Hà Nội công bố danh mục cửa hàng được mở cửa lúc cao điểm Covid-19
Chủ tịch UBND TP Hà Nội tiếp tục yêu cầu đóng cửa các cửa hàng kinh doanh dịch vụ, trừ các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, chợ dân sinh, siêu thị tổng hợp.
Cụ thể, TP yêu cầu đóng cửa, tạm dừng kinh doanh toàn bộ các dịch vụ kinh doanh trừ các trường hợp sau: Siêu thị tổng hợp (trừ dịch vụ vui chơi, ăn uống tại chỗ); Trung tâm thương mại (gồm siêu thị tổng hợp như trên, văn phòng cho thuê, bệnh viện); Chợ dân sinh (gồm các gian hàng: lương thực, thực phẩm, rau hoa quả, đồ khô); Các cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini (trừ dịch vụ ăn uống tại chỗ); Các cửa hàng tạp hóa, kinh doanh hoa, quả, trái cây; Chuỗi kinh doanh nông sản thực phẩm, thuốc chữa bệnh; Dịch vụ khám chữa bệnh; Dịch vụ ngân hàng; Cửa hàng kinh doanh xăng dầu gas khí đốt.
TP Hà Nội khuyến khích mọi người dân sử dụng thương mại điện tử, giao hàng tại nhà. Khi giao dịch mua bán trong các loại hình trên cần đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2m, vệ sinh khử khuẩn theo hướng dẫn của ngành y tế.
Trước đó, chiều ngày 27/3, phát biểu tại buổi họp Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP, bà Trần Thị Phương Lan – Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hà Nội cho biết, sau khi có chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hà Nội hạn chế dịch vụ kinh doanh không cần thiết, đến ngày 26/3, các quận huyện, thị xã có thực hiện nghiêm nội dung này.
Tuy nhiên, theo bà Lan do cách hiểu khác nhau và cũng chưa thống nhất nội dung trên, nên dẫn đến việc một số phường ra cả văn bản yêu cầu đóng cửa các cơ sở kinh doanh thương mại. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã gửi thắc mắc nội dung này đến Sở Công Thương còn người dân hoang mang, lo sợ các hệ thống phân phối đóng cửa.
Phó Giám đốc Sở Công Thương cũng cho biết, do lo ngại cửa hàng, siêu thị đóng cửa nên trong ngày 27/3, người dân lại đi chợ mua nhu yếu phẩm đông gấp đôi ngày thường. Giá cả ở một số chợ cũng tăng từ 30-50% so với ngày thường. Ngoài ra, một số cơ sở điện máy đưa thêm hàng hóa thiết yếu vào bán chung với siêu thị điện máy.
Lực lượng công an vận động người dân tạm thời đóng cửa quá cà phê
Video đang HOT
Trước tình trạng trên, bà Lan cho biết, đơn vị này đã trực tiếp gọi điện cho lãnh đạo các quận huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền người dân không phải tích trữ hàng hóa, các hệ thống phân phối vẫn mở cửa bình thường đảm bảo hàng hóa cho người dân. Ngoài ra, Sở Công Thương cũng phải làm việc với đơn vị chức năng để giải quyết tình trạng cơ sở điện máy đưa hàng thiết yếu vào bán.
Phát biểu tại đây, Bí thư, Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân Nguyễn Xuân Lưu cho biết, thực hiện yêu cầu của TP, về cơ bản các hộ kinh doanh đã chấp thuận tạm thời đóng cửa đến 5/4. Tuy nhiên, hiện vẫn còn ý kiến khác nhau về vấn đề này. “Nếu cần thiết, Sở Công Thương cho tập huấn để 30 quận huyện có thể nắm rõ mặt hàng nào được kinh doanh, mặt hàng nào thì chính thức đóng cửa”, ông Lưu nói.
Trước những băn khoăn kể trên, kết luận buổi họp, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đưa ra danh mục các cửa hàng được kinh doanh trong thời điểm này. Đó là chợ dân sinh, siêu thị tổng hợp, cửa hàng kinh doanh xăng dầu…
“Những trường hợp như vậy thì được kinh doanh, còn lại phải đóng cửa, không trừ một loại hình dịch vụ nào”, ông Chung nói.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, những ngày vừa qua, rất nhiều người dân phản ánh là có nhiều quán ăn buổi sáng, quán trà chanh, các quán cà phê và cửa hàng bán điện máy vẫn hoạt động.
“Phải dừng lại! Cửa hàng xe đạp, cửa hàng điện máy, đặc biệt là các quán nước chè ở các vỉa hè là phải dừng toàn bộ”, ông Chung yêu cầu.
Ngay sau buổi họp trên, UBND TP Hà Nội công bố danh sách cụ thể các cửa hàng được kinh doanh trong thời điểm này và các cửa hàng tạm thời đóng cửa.
Quang Phong
Gõ cửa... để khai báo y tế
Để góp phần kiểm soát dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn, các đoàn viên thanh niên tỉnh Nghệ An đã đến từng nhà để tuyên truyền về việc khai báo y tế.
Thanh niên đến từng nhà dân để tuyên truyền và hỗ trợ khai báo y tế - Ảnh: CTV
Đến từng ngõ, gõ từng nhà để giúp dân
Trong những ngày vừa qua, sau khi Chính phủ kêu gọi toàn dân khai báo y tế để kiểm soát dịch Covid-19, các thanh niên tỉnh Nghệ An đã có sáng kiến đến từng ngõ, gõ từng nhà để giúp người dân thực hiện khai báo y tế. Tại H.Tương Dương, các thanh niên tình nguyện đã vượt hàng chục cây số đường rừng vào các bản xa xôi của huyện để tuyên truyền cho bà con. Họ xách theo loa thùng, tờ rơi, băng rôn... Trên các bờ rào đường đi vào các bản, những thông tin tuyên truyền về dịch bệnh đã được căng lên khắp lối đi, khiến bà con dễ dàng đọc được.
Tại H.Tân Kỳ, trên nhiều tuyến đường, chợ dân sinh và những khu vực đông dân cư một banner hình người đội mũ thanh niên tình nguyện cầm biển cảnh báo về dịch bệnh được dựng lên, gây sự chú ý của người dân. Mỗi khi có người đi qua, các bạn trẻ lại nhanh tay đến phát tờ rơi tuyên truyền hoặc tặng khẩu trang miễn phí và hướng dẫn cách đeo. "Luôn đề cao cảnh giác, đeo khẩu trang và thực hành tốt vệ sinh cá nhân", là khuyến cáo được các bạn trẻ ghi trên biển cảnh báo. Tại chợ Tân Kỳ, nhiều bà con đi qua đã nán lại xem và được các thanh niên trao những sản phẩm chống dịch.
Đặc biệt, thanh niên đã vào từng hàng quán trên địa bàn để gặp từng người dân hướng dẫn khai báo y tế. Đồng thời khi đến từng nhà dân, các thanh niên cũng kiểm soát được thông tin về những người lao động từ vùng dịch trở về để vận động người dân đi cách ly.
Nhiều cách làm sáng tạo
Trao đổi về hoạt động này, chị Nguyễn Thị Quỳnh, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh đoàn Nghệ An, cho biết ngày 9.3, ngay sau khi có thông báo về chủ trương khai báo y tế toàn dân tự nguyện bắt đầu từ ngày 10.3, Tỉnh đoàn đã chỉ đạo triển khai tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân trên các kênh thông tin như website, Facebook của Đoàn, Hội, Đội các cấp, hệ thống phát thanh, xây dựng các bảng biểu thông tin... Bên cạnh đó, các huyện, thành, thị Đoàn và Đoàn trực thuộc đã đẩy mạnh triển khai, vào cuộc kịp thời, công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh, khai báo y tế.
"Nhiều đơn vị đã có những cách làm sáng tạo, đến tận từng hộ gia đình trực tiếp tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của việc khai báo y tế toàn dân và hướng dẫn cho người dân về cách thức khai báo, đặc biệt là đối với những người đi làm ăn xa trở về địa phương, những người đi từ vùng có người nghi nhiễm và nhiễm dịch bệnh...", chị Quỳnh cho hay.
Anh Phạm Văn Toàn, Phó bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An, cho biết: "Toàn tỉnh tổ chức 586 hoạt động tình nguyện an sinh xã hội, tổ chức khám, chữa bệnh cho 320 người dân, hiến 1.130 đơn vị máu; tặng 112 suất học bổng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, 136 suất quà cho gia đình chính sách, mẹ Việt Nam anh hùng...".
Anh Toàn cũng cho biết đã tổ chức các hoạt động thúc đẩy tinh thần sáng tạo vì cộng đồng của thanh niên. Qua đó, phát hiện các mô hình, cách làm mới, hiệu quả, tiêu biểu để tạo hiệu ứng lan tỏa như: mô hình sáng tạo tái chế lốp xe thành bồn rửa tay cho học sinh, đổi phế liệu lấy khẩu trang...
Tặng chai gel rửa tay khô cho người dân
Các thành viên trong CLB Người dẫn chương trình (Nhà văn hóa Sinh viên TP.HCM) tổ chức phát tặng miễn phí 1.000 chai gel rửa tay khô kháng khuẩn cho người dân để vệ sinh phòng tránh dịch Covid-19.
Anh Nguyễn Minh Tân, đại diện nhà tài trợ, cho biết: "Nhằm chia sẻ với người dân trong vấn đề phòng chống dịch Covid-19, hôm nay chúng tôi tặng 1.000 chai gel rửa tay khô khử trùng cho người dân.
Chương trình không dừng lại ở đây, mà chúng tôi đã có kế hoạch tặng tổng cộng 10.000 chai gel rửa tay khô khử trùng miễn phí. Những địa điểm chúng tôi phát tặng là nơi công cộng như: nhà văn hóa, đường phố, công viên...".
Lê Thanh (thanhnien.vn)
Những trạm rửa tay miễn phí 'nhìn thấy thương lắm' mùa chống dịch Chuyện chống dịch tốt không chỉ nằm ở những gói khẩu trang, chai nước sát khuẩn, mà còn trong câu chuyện gần gũi về cuộc sống đời thường của người dân xung quanh các trạm rửa tay công cộng miễn phí. Trải những ngày nặng gánh âu lo... Trong những ngày này, lượng người lui tới các bến xe vắng hẳn. Hầu hết...