Hà Nội có sàn giao dịch nông sản, chỉ cần bấm chuột muốn gì cũng có
Mới đây, TP.Hà Nội đã chính thức ra mắt hệ thống thông tin điện tử truy xuất nguồn gốc nông sản an toàn tại địa chỉ hn.check.net.vn. Đây được xem như một sàn giao dịch tạo ra sự kết nối giữa người sản xuất, doanh nghiệp (DN) với sự quản lý, giám sát của Nhà nước nhằm tăng cường mối liên kết các khâu trong chuỗi sản xuất, từ đó đưa sản phẩm nông sản an toàn đến với người tiêu dùng dễ dàng hơn.
Cấp mã truy xuất cho hơn 3.200 sản phẩm
Theo báo cáo của Sở NNPTNT Hà Nội, hiện hệ thống này đã thực hiện cấp mã QR truy xuất nguồn gốc thông tin cho trên 3.200 dòng sản phẩm nông nghiệp, trong đó, có 200 dòng sản phẩm của 21 tỉnh, thành phố thuộc Ban điều phối Chương trình phối hợp phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho TP.Hà Nội. Hệ thống cũng đã cấp mã quản trị tài khoản cho 1.984 DN/cơ sở thuộc Sở NNPTNT quản lý.
Song song với ra mắt hệ thống này, Hà Nội cũng đang triển khai giới thiệu ứng dụng chợ thương mại điện tử sản phẩm nông nghiệp an toàn tới các DN, đơn vị cung ứng thực phẩm cho Hà Nội.
Theo Sở NNPTNT, hiện nay nhu cầu tiêu thụ thực phẩm trong 1 tháng của người dân Thủ đô rất lớn, trung bình trên 7.000 tấn lương thực, thực phẩm nông, lâm và thủy sản. Trong khi đó, khả năng sản xuất các mặt hàng thiết yếu của Hà Nội như thịt lợn, thịt gà mới cơ bản đủ nhu cầu, còn các mặt hàng khác như gạo chỉ đáp ứng khoảng 35%, thịt bò khoảng 15%, thủy hải sản chỉ đáp ứng được 5%… Số còn lại hàng ngày đều phải nhập từ các tỉnh, thành phố và nhập khẩu từ nước ngoài.
Lãnh đạo Bộ NNPTNT, UBND TP.Hà Nội, Sở NNPTNT Hà Nội cùng thăm gian hàng giới thiệu các sản phẩm gạo sạch, gạo đặc sản của Công ty CP Kinh doanh chế biến nông sản Bảo Minh (Hà Nội). Ảnh: M.H
Để đáp ứng nhu cầu của người dân Thủ đô, thời gian qua, Hà Nội đã đẩy mạnh kết nối với 21 tỉnh, thành để phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn. Cụ thể, Sở NNPTNT Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện tốt thỏa thuận hợp tác về phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật và sản phẩm động vật, rau an toàn, quản lý chất lượng an toàn thực phẩm giữa Sở NNPTNT Hà Nội – Sở NNPTNT các tỉnh và Hợp tác xúc tiến thương mại nông nghiệp giữa Hà Nội và một số tỉnh, thành lân cận.
Đồng thời, Sở NNPTNT các tỉnh, thành viên trong Ban điều phối Chuỗi cung cấp rau thịt an toàn cho TP.Hà Nội đã tiếp tục tham mưu cho UBND các tỉnh, thành phố rà soát, quy hoạch phát triển nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và phát triển các vùng chuyên canh rau tập trung, tăng tỷ lệ vùng rau đạt tiêu chuẩn GAP, quy hoạch vùng chăn nuôi, giết mổ tập trung, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, theo hướng hữu cơ… nhằm mục đích cung cấp bữa ăn an toàn cho người dân và phát triển nông nghiệp bền vững.
Bên cạnh tăng cường liên kết chuỗi cung ứng, vấn đề an toàn thực phẩm cũng được Ban điều phối đặc biệt chú trọng. Năm 2018, các tỉnh, thành phố đã phối hợp thanh tra, kiểm tra 1.290 cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản; phát hiện 114 cơ sở vi phạm, xử phạt hành chính gần 1 tỷ đồng. Tổ chức đánh giá, phân loại và cấp hơn 400 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Riêng Sở NNPTNT Hà Nội, năm qua đã thực hiện kiểm dịch thú y trên 12 triệu con gia súc, gia cầm và gần 72.000 tấn sản phẩm động vật, bảo đảm cung ứng những sản phẩm có chất lượng và an toàn nhất cho người tiêu dùng Thủ đô…
Kiên trì nâng cao chất lượng chuỗi nông sản
Phát biểu tại hội nghị đánh giá kết quả chương trình phối hợp phát triển chuỗi cung cấp rau thịt an toàn cho TP.Hà Nội năm 2018 tổ chức ngày 21.12, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Văn Sửu nhấn mạnh, kết quả thực hiện phối hợp giữa Hà Nội và 21 tỉnh, thành trong 3 năm qua đã góp phần rất quan trọng bảo đảm nguồn cung thực phẩm an toàn cho Thủ đô. Có được thành công trên, bên cạnh sự chủ động, kiên trì của TP.Hà Nội là sự phối hợp tích cực của 21 tỉnh, thành phố.
Video đang HOT
Trước nhu cầu lớn về thực phẩm, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 sắp tới, Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Sửu mong muốn các địa phương tiếp tục tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm sản xuất, kết nối với Hà Nội nhằm đáp ứng nhu cầu về thực phẩm cho người tiêu dùng Thủ đô.
“Hiện thành phố đang đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, tiến tới thành lập sàn giao dịch thương mại điện tử nông, lâm, thủy sản, có sự gắn kết giữa người sản xuất, DN trên cơ sở giám sát, kiểm soát chất lượng hàng hóa của các cơ quan Nhà nước. Thành phố cũng sẽ chú trọng thông tin tuyên truyền, thực hiện tốt hơn nữa cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, để người tiêu dùng Thủ đô tin tưởng, lựa chọn nông sản an toàn của các tỉnh, thành phố” -ông Nguyễn Văn Sửu thông tin.
Đến dự hội nghị, ông Lê Quốc Doanh – Thứ trưởng Bộ NNPTNT đặc biệt đánh giá cao chương trình phối hợp phát triển chuỗi cung cấp rau thịt an toàn của Ban điều phối. “Để phát triển được 543 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn với hàng nghìn sản phẩm như hiện nay là điều không đơn giản. Chúng tôi đánh giá rất cao sự nỗ lực, kiên trì của Hà Nội, các tỉnh, thành và các DN, cơ sở sản xuất. Bộ NNPTNT cam kết đồng hành cùng các địa phương và DN trong chương trình này để phát triển nhiều chuỗi giá trị trên cả nước, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp sạch hơn, an toàn hơn…” – Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh.
Theo Danviet
Người dân tíu tít đến mua rau, thịt sạch ở Thành ủy Hà Nội
Sáng nay (ngày 21/12), tại Thành ủy Hà Nội đã diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả chương trình phối hợp phát triển chuỗi cung cấp rau thịt an toàn cho TP.Hà Nội năm 2018. Điều đáng chú ý là ngay tại sân Thành ủy có hơn 40 gian hàng trưng bày các loại nông sản đặc sản của 21 tỉnh thành, thu hút đông đảo người dân đến thăm quan, mua sắm.
Đại diện lãnh đạo Bộ NN&PTNT, UBND TP.Hà Nội, Sở NN&PTNT Hà Nội cùng thăm gian hàng giới thiệu các sản phẩm gạo sạch, gạo đặc sản của Công ty CP Kinh doanh chế biến nông sản Bảo Minh (Hà Nội). Ảnh: T.T
Trước khi diễn ra Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh, ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản, ông Nguyễn Văn Sửu - Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.Hà Nội, ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở NN&PTNT TP.Hà Nội đã cùng đại diện Sở NNPTNT các tỉnh, thành phố và đông đảo đại biểu đi tham quan các gian hàng nông sản trưng bày ngay tại sân Thành ủy.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh (bên phải ảnh) cùng ông Nguyễn Văn Sửu - Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.Hà Nội cùng đánh giá các cơ sở sản xuất đã có nhiều nỗ lực duy trì quy trình sản xuất an toàn, thực hiện tốt các khâu sơ chế, đóng gói, dán nhãn mác đầy đủ cho rau củ an toàn. Ảnh: T.T
Được biết, đây cũng là hoạt động bên lề và được duy trì thường xuyên mỗi khi Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức sơ kết, tổng kết các hoạt động liên quan đến chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho thành phố. Lần này, hội nghị thu hút 40 gian hàng của 21 tỉnh, thành tham gia, với gần 4.000 sản phẩm rau củ quả, chăn nuôi và sản phẩm chế biến.
Điều đặc biệt ở mỗi gian hàng là toàn bộ sản phẩm đều được đóng gói trong bao bì có nhãn mác ghi rõ địa chỉ xuất xứ, tên đơn vị sản xuất và được dán tem truy xuất.
Ông Nguyễn Văn Sửu - Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội tham quan gian hàng
Anh Lê Văn Sao - Phó Giám đốc HTX sản xuất rau quả an toàn Ngọc Bộ (xã Long Hưng, huyện Văn Giang, Hưng Yên) hồ hởi cho biết: HTX chúng tôi bán buôn, bán lẻ các loại giống hoa, quả, rau an toàn các loại nhưng lần này chủ yếu giới thiệu sản phẩm cam Vinh và bưởi Diễn. 2 loại trái cây này được trồng ở đất Văn Giang nhưng cho chất lượng rất tốt, cam mọng nước, bưởi ngọt không kém gì cây được trồng ở chính gốc.
"Sản phẩm chủ yếu mang tới hội nghị để trưng bày, nhưng chỉ trong buổi sáng chúng tôi đã bán hết không còn quả nào" - ông Sao vui vẻ nói.
Anh Lê Văn Sao - Phó Giám đốc HTX sản xuất rau quả an toàn Ngọc Bộ (xã Long Hưng, huyện Văn Giang, Hưng Yên) cho biết, từ khi thực hiện sản xuất an toàn, dán tem truy xuất, sản phẩm của HTX đã được tiêu thụ trong một số siêu thị ở Hà Nội, giá bán cam hiện đạt 50.000 đồng/kg, bưởi Diễn 50.000 đồng/quả. Ảnh: M.H
Một số sản phẩm rau quả an toàn của tỉnh Quảng Ninh
Tương tự, chị Thu Hồng, chủ cửa hàng đặc sản Sơn La ở phường Tô Hiệu, TP.Sơn La (tỉnh Sơn La) cho biết: Các mặt hàng chủ lực của chúng tôi là thịt trâu gác bếp, thịt lợn gác bếp, mật ong rừng, các loại hạt gia vị đặc trưng núi rừng Tây Bắc như mắc khén, hạt dổi... Không chỉ tích cực mang sản phẩm giới thiệu tại hội nghị mà chúng tôi còn có gian hàng mở cửa hàng ngày tại Trung tâm triển lãm nông nghiệp (489 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội). Các đặc sản của tỉnh Sơn La đã được người tiêu dùng Thủ đô biết đến và tin tưởng nên bán rất chạy.
Chị Hồng cho biết, hạt dổi đóng gói có giá 3 triệu đồng/kg, hạt mắc khén 400.000 đồng/kg nhưng khách hàng rất ưa thích vì những loại hạt này thơm nức mũi, rất thích hợp chế biến các món ăn và làm gia vị chấm. Ảnh: M.H
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT Hà Nội, thực hiện Quyết định 1791/QĐ-BNN-QLCL của Bộ NN&PTNT về ban hành chương trình phối hợp phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho TP.Hà Nội, Sở NN&PTNT Hà Nội đã xây dựng kế hoạch 06 ngày 15/1/2018 về chương trình phối hợp phát triển chuỗi cung cấp rau thịt an toàn cho TP.Hà Nội năm 2018.
Đại diện gian hàng của tỉnh Bắc Kạn nhiệt tình giới thiệu sản phẩm bí xanh thơm. Ảnh: M.H
Theo đó, trong năm 2018 Sở NN&PTNT Hà Nội đã phối hợp với 21 tỉnh, TP trong Ban điều phối Chuỗi cung cấp rau thịt an toàn cho TP.Hà Nội tích cực, chủ động trong công tác kết nối sản xuất, quản lí chất lượng và phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản. Cụ thể, các đơn vị đã xây dựng và phát triển được 543 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, tăng 166 chuỗi, đạt tỉ lệ 44% so với năm 2017.
Trong đó có 198 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn được xác nhận theo tiêu chí của Bộ NN&PTNT. Riêng TP.Hà Nội duy trì và phát triển 121 chuỗi, trong đó có 52 chuỗi sản phẩm có nguồn gốc động vật và 69 chuỗi có nguồn gốc thực vật.
Rất đông khách thăm quan đến tìm hiểu và mua sản phẩm nông sản đặc sản của các địa phương. Ảnh: M.H
Năm 2018, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản Hà Nội và các tỉnh đã phối hợp đánh giá, phân loại và cấp hơn 400 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở, địa điểm kinh doanh, phân phối các sản phẩm nông lâm thủy sản cung cấp cho Hà Nội để đưa về Thủ đô tiêu thụ.
Chính thức ra mắt Hệ thống thông tin điện tử truy xuấ nguồn gốc nông sản an toàn
Cũng tại Hội nghị sáng nay, lãnh đạo Bộ NN&PTNT, UBND TP.Hà Nội, Sở NN&PTNT Hà Nội và các vị đại biểu đã cùng nhấn nút ra mắt Hệ thống thông tin điện tử truy xuất nguồn gốc nông sản an toàn của UBND TP.Hà Nội tại địa chỉ: hn.check.net.vn.
Hệ thống này thực hiện quản lý và minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông lâm thủy sản bằng điện tử qua mã QR cho các cơ sở sản xuất nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn và một số tỉnh thành.
Hiện, hệ thống đã quản lý, cấp mã tài khoản quản trị cho 1.984 doanh nghiệp/cơ sở thuốc Sở NN&PTNT quản lí; cấp mã QR truy xuất minh bạch thông tin cho trên 3.200 dòng sản phẩm nông sản thực phẩm trong thành phố...
Theo Danviet
Đẩy mạnh kết nối, tiêu thụ nông sản an toàn: Ngon, sạch là bán chạy Lượng nông sản của Hà Nội sản xuất hiện mới đáp ứng được 60% nhu cầu tiêu dùng ở Thủ đô, trong khi tại nhiều tỉnh khác lại xảy ra dư thừa cục bộ... Để giải quyết nghịch lý này, Sở NNPTNT Hà Nội vừa tổ chức hội nghị kết nối sản xuất - tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản (NLTS);...