Hà Nội công bố phương án phân phối hàng hóa khi chia 3 vùng chống dịch
Sở Công Thương Hà Nội vừa đưa ra phương án đảm bảo nguồn cung, điều phối hàng hóa cho 3 phân vùng phục vụ giãn cách xã hội trong tình hình mới, bắt đầu từ ngày 6/9 đến 21/9.
Phân vùng 1 (vùng đỏ) vận chuyển mua bán hàng hóa như nào?
Từ 6h ngày 6/9 đến 6h ngày 21/9 (tức 15 ngày), Hà Nội quyết định các mức độ giãn cách cụ thể theo phân vùng.
Trong đó, phân vùng 1 sẽ gồm 15 đơn vị hành chính, bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của 10 quận/huyện: Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Đống Đa , Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Thanh Trì, Hoàng Mai và một phần địa giới hành chính của 5 quận/huyện: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín.
Người dân ở vùng 1 sẽ đi chợ, siêu thị theo thẻ được phát, đặt mua hàng online và các shipper chỉ giao hàng ở vùng 1 (Ảnh: Đỗ Quân).
Tại phân vùng này, Sở Công Thương Hà Nội cho biết hình thức mua hàng là: Người dân được UBND quận/huyện thực hiện phát phiếu mua hàng 2 lần/tuần cho từng hộ gia đình trên địa bàn quận/huyện để mua hàng trực tiếp tại các điểm bán;
Ngoài ra, người dân mua hàng theo hình thức mua hàng trực tuyến: Các đơn vị cung ứng hàng hóa thực hiện giao hàng qua nhân viên giao hàng theo địa bàn các quận/huyện;
Người dân mua hàng tại các điểm bán hàng lưu động trên địa bàn: UBND các phường/xã thông báo cụ thể thời gian, địa điểm… để người dân tham gia mua sắm.
Về điều kiện cho các xe vận chuyển hàng hóa, Sở Công Thương cho biết để đảm bảo vận chuyển cung ứng hàng hóa đến người dân, các sở chuyên ngành rà soát danh sách các phương tiện chở hàng hóa thiết yếu gửi Công an Thành phố cấp mã nhận diện (đối với ô tô) và cấp giấy phép đi đường cho các xe máy; Ô tô được phép hoạt động theo quy định thực hiện cung ứng, vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh, các vùng vào vùng 1; các shipper chỉ hoạt động trong phân vùng 1.
Đối với các chợ trên địa bàn: Các tiểu thương chủ động lấy hàng từ chợ đầu mối, chợ có tính chất đầu mối trên địa bàn nằm trong phân vùng 1.
Video đang HOT
Trong trường hợp nguồn cung chưa đủ cho các tiểu thương trong chợ, Thành phố sẽ cho vận hành các điểm trung chuyển để làm điểm giao nhận hàng hóa cho tiểu thương các chợ.
Các doanh nghiệp hệ thống phân phối hiện đại: Chủ động dự trữ hàng hóa gấp 2-3 lần so với nhu cầu sử dụng bình thường của người dân tại kho hàng và tại địa điểm bán trên địa bàn trong phân vùng 1; Chủ động đưa hàng dự trữ từ các kho hàng ngoài phân vùng 1 vào các kho hàng thuộc các địa điểm trong phân vùng 1 để luôn chủ động về nguồn hàng.
Khi xuất hiện tình trạng thiếu hàng cục bộ trong hệ thống phải báo cáo ngay về Sở Công Thương để điều tiết.
Sở Công Thương cho biết khi tiếp nhận báo cáo của các doanh nghiệp và địa phương về tình hình thiếu hàng hóa, Sở chỉ đạo điều tiết hàng hóa giữa các hệ thống trên địa bàn để đảm bảo cung ứng theo nhu cầu của người dân. Trong đó, tiếp tục điều tiết hàng hóa của các doanh nghiệp từ vùng 2, vùng 3 và các tỉnh, thành phố vào vùng 1 (khi có yêu cầu).
Phương án phân phối hàng hóa ở vùng 2 và 3
UBND TP Hà Nội xác định phân vùng 2 được phân cách bởi hệ thống sông Hồng, sông Đuống với vùng 1. Vùng này sẽ bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của 5 quận/huyện gồm Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.
Phân vùng 3 bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của 10 quận/huyện gồm Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên và một phần của 5 quận/huyện của phân vùng 1: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín.
Theo Sở Công Thương Hà Nội, đối với phân vùng 2 và phân vùng 3, người dân được mua hàng thiết yếu thông qua 23 siêu thị, 300 chợ, 4.451 cửa hàng tiện ích, 354 cửa hàng gas, gần 1.500 điểm bán hàng lưu động…
Sở Công Thương Hà Nội cũng khẳng định, nguồn cung lương thực, thực phẩm và cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng người dân vùng 2 và 3 được đảm bảo trong thời gian này.
Phương án vận chuyển và cung ứng hàng hóa thực hiện theo Kế hoạch số 181/KH-UBND ngày 07/8/2021 của UBND Thành phố về việc đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm và cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng nhân dân phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian giãn cách xã hội.
Thành phố Hà Nội khẳng định sẽ đảm bảo đầy đủ nguồn hàng và điều phối, cung ứng hàng hóa đầy đủ đến người dân, người dân yên tâm không cần mua sắm tích trữ, chỉ mua đủ dùng cho 3 ngày/tuần theo lịch đi mua hàng.
41 người Hà Nội nghi Covid-19 trong 24 giờ
Sở Y tế Hà Nội ghi nhận 18 trường hợp dương tính nCoV từ 12h đến 18h ngày 14/8, nâng tổng số ca 24 giờ qua lên 41.
Thừa Thiên Huế thêm 31 ca nghi nhiễm, Hà Tĩnh một ca cộng đồng không rõ nguồn lây.
Những ca này Bộ Y tế chưa công bố, coi như ca nghi nhiễm.
Tại Hà Nội, 18 trường hợp gồm 9 người ghi nhận tại cộng đồng và 9 người tại khu cách ly. Các ca mắc mới đều thuộc chùm ho sốt cộng đồng và những người liên quan, phân bố tại 7 quận huyện, gồm: Ba Đình, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Thanh Trì, Đông Anh, Thanh Oai.
Trưa nay, Hà Nội ghi nhận 21 trường hợp dương tính nCoV, gồm 7 người ghi nhận tại cộng đồng và 14 người tại khu cách ly. Các ca mắc phân bố tại 10 quận huyện, gồm: Đống Đa, Thường Tín, Thanh Xuân, Thanh Trì, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Phú Xuyên, Thạch Thất, Ba Đình, Long Biên.
Sáng nay, Hà Nội ghi nhận hai ca dương tính nCoV, đều liên quan chùm ca ho sốt trong cộng đồng, ngụ quận Long Biên và Ba Đình.
Như vậy, số ca nhiễm tại Hà Nội trong đợt dịch thứ 4, từ 27/4 đến nay, là 2.167 ca, trong đó số ca ghi nhận ngoài cộng đồng 1.194, số đã cách ly là 973 ca.
Chốt kiểm soát trong phố cổ Hà Nội. Ảnh: Giang Huy
Tại Thừa Thiên Huế, 24 giờ qua, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) phát hiện 31 ca nhiễm mới, trong đó 2 ca là lực lượng tham gia phòng chống dịch đón người về từ TP HCM bằng tàu hỏa hôm 30/7. Tổng số ca nhiễm của địa phương từ ngày 28/4 đến nay lên 203.
Tất cả 31 ca nhiễm mới ghi nhận đều ở trong các khu cách ly tập trung, có yếu tố dịch tễ liên quan đến TP HCM và các tỉnh phía Nam.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Thừa Thiên Huế đã truy vết và cách ly các F1. Để đảm bảo an toàn phòng dịch, cứ 7 ngày ngành y tế tổ chức lấy mẫu xét nghiệm tầm soát Covid-19 cho toàn bộ lực lượng phục vụ tại các điểm cách ly.
Đến nay, Thừa Thiên Huế xác định 881 F1, cách ly hơn 15.000 người tại các cơ sở y tế, khu cách ly tập trung và nơi lưu trú. Số người đã tiêm 1 mũi vaccine là 52.432, số người tiêm 2 mũi vaccine cùng loại là 6.328 và số tiêm 2 mũi vaccine khác loại là 2.490.
Lực lượng phòng chống dịch đón người dân đi chuyến tàu SE38 từ TP HCM về ga Huế ngày 30/7. Hai người tham gia lực lượng làm nhiệm vụ ngày 13/8 kết quả xét nghiệm dương tính nCoV. Ảnh: Võ Thạnh
Tại Hà Tĩnh , người phụ nữ 43 tuổi, trú tổ dân phố 13, thị trấn Cẩm Xuyên, tối 13/8 được CDC xác nhận dương tính nCoV.
Theo CDC Hà Tĩnh, ngày 10/8 người này có biểu hiện ngạt mũi, sổ mũi, đau họng, tự mua thuốc cảm cúm điều trị. Ba ngày sau triệu chứng không bớt, chị đến Trung tâm Y tế huyện Cẩm Xuyên test nhanh nCoV hai lần kết quả nghi ngờ, kết quả xét nghiệm sau đó tại CDC khẳng định dương tính.
Ngành y tế xác định được 57 F1 của người phụ nữ trên, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm. Trong đêm, huyện Cẩm Xuyên thiết lập vùng cách ly xã hội 10 tổ dân phố ở thị trấn Cẩm Xuyên, bao gồm 2.335 hộ dân với 9.128 nhân khẩu. Nhà chức trách lập 5 chốt trên quốc lộ 8C và các đường liên xã để kiểm soát người ra vào.
Từ ngày 5/6 đến nay Hà Tĩnh ghi nhận 297 người dương tính nCoV, trong đó 275 trường hợp được Bộ Y tế cấp mã số bệnh nhân.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm nCoV cho người dân Hà Tĩnh. Ảnh: Đức Hùng
Người dân Hà Nội hạn chế ra đường, ưu tiên đi chợ qua điện thoại Tình hình dịch phức tạp khiến một số tiểu thương tại Hà Nội đẩy mạnh bán hàng qua điện thoại hoặc mạng xã hội. Đã 5 ngày nay, gia đình chị Kim Xuyến (trú tại phố Thi Sách, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) chưa một lần ra khỏi nhà. Kể từ khi Hà Nội bước vào đợt giãn cách xã hội theo...