Hà Nội công bố mức xử phạt với 15 hành vi vi phạm quy định chống dịch
Hà Nội đã công bố mức xử phạt đối với 15 hành vi vi phạm quy định phòng, chống dịch Covid-19, trong đó mức phạt cao nhất lên đến 200 triệu đồng; có thể bị phạt tù tối đa 20 năm hoặc chung thân.
Cư dân chung cư Sky City Tower đã có thể đi lại, dạo chơi sau lệnh dỡ bỏ cách ly.
Ngày 5/2, Sở Tư pháp Hà Nội đã công bố mức xử phạt đối với 15 hành vi vi phạm quy định phòng, chống dịch COVID-19, trong đó mức phạt cao nhất lên đến 200 triệu đồng và có thể bị xử lý hình sự với mức phạt tù tối đa đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Cụ thể, người không đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng; không giữ khoảng cách theo quy định khi tiếp xúc bị phạt tiền tối đa đến 3 triệu đồng.
Người vứt khẩu trang đã sử dụng không đúng nơi quy định tại nơi công cộng bị phạt tiền tối đa đến 5 triệu đồng, nếu vứt ra vỉa hè, đường phố bị phạt tiền tối đa đến 7 triệu đồng.
Người nào che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh COVID-19 của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh COVID-19 bị phạt tối đa 20 triệu đồng.
Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch bị phạt tiền tối đa đến 20 triệu đồng đối với cá nhân, 40 triệu đồng đối với tổ chức.
Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch COVID-19 thì bị phạt tiền tối đa đến 20 triệu đồng đối với cá nhân, 40 triệu đồng đối với tổ chức.
Video đang HOT
Người không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch COVID-19 bị phạt tiền tối đa đến 30 triệu đồng.
Người nào trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế để phòng, chống dịch COVID-19 có thể bị phạt tiền tối đa đến 20 triệu đồng hoặc bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự, trong trường hợp gây truyền dịch bệnh cho người khác. (Mức phạt tù tối đa đến 12 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm).
Người nào trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly mà làm gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch COVID-19 thì bị xử lý theo Điều 295 Bộ luật Hình sự. (Mức phạt tù tối đa đến 12 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm).
Người nào không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối gây lây truyền dịch COVID-19 cho người khác bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự. (Mức phạt tù tối đa đến 12 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm).
Người nào đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch COVID-19 có thể bị phạt tiền tối đa đến 15 triệu đồng hoặc bị xử lý theo Điều 288 Bộ luật Hình sự. (Mức phạt tù tối đa đến bảy năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm).
Hàng dài người dân xếp hàng chờ làm thủ tục khai báo y tế. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
Người có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch COVID-19 thì bị xử lý theo Điều 330 Bộ luật Hình sự. (Mức phạt tù tối đa đến bảy năm).
Chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ (như quán bar, vũ trường, karaoke , dịch vụ mátxa, cơ sở thẩm mỹ…) thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng, chống dịch COVID-19, gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý theo Điều 295 Bộ luật Hình sự. (Mức phạt tù tối đa đến 12 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm).
Người có hành vi lợi dụng sự khan hiếm hoặc tạo sự khan hiếm giả tạo trong tình hình dịch COVID-19 để mua vét hàng hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố là mặt hàng bình ổn giá hoặc hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thì bị xử lý về tội đầu cơ theo quy định tại Điều 196 Bộ luật Hình sự. (Mức phạt tù tối đa đến 15 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa đến 200 triệu đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm).
Người có hành vi lợi dụng dịch COVID-19 đưa ra thông tin không đúng sự thật về công dụng của thuốc, vật tư y tế về phòng, chống dịch bệnh nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự. (Mức phạt tù tối đa đến 20 năm hoặc tù chung thân và còn có thể bị phạt tiền tối đa đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản).
Người có trách nhiệm trong phòng, chống dịch COVID-19 nhưng không triển khai hoặc triển khai không kịp thời, không đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định gây hậu quả nghiêm trọng bị xử lý về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Điều 360 Bộ luật Hình sự. (Mức phạt tù tối đa đến 12 năm và còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm)./.
Bộ NN-PTNT và Bộ Công an ký kết Quy chế phối hợp
Việc phối hợp giữa 2 Bộ góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững.
Bộ trưởng Công an Tô Lâm và Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường ký Quy chế phối hợp giữa hai bộ. Ảnh: TTXVN.
Chiều 29/12, Bộ Công an phối hợp với Bộ NN-PTNN tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Thông tư liên tịch số 04/2015/TTLT ngày 16/6/2015 quy định việc phối hợp công tác đảm bảo an ninh, an toàn ngành NN-PTNT; ký kết Quy chế phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ NN-PTNN thời gian tới.
Việc xây dựng, triển khai Thông tư liên tịch số 04 quy định việc phối hợp công tác đảm bảo an ninh, an toàn ngành NN-PTNT và các Quy chế phối hợp giữa các đơn vị thuộc hai Bộ đã đáp ứng tốt yêu cầu đặt ra; phù hợp với tình hình thực tiễn, là cơ sở pháp lý quan trọng để hai ngành phối hợp triển khai công tác đảm bảo an ninh, an toàn trong lĩnh vực NN-PTNT, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, đảm bảo an ninh, trật tự trên các lĩnh vực nông nghiệp thời gian qua...
Năm năm qua, Bộ Công an, Bộ NN-PTNN và các cơ quan, đơn vị chức năng của hai Bộ từ Trung ương đến địa phương đã tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Thông tư liên tịch số 04, phối hợp thường xuyên, chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực công tác.
Điển hình, hai Bộ đã phối hợp xây dựng, hoàn thiện các chính sách, pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp (như xây dựng và tiếp tục bổ sung hoàn thiện Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Thủy sản, Luật phòng, chống thiên tai...); trình Chính phủ, Quốc hội đưa việc quản lý sử dụng chất cấm trong chăn nuôi vào Bộ luật Hình sự.
Đặc biệt, thời gian qua, hai Bộ phối hợp chặt chẽ trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; đến nay đã có khoảng 60% số xã trên cả nước đạt đủ 19/19 tiêu chí an ninh, trật tự.
Trước tác động của thiên tai, bão lũ những năm qua, Bộ Công an đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc có kế hoạch, phương án ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn; duy trì nghiêm túc công tác ứng trực đảm bảo quân số, cơ sở vật chất, trang thiết bị, thông tin liên lạc, phương tiện, sẵn sàng phối hợp với Bộ NN-PTNN trong việc xử lý hậu quả thiên tai, phòng chống dịch bệnh...
Hai bên cũng thường xuyên phối hợp kiểm tra an ninh, an toàn các công trình thủy lợi, tăng cường sự chỉ đạo, hướng dẫn, sắp xếp tàu thuyền trong khu vực neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền...
Ngoài việc phối hợp bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, bảo vệ an ninh kinh tế, bảo vệ bí mật Nhà nước, các đơn vị thuộc lực lượng Công an đã tăng cường, phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Bộ NN-PTNT thanh tra, kiểm tra, kiểm soát an toàn thực phẩm, ngăn chặn kịp thời các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú ý, thức ăn chăn nuôi, giống cây trồng, phân bón trái phép.
Bên cạnh đó, xử lý hoạt động vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm không đúng quy định, nhất là việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh tôm bơm tạp chất; thành lập hàng nghìn chốt kiểm dịch để kiểm soát, xử lý việc vận chuyển gia súc, gia cầm từ vùng dịch sang vùng không có dịch...
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trao Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Nông nghiệp và Phát triển nông thôn" cho các đồng chí lãnh đạo Bộ, lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ Công an. Ảnh: TTXVN.
Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã trao Kỷ niệm chương "Bảo vệ an ninh Tổ quốc" tặng các đồng chí lãnh đạo Bộ NN-PTNT và lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc. Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã trao Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Nông nghiệp và Phát triển nông thôn" tặng các đồng chí lãnh đạo Bộ Công an và lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc. Đồng thời, lãnh đạo hai Bộ cũng ký kết Quy chế phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ NN-PTNN trong thời gian tới.
Phát biểu tại Hội nghị, 2 Bộ trưởng nhấn mạnh, kết quả phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ NN-PTNT đã góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước của hai ngành, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng một nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, phục vụ tích cực mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội và mở rộng quan hệ đối ngoại của đất nước.
Từ đó, đề nghị các đơn vị chức năng của hai Bộ cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các mặt công tác phối hợp để cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân tin cậy giao phó, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sửa luật để ngăn ma tuý Nhiều gia đình nhắn tin cầu cứu Bộ trưởng Công an vì quanh nơi ở có nhiều điểm buôn bán ma túy, theo Đại tướng Tô Lâm. Phát biểu tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội góp ý dự thảo Luật Phòng, chống ma túy sửa đổi chiều 2/11, Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho biết, hoạt động tội phạm ma...