bán hàng trên 2 xã Tiến Xuân và Thạch Hòa. Chi đoàn CSGT số 11 cắt cử đoàn viên thay nhau kết hợp với đoàn viên 2 xã Tiến Xuân và Thạch Hòa để bán giúp củ cải cho bà con nông dân.
Video đang HOT
Mỗi kg củ cải được bán không lợi nhuận.
Qua việc trên, chi Đoàn đội CSGT số 11 nói riêng và đoàn Phòng CSGT- CATP Hà Nội nói chung mong muốn mọi người hãy chung tay “giải cứu củ cải” giúp bà con nhân dân thôn Đông Cao – Xã Tráng Việt – Mê Linh – Hà Nội.
CSGT giúp người dân mua củ cải thêm thuận lợi.
“Mỗi kg củ cải được bán ra với giá chỉ 5000 đồng chúng tôi thấy quá rẻ nên mua ủng hộ nông dân. Chúng tôi thấy việc làm của lực lượng CSGT và các đoàn viên 2 xã Tiến Xuân và Thạch Hòa rất hay và ý nghĩa”, một người dân cho biết.
Trước đó, trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Văn Kỳ, Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ Đông Cao, xã Tráng Việt cho biết, diện tích trồng củ cải năm nay của HTX vẫn duy trì ở mức 80ha. Nhưng do thời tiết từ dịp Tết Nguyên đán đến nay liên tục ấm, nồm ẩm, thuận lợi cho củ cải phát triển.
Uớc tính, số củ cải bị thiệt hại do không tiêu thụ được, bị hư hỏng từ Tết Nguyên đán đến nay là 2.000 tấn. trong khi đó, hiện diện tích tồn đọng chưa tiêu thụ được còn 30 ha, tương đương 3.000 tấn.
Theo LÊ BẢO (TRÍ THỨC TRẺ)
Tránh "mạnh ai nấy làm", HTX hoạt động mới hiệu quả
Phát triển kinh tế tập thể thông qua mô hình hoạt động của các hợp tác xã (HTX) là chủ trương đang được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khuyến khích với nhiều chính sách ưu đãi.
Tuy nhiên, hoạt động của lĩnh vực kinh tế hợp tác - HTX trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay còn nhiều khó khăn, nhất là đối với các HTX nông nghiệp.
Liên kết còn yếu
Anh Nguyễn Cảnh Thái Dương - Giám đốc HTX Thái Dương (xã Xà Bang, huyện Châu Đức) đã liên kết được đầu ra cho sản phẩm bơ sạch của mình. Ảnh: H.V
"Thay vì hỗ trợ dàn trải, tỉnh nên có cơ chế tập trung hỗ trợ các HTX hoạt động hiệu quả về khoa học công nghệ, giống, đất đai, vốn vay, tập huấn". Ông Phan Nhật Nam - Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh
Theo Sở NNPTNT, trong 55 HTX nông nghiệp, chỉ có 15 HTX làm ăn hiệu quả; 8 HTX chưa chuyển đổi theo Luật HTX 2012, đang ngưng hoạt động; 1 HTX đã giải thể.
Đơn cử như HTX Dịch vụ - Nông nghiệp Hưng Thịnh (xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc) được thành lập năm 2014 với 29 thành viên, ngành nghề chính là sản xuất thanh long. Mặc dù hiện nay, diện tích trồng thanh long mở rộng từ 30ha (năm 2014) lên 50ha, nhưng giá bán thanh long xuống thấp, chỉ 7.000 đồng/kg. Trong khi đó, chi phí sản xuất như điện, phân, thuốc BVTV, công lao động tăng, đầu ra không ổn định nên các thành viên HTX phải tự thân vận động theo kiểu "mạnh ai nấy làm".
Ông Trần Quang Hải - Giám đốc HTX Hưng Thịnh lo lắng cho biết, giá bán thanh long phải từ 15.000 đồng/kg trở lên, người nông dân mới có lãi. HTX đang phải gánh nợ tiền phân bón cho các hộ trồng thanh long; giấy chứng nhận VietGAP thanh long đã hết hạn nhưng HTX chưa có tiền để làm các thủ tục đăng ký lại, người trồng thanh long trên địa bàn vốn đã khó khăn nay càng khó khăn hơn.
Hình thành chuỗi sản xuất đến tiêu thụ
Theo Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh, 15 HTX nông nghiệp đang hoạt động hiệu quả đều lấy lợi ích kinh tế của thành viên là động lực cơ bản cho sự phát triển, tăng cường liên kết trong và ngoài HTX, hình thành mô hình hoạt động sản xuất, dịch vụ theo chuỗi.
Điển hình như HTX Nông nghiệp dịch vụ An Nhứt (xã An Nhứt, huyện Long Điền), thành lập từ năm 1986, hiện HTX tập hợp 310 hộ/1.080 thành viên, tổng diện tích canh tác trên 220ha (gieo trồng các giống lúa OM4900, OM5451, ML48), sản xuất trên 3.300 tấn lúa/năm.
Theo Giám đốc HTX Huỳnh Trung Thành, hoạt động theo mô hình kiểu mới là thực hiện chuỗi khép kín "sản xuất - sơ chế - tìm thị trường đầu ra", HTX quy hoạch diện tích 20ha, với 28 hộ tham gia sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP. Đồng thời, HTX An Nhứt còn liên kết với các DN, cơ sở kinh doanh trên địa bàn huyện Châu Đức, TP.Bà Rịa, TP.Vũng Tàu... để mở rộng đầu ra tiêu thụ nông sản. Chuyển đổi sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP tạo ra nông sản hàng hóa chất lượng cao, an toàn cho người sử dụng và môi trường.
Mô hình liên kết hiệu quả giữa các HTX với doanh nghiệp trong sản xuất theo chuỗi trên địa bàn tỉnh đó là Công ty TNHH Sản xuất-Thương mại-Dịch vụ Tâm Nông (huyện Châu Đức) với HTX An Nhứt - sản xuất gạo sạch (huyện Long Điền), HTX Hợp Thành - sản xuất rau (Phường Kim Dinh, TP.Bà Rịa), Nông trại rau sạch Sunny Farm của ông Phùng Văn Thu (231A Phước Thắng, phường 12, TP.Vũng Tàu), HTX Phước Thành (TP.Đà Lạt, Lâm Đồng)... mỗi tháng tiêu thụ, phân phối hàng chục tấn gạo, hơn 1.500kg rau, củ, quả cung cấp cho 8 bếp ăn trường học (huyện Châu Đức) và Bệnh viện Tâm thần tỉnh. Ngoài ra, Công ty Tâm Nông còn mở cửa hàng cung cấp các mặt hàng thực phẩm an toàn tạo thêm kênh phân phối sỉ, lẻ phục vụ nhu cầu người tiêu dùng.
Theo Danviet
Người ném hàng loạt bao tải rác xuống sông: "Tôi sai, tôi xin lỗi" Ông Nguyễn Chỉ Mậu - nhân viên HTX Môi trường xã Tùng Lộc, người được xác định là lái xe ba gác chở nhiều bao tải rác đứng trên cầu Thuần Chân, xã Thuần Thiện (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) ném xuống sông muốn qua báo Dân Việt xin lỗi dư luận cả nước. Cụ thể, trao đổi với phóng viên Dân Việt,...