Hà Nội: Công an vào cuộc xử lý vụ xe cứu thương dù ‘đại náo’ hồ Ba Mẫu
Sáng ngày 11/9, Công an phường Phương Liên (Đống Đa, Hà Nội) đã ra quân xử lý tình trạng xe đậu trên vỉa hè quanh khu vực hồ Ba Mẫu mà báo Pháp luật Việt Nam từng đăng tải.
Ngày 11/9, trao đổi với PV, ông Nguyễn Tiến Lộc – Chủ tịch UBND phường Phương Liên cho biết: “Công an phường Phương Liên đã ra quân xử lý tình trạng xe ô tô đỗ, hàng quán lấn chiếm vỉa hè ở khu vực hồ Ba Mẫu. Trong đó, lực lượng chức năng có xử lý một xe cứu thương”.
Sáng ngày 11/9, Công an phường Phương Liên xuống đường xử lý tình trạng lấn chiếm vỉa hè ở khu vực hồ Ba Mẫu.
Chia sẽ với PV, một người dân cho biết: “sáng nay, tôi thấy vỉa hè nơi thông thoáng hẳn, hy vọng Công an phường Phương Liên không để tình trạng này tái diễn. Đây là việc làm đáng khen, đáng ca ngợi nhằm giúp chúng tôi có nơi để đi bộ thể dục mỗi ngày. Và không phải đi dưới lòng đường để lo lắng tiềm ẩn tai nạn giao thông nữa”.
“Thế nhưng, trước khi có Công an phường Phương Liên xuống xử lý, dường như chúng tôi không thấy xe ô tô, cũng như xe cứu thương đậu ở trên vỉa hè hay lòng đường cả. Phải chăng, đã có ai đó báo trước điều này”, người dân bày tỏ.
Trước đó, báo Pháp luật Việt Nam có bài phản ánh về việc xe cứu thương dù ‘đại náo’ ở hồ Ba Mẫu?. Cụ thể, người dân phản ánh về tình trạng điểm đỗ xe hoạt động không phép (có thu phí) ở xung quanh hồ Ba Mẫu (Q. Đống Đa, Hà Nội), trong đó có cả xe cứu thương dù.
Công an phường Phương Liên lập biên bản xử lý lái xe cứu thương.
Video đang HOT
Ngạc nhiên hơn, hàng ngày có nhiều xe đậu trên vỉa hè, thế nhưng khi lực lượng chức năng xuống xử lý chỉ có một chiếc.
Tình trạng này đã diến ra trong suốt thời gian dài làm gây mất mỹ quan đô thị, mất an toàn giao thông và thất thoát ngân sách nhà nước, nhưng không bị cơ quan chức năng nào xử lý triệt để.
Đặc biệt, nơi đây có khoảng 4-5 chiếc xe cứu thương vô tư đậu cả ngày lẫn đêm. Các xe cứu thương này không ghi rõ là của đơn vị nào quản lý. Tuy nhiên, có người cho rằng mấy chiếc xe cứu thương ko có logo nói trên do một bệnh viện ngay đó sở hữu, người dân nói.
Ghi nhận của PV báo Pháp luật Việt Nam cho thấy, có rất nhiều xe ô tô đỗ ngang nhiên trên vỉa hè dành cho người đi bộ ở xung quanh hồ Ba Mẫu. Nơi đây có tới 4-5 chiếc xe mà người dân nơi đây thường gọi là xe cứu thương. Những chiếc xe này không có bảng hiệu, tên doanh nghiệp, số giấy phép hoạt động….
Như vậy, sau khi báo Pháp luật Việt Nam đăng tải về tình trạng lấn chiếm vỉa hè thì Công an phường Phương Liên đã vào cuộc xử lý. Tuy nhiên, việc xử lý này có dứt điểm được hay không thì người dân còn phải để thời gian nói lên câu trả lời. Và những chiếc xe cứu thương mà người dân gọi là ‘xe dù’ nói trên là của đơn vị nào? Có được cấp phép hoạt động hay không?
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhập thông tin…
TƯỜNG AN
Theo PLVN
Đừng để đường mới làm xong lại "sửa - hỏng - sửa"
Đường hỏng, khắc phục rất tốn kém, tăng chi phí mà không tạo ra giá trị hữu ích, không tương xứng với vốn đầu tư đã chi ra.
Đường tránh đoạn qua địa phận thị trấn huyện Chư Sê (Gia Lai) có vốn đầu tư 250 tỉ đồng mới làm xong đã nứt toác, biến dạng mặt đường gần 200 mét dài, hở rộng nhiều đoạn hơn nửa mét, có những nơi hở sâu khoảng một mét.
Đường tránh đoạn qua địa phận thị trấn huyện Chư Sê (Gia Lai).
Hư hỏng này khiến ô tô không thể lưu thông. Thế nhưng, nhà thầu xây lắp vẫn khẳng định "Thi công đảm bảo chất lượng" còn dẫn chứng "Hội đồng nghiệm thu nhà nước đã nghiệm thu", Bộ GTVT lại cho rằng mặt đường bị ngậm nước nên đã phát sinh hư hỏng bởi mưa lớn kéo dài từ ngày 23/8 đến 3/9.
Đáng chú ý, ngoài những vị trí mặt đường bị nứt toác mà báo chí phản ánh, mặt đường nhiều chỗ khác trước đó đã hư hỏng trầm trọng được khắc phục bằng trám trét ximăng.
Ở nước ta, những công trình giao thông mới làm xong đã hư hỏng không còn là chuyện lạ. Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi được đầu tư hơn 34.000 tỷ đồng, đưa vào sử dụng chỉ mới 1 tháng đã bong tróc, chi chít ổ gà. Quốc lộ 1 qua hai tỉnh Bình Định và Phú Yên có vốn đầu tư hàng ngàn tỉ đồng, đưa vào sử dụng chỉ thời gian ngắn đã hư hỏng trầm trọng.
Nguyên tắc xử lý trong xây dựng, thi công không đảm bảo chất lượng phải làm lại cho đạt mới được nghiệm thu để thanh toán chi phí. Điều lạ ở các công trình kém chất lượng rõ ràng như vậy, sao vẫn lọt cửa nghiệm thu chất lượng và hoàn thành đưa vào sử dụng?
Đường giao thông nào cũng phải tính đến yêu cầu tối thiểu tải nặng, lưu lượng xe chạy và phù hợp với điều kiện thời tiết nắng nóng, ngập nước, mưa bão... Khảo sát, thiết kế tuân thủ quy trình, quy phạm chuyên ngành mới được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Trước khi khởi công, nhà thầu lập phương án thi công, tư vấn lập đề cương giám sát, kiểm tra máy móc thiết bị. Vật liệu trước khi đưa vào sử dụng phải thí nghiệm có kết quả đạt yêu cầu. Hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng của nước ta khá đầy đủ với các quy định pháp lý, yêu cầu chặt chẽ như vậy vì sao thực tế diễn ra lại khác, không hiệu quả?
Không thể viện lý do bỏ thầu thấp nên thiếu tiền rồi sử dụng vật tư giá rẻ, kỹ thuật thi công kém! Dự toán đã được lập theo thiết kế công trình. Lo là cách thức thực hiện, đấu thầu với các mánh khóe, giới xây dựng thường gọi là "quân xanh", "quân đỏ".
Có những nhà thầu tham dự cho đủ thành phần nhưng không bao giờ trúng thầu, người trúng thầu nhiều khi đã biết trước. Thành ra, thay vì chú trọng chất lượng công trình, nhiều nhà thầu chỉ lo tạo quan hệ với người có thẩm quyền, làm công trình miễn sao được thanh toán.
Chủ đầu tư và nhà thầu lắm khi là một nên phần khối lượng không đạt vẫn được nghiệm thu. Nếu chủ đầu tư quản lý tốt, giám sát hiệu quả thì nhà thầu muốn làm ẩu cũng rất khó.
Thêm một lần sửa chữa đường mới làm xong, lại thêm một lần người dân bức xúc. Đường hỏng, khắc phục càng tốn kém, tăng chi phí mà không tạo ra giá trị hữu ích, không tương xứng với vốn đầu tư đã chi ra. Lúc này một đồng tăng trưởng ở nước ta đang phải trả giá bằng nhiều đồng vốn đầu tư hơn con số bình quân các nước khác. Trong khi đó, còn nhiều dự án dân sinh cấp thiết phải hoãn vì thiếu vốn. Ngân sách có hạn, không thể phung phí.
Đường mới làm xong đã hư hỏng, ít ai ngờ tới, người tham gia giao thông chỉ thiếu tập trung một chút thôi cũng có thể xảy ra tai nạn. Một vấn đề khác cũng khiến người dân bức xúc là thái độ một số cơ quan chức năng khi phát hiện các công trình kém chất lượng, hư hỏng trầm trọng nhưng vẫn không truy cứu trách nhiệm đúng mức với tổ chức và cá nhân có liên quan, có quyền mà không xử lý nghiêm các sai phạm để cảnh báo và tạo sự răn đe.
Mất mát lớn nhất không chỉ là thiệt hại, hậu quả đã xảy ra mà còn là đạo đức và niềm tin. Từ đó có thể dẫn đến hệ lụy coi trọng các mối quan hơn sự đúng đắn, ý thức pháp luật. Nếu các sai phạm không bị xử lý nghiêm thì dần dà sẽ trở thành điều bình thường, chuyện đương nhiên trong nhận thức xã hội, thật và giả lẫn lộn tạo ra sự bất an trong đời sống.
Đường tránh đoạn qua địa phận thị trấn huyện Chư Sê (Gia Lai) mới làm xong đã hư hỏng trầm trọng, cần khắc phục triệt để. Đó là yêu cầu nhà thầu bóc bỏ hết phần hư hỏng để làm lại, lu lèn đạt độ chặt thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật, thực hiện đúng quy trình thi công. Đừng xử lý chắp vá manh múm vừa mất an toàn giao thông, tạo tề lệ xấu và khuyến khích cho các sai phạm khác, lặp đi lặp lại điệp khúc đường làm xong lại sửa - hỏng - sửa.
Trong lĩnh vực xây dựng, chất lượng công trình cần được đặt lên hàng đầu, công tác quản lý phải xuyên suốt có tính hệ thống, không thể trông đợi sự tự giác của các bên liên quan. Đấu thầu phải thực chất, có cạnh tranh để chọn được nhà thầu tốt nhất. Quản lý, giám sát chặt chẽ trong thi công. Khâu tổ chức phải minh bạch, chi tiết trong thực hiện, có cơ chế kiểm tra chéo, xử lý kịp thời các vi phạm, phần khối lượng không đạt phải bỏ và làm lại.
Vai trò cơ quan quản lý nhà nước nên có biện pháp kiểm soát được sự tuân thủ pháp luật và trình tự thi công, chất lượng, khối lượng, tiến độ, giá trị công trình. Kiểm soát cho được giá trị thực mà nhà thầu thi công đã bỏ ra để mua sắm, xây dựng...
Những sai phạm ảnh hưởng chất lượng công trình cần quy trách nhiệm cụ thể, xử lý nghiêm, cá nhân có thể cấm hành nghề, tổ chức thì không cho tham gia thực hiện công trình khác, khởi tố hình sự với những sai phạm nghiêm trọng. Bảo hành công trình không chỉ trong một năm mà phải tương ứng với từng dự án theo hướng kéo dài thời gian, trách nhiệm nhà thầu.
Ngọc Thanh
Theo Diendan
Hiến kế giảm kẹt xe sân bay Tân Sơn Nhất Giải quyết kẹt xe khu vực sân bay Tân Sơn Nhất nên xem xét, đánh giá một cách toàn diện. Trước hết, sân bay Tân Sơn Nhất đang bị "bủa vây" bởi các nhà cao tầng, khu dân cư trên đường Trường Sơn, Hồng Hà, Bạch Đằng, Hậu Giang, Thăng Long, Phan Thúc Duyện... Kết nối giao thông ra vào cho các công...