Hà Nội có phố Phạm Văn Bạch – vị Chánh án tối cao đầu tiên
Nhân kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống Tòa án nhân dân (13.9.1945 – 13.9.2015), sáng qua 11.8, tại Hà Nội, TAND tối cao phối hợp với UBND TP.Hà Nội đã tổ chức Lễ gắn biển phố mang tên ông Phạm Văn Bạch – Chánh án TAND tối cao đầu tiên của nước ta, người có đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng và nền tư pháp của đất nước.
Bí thư T.Ư Đảng, Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình và các đại biểu tại Lễ gắn biển phố mang tên Phạm Văn Bạch – Ảnh: TTXVN
Dự buổi lễ có ông Trương Hòa Bình, Bí thư T.Ư Đảng, Chánh án TAND tối cao, lãnh đạo TAND các thời kỳ, lãnh đạo các ban, bộ, ngành T.Ư, địa phương và gia đình ông Phạm Văn Bạch.
Phố Phạm Văn Bạch là đoạn đường từ ngã tư giao cắt phố Trung Kính, Dương Đình Nghệ đến bùng binh nối các phố Tôn Thất Thuyết, Trần Thái Tông (cạnh Cung Trí thức thành phố) thuộc địa bàn P.Yên Hòa, Q.Cầu Giấy, TP.Hà Nội. Phố có chiều dài 500 m, rộng 40 m; có cây xanh và hệ thống điện chiếu sáng, cơ sở hạ tầng ổn định, dân cư đông đúc, kế đường Trần Thái Tông, dẫn vào trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội.
TS Phạm Văn Bạch (1910 – 1987) quê gốc Trà Vinh, là người liên tục giữ chức vụ Chánh án TAND tối cao gần 22 năm, đã có công lao to lớn đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, hoàn thiện nền tư pháp đất nước, sự phát triển của hệ thống các TAND. Ông là đại biểu Quốc hội, kiêm Ủy viên Đảng đoàn của Quốc hội từ khóa I (năm 1946) đến khóa VII (năm 1981).
Video đang HOT
M.Hà
Theo Thanhnien
Chưa chốt việc bắn pháo hoa trên cầu Nhật Tân
UBND TP Hà Nội chưa chốt về việc bắn pháo hoa trên cầu Nhật Tân mà sẽ trình các cơ quan có thẩm quyền trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Cầu Nhật Tân - cầu dây văng lớn nhất Đông Nam Á.
Ngày 22/1, UBND TP.Hà Nội đã tổ chức họp, đề xuất bắn pháo hoa trên cầu Nhật Tân được đưa ra trao đổi.
Theo đó, UBND TP.Hà Nội đã nhận được văn bản do Sở VH-TT-DL TP Hà Nội trình liên quan đến vấn đề này. Nguồn tin của PV Thanh Niên cho biết, tại cuộc họp UBND TP Hà Nội chưa chốt về việc trên mà Hà Nội sẽ trình các cơ quan có thẩm quyền trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Về ý tưởng bắn pháo hoa thường xuyên để đưa cầu Nhật Tân thành điểm văn hóa, điểm du lịch, PGS-TS Phạm Trung Lương, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch cho rằng: "Không phải bắn pháo hoa thì có thể thu hút khách du lịch, rồi trở thành điểm văn hóa được đâu. Nếu bắn pháo hoa để thành điểm du lịch thì ít nhất nó phải là cuộc thi như Đà Nẵng, chứ không phải bắn pháo hoa bình thường".
Còn theo TS Vũ Thế Long, Giám đốc Trung tâm phát triển các chương trình xã hội: "Cầu Nhật Tân chỉ là để đi sang sân bay, chứ đâu phải đi dạo, làm du lịch. Bắn pháo hoa thường xuyên không khéo thành thói trưởng giả học làm sang. Nói là để tạo điểm du lịch, trong khi du lịch Hà Nội còn bao thứ phải làm. Bao nhiêu thứ di sản nghìn năm chẳng quan tâm, lại đốt tiền vào pháo hoa".
Đề xuất bắn pháo hoa trên cầu Nhật Tân cũng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ người dân, báo VOV dẫn lời ông Nguyễn Thái Sơn (Tây Hồ, Hà Nội) cho rằng, bản thân cầu Nhật Tân đã quá đẹp với kiến trúc và hệ thống đèn chiếu sáng làm cây cầu lung linh, huyền ảo khi về đêm. Việc bắn pháo hoa ở cầu vốn không cần thiết, bắn thường xuyên lại càng không nên.
Cùng quan điểm của ông Sơn, ông Nguyễn Quốc Hùng (Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội) nói: "Còn rất nhiều việc thiết thực cần phải thực hiện trước khi dùng tiền để mua vui. Hơn thế nữa, cầu dùng để đi, chứ không phải là nơi để bắn pháo hoa. Chúng ta đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vào việc xây cầu phục vụ giao thông. Nếu bắn pháo hoa thường xuyên, mỗi lần bắn sẽ là một lần gây cản trở đi lại khi cấm đường. Hoặc nếu không cấm đường mà để người dân đổ lên cầu chiêm ngưỡng pháo hoa thì sẽ ùn tắc nghiêm trọng".
Trong khi đó, chia sẻ trên báo Dân Việt, giáo sư Nguyễn Đình Cống, chuyên gia đầu ngành kết cấu xây dựng của Đại học Xây dựng Hà Nội cho rằng, không cần phải lo ngại chuyện bắn pháo hoa trên cầu ảnh hưởng đến giao thông, hay mất an toàn cho cây cầu.
Theo ông Nguyễn Đình Cống, kỹ thuật bắn pháo hoa bây giờ rất hiện đại, gọn nhẹ. Bên cạnh đó, cầu Nhật Tân cũng không phải cây cầu duy nhất đến sân bay Nội Bài, các phương tiện có thể đi phía cầu Thăng Long đến sân bay. Do vậy, giao thông không phải vấn đề lo ngại.
Ông Nguyễn Văn Thụ, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch và Quản lý GTVT cũng ủng hộ đề xuất cho bắn pháo hoa trên cầu.
Theo ông, từ câu chuyện người dân lên tham quan, chụp ảnh cầu Nhật Tân có thể thấy nhu cầu tham quan của người dân trên các công trình giao thông lớn là có thật.
Do vậy, theo ông các công trình xây dựng giao thông không chỉ tập trung vào kỹ thuật, thiết kế. Cùng với đó, nên nghiên cứu cả kiến trúc sao cho đẹp để thu hút du khách tham quan.
Theo Đời sống Pháp luật
Xe buýt cho phụ nữ: "Chạy thử lúc này chưa phù hợp" "Trung tâm Quản lý và Điều hành Giao thông đô thị sẽ đề xuất UBND TP.Hà Nội lùi thời gian thí điểm xe buýt dành riêng cho phụ nữ để tiếp tục nghiên cứu". Ông Nguyễn Hoàng Hải - Giám đốc Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông đô thị Hà Nội xác nhận với phóng viên tối 26/12. "Vấn nạn...