Hà Nội còn bao nhiêu giường điều trị bệnh nhân Covid-19?
Nguyên nhân của việc một số F0 tại Hà Nội không được các bệnh viện trên địa bàn thành phố tiếp nhận là những cơ sở này chỉ điều trị bệnh nhân Covid-19 diễn biến nặng, nguy kịch.
Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội trong thời gian gần đây, số ca mắc Covid-19 tại Hà Nội liên tục dao động ở ngưỡng 600-700 trường hợp mỗi ngày. Đây là mức F0 được ghi nhận sau 24 giờ cao nhất của thành phố từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam.
Song song với số ca mắc mới tăng cao là lượng bệnh nhân Covid-19 phải nhập viện điều trị lớn. Vừa qua, một số địa phương trên địa bàn Hà Nội đã thực hiện việc điều trị F0 tại nhà, nhiều người dân vẫn lo ngại về việc quá tải hệ thống y tế tương tự TP.HCM trong làn sóng dịch thứ 4.
Số ca mắc Covid-19 theo từng ngày tại Hà Nội. Ảnh: Sở Y tế Hà Nội.
Thực tế, động thái chuyển các trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 tới cơ sở y tế khác của một số bệnh viện trên địa bàn thành phố sau khi nhận kết quả xét nghiệm cũng khiến lo lắng của người dân trở nên có cơ sở hơn. Tuy nhiên, lãnh đạo các bệnh viện khẳng định số giường bệnh vẫn trong kế hoạch của thành phố. Việc luân chuyển bệnh nhân cũng là quy định về tầng điều trị.
Số bệnh nhân mới đạt gần nửa lượng giường bệnh
Trao đổi với Zing, ông Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội), cho biết cơ sở y tế này được phân công tại tầng 3 trong mô hình điều trị của Bộ Y tế và hiện có 250 giường. Đến nay, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang mới có tổng cộng 153 F0 đang được theo dõi và điều trị.
Trong số này, khoảng 20 trường hợp đang có diễn biến nặng. Số bệnh nhân ở tình trạng nguy kịch là 10 người. Cụ thể, 2 bệnh nhân phải lọc máu, 5 ca thở máy xâm nhập và 3 trường hợp thở máy không xâm nhập.
Vị lãnh đạo này cho biết thêm: “Theo kế hoạch, Hà Nội đã chuẩn bị 12.000 giường điều trị bệnh nhân Covid-19. Trong khi đó, toàn hệ thống y tế của thành phố đến nay mới đang điều trị gần 6.000 bệnh nhân. Do đó, các bệnh viện tại Hà Nội vẫn chưa đến mức quá tải”.
Bệnh nhân Covid-19 diễn biến nặng được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thạch Thảo.
Bà Nguyễn Thị Lan Hương, Phó giám đốc Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội), cũng cho biết cơ sở y tế này cũng thuộc tầng 3 trong mô hình điều trị. Bệnh viện Thanh Nhàn đang theo dõi và điều trị cho hơn 100 bệnh nhân Covid-19. Trong đó, gần 40 trường hợp có diễn biến rất nặng và nguy kịch.
Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cơ sở y tế tuyến đầu tiếp nhận và điều trị các bệnh nhân Covid-19 diễn biến nặng trên toàn khu vực phía Bắc, đang có tổng cộng 510 F0. Trong đó, số bệnh nhân diễn biến nặng, nguy kịch là 103 người.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cơ sở y tế này đã được Bộ Y tế giao nhiệm vụ triển khai 500 giường hồi sức tích cực và dự kiến sẽ đáp ứng sau vài tuần tới.
Ngoài ra, theo Sở Y tế Hà Nội, thành phố còn 22 bệnh viện khác đang tiếp nhận và điều F0 trên địa bàn gồm Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (đang điều trị 168 F0), các bệnh viện thuộc Hà Nội là Hà Đông (146), Sơn Tây (53), Bắc Thăng Long (59), Gia Lâm (48), Mê Linh (147), Tâm Thần Hà Nội (11), Quốc Oai (113), Chương Mỹ (121), Vân Đình (152), Phú Xuyên (133), Hoài Đức (17), Mỹ Đức (95), Sóc Sơn (04), Đan Phượng (13), Đông Anh (7), Ba Vì (38), Thạch Thất (16), Thanh Oai (34), Phúc Thọ (2), Phụ Sản (8), Phổi Hà Nội (4).
Một số cơ sở điều trị khác gồm: Ký túc xá Phenikaa (535), Đền Lừ III (919), Thượng Thanh (786), Pháp Vân – Tứ Hiệp (1.622).
Diễn tập tại trạm y tế lưu động trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội. Ảnh: Văn Phong.
Các trạm y tế lưu động tại 22 quận, huyện cũng đang tiếp nhận các trường hợp nhiễm nCoV là: Hoài Đức (124), Đan Phượng (91), Thanh Trì (17), Mỹ Đức (26), Sóc Sơn (101), Long Biên (32), Đông Anh (7), Hà Đông (6), Bắc Từ Liêm (59), Chương Mỹ (193), Gia Lâm (39), Mê Linh (54), Thanh Xuân (57), Quốc Oai (24), Thạch Thất (21), Tây Hồ (05), Ba Vì (3), Phú Xuyên (2), Nam Từ Liêm (2), Thanh Oai (2), Hoàng Mai (2), Thường Tín (2).
“Tôi nghĩ vấn đề có thể nằm ở sự phối hợp giữa các đơn vị còn chưa thực sự nhuần nhuyễn, người dân chưa hiểu rõ hệ thống tiếp nhận và điều trị. Nếu nói thành phố quá tải giường bệnh là chưa đúng”, ông Thường nhận định.
Một số F0 chủ động tới thẳng bệnh viện thuộc tầng 3
Ông Nguyễn Văn Thường cho biết thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cũng tiếp nhận một số trường hợp chủ động tới xét nghiệm và thăm khám Covid-19.
“Với những bệnh nhân này, sau khi nhận thấy không có yếu tố nguy cơ hay triệu chứng nặng, chúng tôi sẽ chủ động chuyển họ quay lại tầng 1 trong hệ thống điều trị”, vị lãnh đạo nói.
Theo ông, đây cũng là vấn đề tâm lý có thể thông cảm cho người dân khi họ lo lắng cho sức khỏe của bản thân. Nhiều người đang điều trị ở tầng 1 nhưng cũng mong muốn chuyển lên tầng 2, 3.
Bên trong khoa Cấp cứu của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nơi tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 diễn biến nặng. Ảnh: Thạch Thảo.
“Tuy nhiên, các bệnh nhân Covid-19 khi chuyển lên tầng 2, 3 phải được cân nhắc một số tiêu chí, điều kiện liên quan nguy cơ và diễn biến. Nếu những đơn vị này cũng nhận bệnh nhân từ tầng 1, trong tương lai, khi xuất hiện những bệnh nhân diễn biến nặng và nguy kịch hơn cần điều trị, chúng ta lại không đủ giường đáp ứng”, ông Thường giải thích.
Tương tự tại Bệnh viện Thanh Nhàn, bà Nguyễn Thị Lan Hương cho biết một số trường hợp sau khi tới khám và có kết quả xét nghiệm rRT-PCR dương tính với SARS-CoV-2 nhưng không hoặc chỉ xuất hiện triệu chứng nhẹ, sẽ được chuyển lại cơ sở điều trị tầng dưới.
Liên quan vấn đề tâm lý của người dân, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cho hay thông qua khảo sát của các địa phương, nhóm bệnh nhân Covid-19 đã tiêm chủng vaccine có tỷ lệ diễn biến nặng giảm đi khá lớn.
“Trước đây, tỷ lệ diễn biến nặng rơi vào khoảng 20%. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, tỷ lệ này tại một số địa phương đã xuống dưới 10%. Chỉ có một số nhóm như người cao tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi, trường hợp có bệnh nền, cũng chưa tiêm chủng, người có hệ miễn dịch kém, dù đã tiêm nhưng không tạo được miễn dịch, vẫn diễn biến nặng”, vị chuyên gia này nói thêm.
Bác sĩ Cấp cho biết trong 3 tháng qua, xét sơ bộ trên nhóm bệnh nhân tử vong, hầu hết là người cao tuổi (trên 85 tuổi), mắc nhiều bệnh nền, chưa tiêm hoặc mới có một mũi vaccine. Ngược lại, tỷ lệ nhóm đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, không mắc bệnh nền diễn biến nặng, tử vong là rất thấp.
Từ đây, người dân sau khi phát hiện nhiễm SARS-CoV-2 cũng không nên quá lo lắng và cần liên hệ cơ quan chức năng để được hướng dẫn.
Mới đây, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cũng cho biết thành phố đã xây dựng hệ thống tiếp nhận, cung cấp thông tin phục vụ theo dõi, chăm sóc F0 tại nhà gồm tổng đài 1022 kết nối trực tiếp đến các trạm y tế lưu động toàn địa bàn.
Cùng với đó, ngành y tế cũng phối hợp với đơn vị công nghệ – thông tin, xây dựng phần mềm trên điện thoại thông minh để người dân tự cập nhật tình trạng sức khỏe, được hỗ trợ y tế cũng như kịp thời phát hiện dấu hiệu bệnh nhân chuyển tầng.
“Qua tổng đài 1022, chúng tôi nhắn tin cho F0 nhắc tự khai báo tình trạng sức khỏe 2 lần/ngày. Nếu F0 có dấu hiệu bất thường như khó thở, ho tăng, sốt cao, cán bộ y tế sẽ lập tức tiếp cận để hỗ trợ thuốc, khám và điều trị”, bà Hà nói.
Để giảm tải cho lực lượng y tế, Sở Y tế cũng xây dựng thêm lực lượng hỗ trợ tại từng địa phương để cùng làm nhiệm vụ theo dõi, chăm sóc F0.
Vì sao mắc Covid-19 đã khỏi ở TP.HCM ra Hà Nội lại dương tính?
Có những bệnh nhân Covid-19 tái dương sau khi đã khỏi bệnh vài tháng, cũng có người kéo dài tình trạng dương tính tới 2, 3 tháng dù các triệu chứng của bệnh đã không còn.
Theo thông báo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội ngày 22/10, có hai trường hợp bệnh nhân Covid-19 mới đó là trường hợp một bệnh nhân nữ ở Tây Hồ. Các bệnh nhân là người về từ thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20/10 được lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả dương tính.
Theo chia sẻ của bệnh nhân trên trang cá nhân thì trước đó bà đã mắc Covid-19 tạ TP.HCM, sau đó khỏi bệnh mới ra Hà Nội.
Việc người mắc Covid-19 đã khỏi nhưng ra Hà Nội xét nghiệm vẫn dương tính với Covid-19 dù hiếm song hoàn toàn có thể xảy ra.
Thạc sĩ, BS Nguyễn Quốc Thái - trung tâm Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội cho biết, có nhiều giả thuyết cho các trường hợp này.
Thứ nhất, xét nghiệm có thể có xác xuất âm tính giả, dương tính giả, thời điểm lấy mẫu hay cách lấy mẫu.
Thứ hai, việc xét nghiệm dương tính kéo dài xuất hiện rất nhiều ở bệnh nhân Covid-19. Ban đầu các triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện trong 5 - 10 ngày đầu nhiễm virus sau đó dù họ không còn triệu chứng của bệnh nữa nhưng các kết quả vẫn dương tính. Thậm chí có các nghiên cứu chỉ ra có bệnh nhân Covid-19 dương tính kéo dài tới 2, 3 tháng sau khi nhiễm.
Thứ ba, khả năng tái dương tính. Một người khi mắc Covid-19 được theo dõi cách ly tại bệnh viện có xét nghiệm âm tính khi trở lại địa phương được theo dõi tiếp tục có kết quả tái dương tính cũng được ghi nhận nhiều ở nước ta từ khi có dịch Covid-19.
Xét nghiệm Covid-19 cho người dân.
Tái dương là khi một người nhiễm SARS-CoV-2, sau khi khỏi bệnh, bỗng một ngày xét nghiệm RT-PCR cho kết quả dương tính mà không có triệu chứng nào.
Tỉ lệ tái dương lên đến 14% và có thể xảy ra ở thời điểm 90 ngày sau nhiễm. Tái dương là do virus hay xác virus còn sót lại. Khi đem nuôi cấy, số virus này sẽ không mọc, không có sự nhân lên của virus và không có khả năng lây nhiễm.
Thực tế cho thấy, trong số nhiều người mắc bệnh sau khi khỏi bệnh, trong vòng 3 tháng từ khi nhiễm, xét nghiệm RT-PCR vẫn có thể dương (thường CT trên 30). Những trường hợp này không gọi là bị nhiễm và không cần cách ly, điều trị. Vì khi xét nghiệm RT-PCR, độ nhạy của xét nghiệm này rất cao nên phát hiện kết quả dương tính chỉ là các phần mảnh ARN của virus (xác virus).
Xét nghiệm này là xét nghiệm kháng nguyên, không phải xét nghiệm kháng thể nên trường hợp bệnh nhân ở TP.HCM về Hà Nội nếu đã khỏi Covid-19 mà xét nghiệm dương tính có thể là xác virus, tái dương tính cũng không có nguy cơ lây lan cho cộng đồng.
Thứ tư, là người trực tiếp tham gia hỗ trợ TP.HCM trong công tác phòng chống Covid-19, thạc sĩ Thái cho biết, có thời điểm TP.HCM quá tải y tế, người nhiễm bệnh không liên hệ được với cơ sở y tế nên họ tự theo dõi tại nhà. Có những người có triệu chứng của Covid-19 nên mua test nhanh về tự test và khi hết triệu chứng thì họ tự coi như bệnh đã khỏi, không có test khẳng định âm tính lại. Có người thì mua test nhanh về tự test âm tính và coi như đã khỏi.
Trong khi đó, để xác định âm tính phải được cơ quan y tế hỗ trợ xét nghiệm bằng PCR. Việc lấy mẫu cũng như cách thức lấy mẫu như thế nào cũng rất quan trọng để khẳng định mẫu đó âm hay dương tính.
Đối với những trường hợp người dân tự thực hiện xét nghiệm test nhanh Covid-19 tại nhà cần lưu ý mỗi bộ kit xét nghiệm nhanh sẽ có hướng dẫn sử dụng khác nhau tùy thuộc vào nhà sản xuất. Người thực hiện cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi lấy mẫu.
Đồng thời kết quả test nhanh có thể cho kết quả dương tính giả hoặc âm tính giả, do đó nếu xét nghiệm có kết quả âm tính, người dân cũng không được chủ quan; nếu xét nghiệm dương tính, người dân phải bình tĩnh báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất.
Với điều kiện hiện tại, Thạc sĩ Thái khuyến cáo người dân vẫn cần tuân thủ 5K. Nếu tuân thủ nguyên tắc 5K thì nguy cơ lây nhiễm sẽ bị chặn đứng. Đối với người từ các tỉnh phía nam về cần tuân thủ cách ly tại nhà, khai báo y tế trung thực.
Những dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh nhân Covid-19 cần được cấp cứu Các chuyên gia ước tính trong số 20% bệnh nhân Covid-19 ở mức độ vừa và trung bình có 5% chuyển biến nặng và 0,5-1% diễn tiến rất nặng. Hầu hết người mắc Covid-19 không bị viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng một tuần. Tuy nhiên, vẫn có 15-20% các trường hợp tiến triển dần nặng lên. Diễn tiến bệnh...