Hà Nội: Chung cư Hancorp Plaza bị cắt thang máy giữa mùa giãn cách
‘Đang giữa những ngày thành phố thực hiện giãn cách xã hội thì ban quản lý đã tự ý cắt thang máy khiến cư dân vô cùng bức xúc.
Chúng tôi đã có đơn phản ánh đến nhiều cơ quan chức năng nhưng đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi’.
Chiều 22-8, trao đổi với Tuổi Trẻ Online , cư dân tòa nhà chung cư Hancorp Plaza (72 Trần Đăng Ninh, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết như vậy.
Trước đó ngày 30-6, ông Đào Đức Quân – trưởng ban quản lý tòa nhà chung cư Hancorp Plaza (thuộc Công ty TNHH quản lý bất động sản Việt Phát) – có văn bản gửi đến nhiều cơ quan chức năng cho biết, đã xin ý kiến ban quản trị và bắt buộc từ chối dịch vụ tới các căn hộ không hợp tác, chưa nộp phí.
Tuy nhiên, hàng chục cư dân tòa nhà cho rằng không có chuyện chủ các căn hộ không hợp tác, chây ỳ nộp phí mà là do ban quản lý đang thu phí bất hợp lý.
Trong đơn gửi đến báo Tuổi Trẻ , cư dân tòa nhà cho biết: “Theo hợp đồng ký kết với ban quản trị thì khoản phí 5.500 đồng/m 2 /tháng là chi phí cho 7 hạng mục, tuy nhiên Công ty Việt Phát chỉ mới làm 2 hạng mục là vệ sinh, trông sảnh mà thu số tiền của cả 7 hạng mục là rất bất hợp lý.
Ngoài ra thời điểm ban quản trị ký hợp đồng vận hành nói trên chỉ có 3/7 thành viên còn duy trì và có dấu hiệu vi phạm pháp luật vì chưa thông qua hội nghị nhà chung cư”.
Người già, trẻ nhỏ phải đi thang bộ – Ảnh: Q.THẾ
Chị Lê Thị Huệ (căn hộ D1001) phản ánh: “Không chỉ gia đình tôi mà hàng chục gia đình khác đã bị cắt thang máy, mỗi khi muốn xuống dưới mua đồ thiết yếu đều phải đi thang bộ tối om…”.
Ông Nguyễn Quang Nam (căn hộ T1501) bức xúc: “Cả đất nước đang chung tay phòng chống dịch bệnh COVID vậy mà lại cắt thang máy của cư dân. Chúng tôi rất bức xúc vì nhiều gia đình mua nhu yếu phẩm phải huy động cả người thân xuống để khuân vác lên rất cực”.
“Cư dân đang phản ánh thu phí bất hợp lý mà ban quản lý yêu cầu phải nộp phí mới mở thang là cưỡng bức, không đúng pháp luật…” – ông Xuân Anh (căn hộ T2507) bức xúc.
Tối 22-8, phóng viên Tuổi Trẻ Online liên hệ với ông Đào Đức Quân – trưởng ban quản lý – để làm rõ thông tin, tuy nhiên ông Quân cho biết không trao đổi qua điện thoại.
Video đang HOT
Khi phóng viên đặt câu hỏi: “Thành phố Hà Nội đang thực hiện giãn cách xã hội, trao đổi trực tiếp với ông qua đâu?” thì ông Quân tắt máy.
Phóng viên liên hệ với ông Nguyễn Việt Tiến – trưởng ban quản trị – để làm rõ thông tin cư dân phản ánh nhưng ông Tiến cũng chưa trả lời rồi tắt máy.
Cùng ngày, lãnh đạo UBND quận Cầu Giấy, UBND phường Dịch Vọng cho biết sẽ cho kiểm tra thông tin.
Chung cư Hancorp Plaza – Ảnh: Q.THẾ
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online , luật sư Trương Anh Tú (Đoàn luật sư TP Hà Nội) bày tỏ: “Mọi mâu thuẫn, quyền lợi phải được giải quyết tại các cuộc họp, hội nghị nhà chung cư. Ban quản lý không được đơn phương, tự ý cắt thang máy trong lúc cư dân đang phản ánh.
Đặc biệt là thời điểm dịch bệnh rất phức tạp, cả nước đang căng mình dập dịch COVID, ở đây không chỉ là vấn đề pháp lý mà còn là đạo đức kinh doanh, vận hành của doanh nghiệp…”.
28 ngày với 2 đợt giãn cách của Hà Nội qua ảnh
Hà Nội đã trải qua 28 ngày giãn cách xã hội cùng chiến dịch tiêm vắc xin, truy quét F0 diện rộng đang được thực hiện.
Tuy nhiên, tình hình vẫn diễn biến phức tạp và Hà Nội sắp phải bước sang đợt giãn cách thứ 3.
Sáng 24-7, người dân trên toàn địa bàn TP Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16. Trong ảnh: một người dân đi qua phố Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội trong thời điểm giãn cách - Ảnh: NAM TRẦN
Trước đó, từ 6h ngày 24-7, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ra chỉ thị thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 trên địa bàn toàn thành phố để phòng chống dịch COVID-19.
Trong suốt thời gian giãn cách xã hội, tình hình dịch COVID-19 tại Hà Nội diễn biến phức tạp, khó lường; số ca mắc trong cộng đồng vẫn tăng cao và chưa rõ nguồn lây, nhiều ca không có biểu hiện dịch tễ được phát hiện.
Ngày 6-8, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh lại ban hành công điện số 18 về việc tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn toàn TP đến 6h ngày 23-8.
Thiết lập vùng cách ly y tế, truy vết F0 diện rộng, đẩy mạnh chiến dịch tiêm vắc xin ngừa COVID-19 tại các quận, huyện, xã, phường, kiểm soát chặt chẽ người dân và mở rộng vùng xanh an toàn là những việc TP Hà Nội đang thực hiện.
Đến 20-8, trải qua 28 ngày với 2 đợt giãn cách, Thường trực Thành ủy Hà Nội lại đồng ý thực hiện tiếp đợt giãn cách thứ 3 đến 6h ngày 6-9, với mục tiêu kiểm soát được dịch COVID-19.
Tính từ ngày 29-4 đến nay, Hà Nội ghi nhận 2.474 ca nhiễm COVID-19, trong đó số mắc ghi nhận tại cộng đồng là 1.267 và số mắc là người đã được cách ly là 1.207.
Dưới đây là những hình ảnh Tuổi Trẻ Online ghi nhận được, phần nào tái hiện hình ảnh Hà Nội qua 28 ngày giãn cách xã hội từ 24-7 đến nay:
Phố phường Hà Nội trong thời gian TP thực hiện giãn cách xã hội - Ảnh: NAM TRẦN
Hà Nội đã lập 22 chốt để kiểm soát người ra vào tại các cửa ngõ TP Hà Nội. Điều này lập tức lộ ra bất cập, hàng ngàn phương tiện ùn tắc tại nhiều khu vực cửa ngõ Hà Nội gây bức xúc cho tài xế và doanh nghiệp gặp khó trong việc vận chuyển hàng hóa. Ngay sau đó ngày 26-7, Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói sẽ mở tối đa luồng xanh cho các xe đi qua thủ đô thông qua đường trục vành đai 3, và lập thêm các chốt ở những nút giao, lối rẽ để kiểm soát người, xe vào thủ đô - Ảnh: NAM TRẦN
Bên trong TP, hàng trăm chốt kiểm tra liên ngành nhằm kiểm soát việc đi lại của người dân cũng được lập lên khắp các tuyến phố, ngõ ngách - Ảnh: NAM TRẦN
Trong thời gian này, liên tiếp các chùm ca nhiễm COVID-19 mới trong cộng đồng được phát hiện, đặc biệt là tại các quận Đống Đa, Thanh Trì, Hoàng Mai, Hoàn Kiếm - Ảnh: NAM TRẦN
Hàng loạt chợ đầu mối của Hà Nội như Long Biên, Tân Mai, Phùng Khoang, Minh Khai cũng phát hiện ca nhiễm COVID-19 và ngay lập tức đã được phong tỏa, truy vết những người có liên quan - Ảnh: NAM TRẦN
Ngày 8-8, Hà Nội ra văn bản siết chặt việc cấp, sử dụng giấy đi đường. Tuy nhiên, đến ngày 10-8, UBND TP Hà Nội lại phải ban hành một văn bản điều chỉnh để tránh phiền hà, phức tạp trong việc cấp "giấy thông hành" cho người dân - Ảnh: NAM TRẦN
Chiến dịch tiêm vắc xin ngừa COVID-19 lớn nhất từ trước đến nay của thành phố - Ảnh: NAM TRẦN
Chiến dịch tổng lực xét nghiệm diện rộng, truy vết F0 cho 3,3 triệu người ở 3 nhóm "đỏ, da cam, xanh" cũng đang được Hà Nội thực hiện quyết liệt - Ảnh: NAM TRẦN
Trong một số ngày gần đây, việc lượng người dân ra ngoài "có việc thiết yếu" khá đông đúc. Nhiều thời điểm trong ngày, tại một số trục đường chính, phương tiện hoạt động đông như chưa hề giãn cách xã hội - Ảnh: NAM TRẦN
Chiều 20-8, Thường trực Thành ủy Hà Nội đồng ý tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội toàn TP Hà Nội đến 6h ngày 6-9. Trong ảnh: Khoảng 100 nhân viên y tế, tình nguyện viên chuẩn bị thực hiện việc lấy mẫu và đưa F0, F1 tại chung cư HH4C Linh Đàm, Hoàng Mai đi cách ly tập trung trưa 20-8 - Ảnh: NAM TRẦN
Cùng với các biện pháp trong thực hiện giãn cách xã hội thì bảo vệ vùng xanh không có dịch cũng được Hà Nội kiểm soát chặt chẽ - Ảnh: NAM TRẦN
Vì sao dưới 100 ca mới/ngày, Hà Nội vẫn tiếp tục giãn cách diện rộng? Mặc dù số ca mắc mới khống chế dưới 100 ca/ngày và có dấu hiệu giảm nhẹ, nhưng Hà Nội vẫn quyết định giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, vì sao? Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 diện rộng tại Hà Nội, dự kiến ngày 21-8 sẽ kết thúc với tổng số 1,3 triệu mẫu xét nghiệm đợt này - Ảnh: NAM...