Hà Nội: Chuẩn bị xét xử vụ lừa đảo dự án giãn dân phố cổ
Công ty Hồng Hà rao bán căn hộ thuộc dự án giãn dân phố cổ khi dự án chưa được phê duyệt. Ông Trần Ứng Thanh, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Hồng Hà, cùng thuộc cấp có hành vi lừa đảo và chiếm đoạt gần 200 tỷ đồng, vụ án sẽ được đưa ra xét xử sơ thẩm ngày 9.6.2014.
Dự án giãn dân phố cổ là một chủ trương lớn của Thành ủy và UBND TP Hà Nội, có tính chất đặc thù và chưa có tiền lệ được giao cho UBND quận Hoàn Kiếm là Chủ đầu tư dự án.
Ngày 23.8.2010, UBND quận Hoàn Kiếm ban hành Quyết định số 1917/QĐ-UBND về việc giao Công ty cổ phần vật liệu xây dựng và xuất nhập khẩu Hồng Hà (công ty Hồng Hà) thu xếp nguồn vốn và chuẩn bị xây dựng dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở giãn dân phố cổ.
Quyết định này và công văn số 592/UBND-KT ngày 23/8/2010 về việc trả lời công văn số 94/CV ngày 16.8.2010 của Công ty cổ phần vật liệu xây dựng và xuất nhập khẩu Hồng Hà xin một số ưu đãi trong dự án phục vụ giãn dân phố cổ,… chỉ là cơ sở để Công ty Hồng Hà nghiên cứu chuẩn bị những điều kiện để xây dựng dự án. Nếu có đủ điều kiện Công ty Hồng Hà phải báo cáo và được thành phố phê duyệt mới được tham gia xây dựng dự án.
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu dự án, các phòng chức năng quận Hoàn Kiếm phát hiện Công ty Hồng Hà rao bán căn hộ thuộc dự án khi dự án chưa được phê duyệt. Mặc dù đã nhiều lần mời, gửi công văn đến Công ty Hồng Hà lên giải quyết để được hướng dẫn thực hiện theo quy định và báo cáo UBND Thành phố. Tuy nhiên, Công ty Hồng Hà đã không thực hiện việc chuẩn bị đầu tư theo quy định, tiếp tục có hành vi rao bán căn hộ nằm trong dự án.
Để ngăn chặn hành vi rao bán căn hộ của Công ty Hồng Hà, ngày 8.3.2011, Quận uỷ Hoàn Kiếm đã họp và có ý kiến chỉ đạo UBND Quận làm việc với Công ty Hồng Hà, ban hành văn bản thông báo chấm dứt việc thực hiện dự án giãn dân phố cổ của Công ty Hồng Hà, hủy bỏ công văn số 592/UBND-KT ngày 23.8.2010, của UBND quận Hoàn Kiếm trả lời công văn số 94/CV của Công ty Hồng Hà. Ngày 18.3.2011, UBND quận Hoàn Kiếm thông báo chấm dứt việc nghiên cứu, lập dự án giãn dân phố cổ đối với Công ty Hồng Hà.
Trong quá trình nghiên cứu dự án, các phòng chức năng quận Hoàn Kiếm phát hiện Công ty Hồng Hà rao bán căn hộ thuộc dự án giãn dân phố cổ khi dự án chưa được phê duyệt.
Tiếp đó, ngày 22.4.2011, UBND quận Hoàn Kiếm ban hành công văn số 295/UBND-KT huỷ bỏ Công văn số 592/UBND-KT ngày 23/8/2010 của UBND quận Hoàn Kiếm về việc trả lời Công văn số 94/CV của Công ty Hồng Hà và yêu cầu công ty này chấm dứt hành vi rao bán căn hộ thuộc dự án giãn dân phố cổ. Trong khi đề án giãn dân phố cổ chưa được Thành phố phê duyệt và công ty chưa triển khai bất cứ nhiệm vụ nào; đồng thời Thành phố chưa thẩm định dự án thì việc làm của công ty là hoàn toàn trái với các quy định của pháp luật.
Căn cứ Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23.6.2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật nhà ở, Công ty cổ phần vật liệu xây dựng và xuất nhập khẩu Hồng Hà chưa đủ điều kiện để huy động vốn theo quy định tại Điều 9 của nghị định nêu trên. Việc công ty cổ phần vật liệu xây dựng và xuất nhập khẩu Hồng Hà huy động vốn từ tiền bán căn hộ thuộc dự án giãn dân phố cổ là hoàn toàn trái với quy định pháp luật hiện hành về đầu tư dự án. Công ty Hồng Hà phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc làm của mình.
Video đang HOT
Trước hành vi này, cơ quan cảnh sát điều tra công an TP Hà Nội đã vào cuộc điều tra, khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Trần Ứng Thanh – nguyên Tổng giám đốc công ty cổ phần Vật liệu và xuất nhập khẩu Hồng Hà (công ty Hồng Hà) cùng 3 đồng phạm là Nguyễn Đức Thắng (1950), Nguyễn Đức Lợi (1955), Nguyễn Quốc Xương (1958), nguyên là Phó Tổng giám đốc công ty về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Dự kiến TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên xử sơ thẩm các bị cáo vào ngày 2.6.
Đối với dự án giãn dân phố cổ, sau một thời gian dài chuẩn bị, ngày 1.8.2013 UBND TP Hà Nội đã có Quyết định số 4569/QĐ-UBND cho phép UBND quận Hoàn Kiếm thực hiện chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng khu nhà ở giãn dân phố cổ tại khu đô thị Việt Hưng, quận Long Biên.
Hiện nay Dự án giãn dân phố cổ đang được triển khai theo các quy định của pháp luật. UBND quận đã giao Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở giãn dân phố cổ triển khai công tác chuẩn bị đầu tư; dự kiến sẽ khởi công xây dựng công trình vào cuối năm 2014.
Theo Cao Nguyên
Lao động
Hoang tàn dự án dính nghi vấn "bôi trơn" 2,8 triệu USD
Trong khi nhà đầu tư "tố" đã phải chung chi hàng triệu USD mới có được dự án Sing - Việt city thì hàng ngàn người dân đang phải sống lay lắt trong khuôn viên quy hoạch khu đô thị sinh thái này.
Đất bỏ hoang, người thất nghiệp
Dự án khu đô thị Sing Việt có quy mô hơn 331 ha. Để xây dựng khu đô thị, co hơn 670 hộ dân cua xã Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh) bị thu hồi đất để thực hiện dự án này; trong đó, 307 hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, 364 hộ bị thu hồi đất ở. Nhưng dù đã được triển khai hơn 15 năm nay, đến nay khu vực dự án vẫn chỉ là những cánh đồng hoang hóa, những mảng rừng cừ tràm xen kẽ loang lổ...
Theo Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Bình Chánh, cho đến nay dự án này mới chỉ bồi thường được chừng 50%. Nguyên nhân là do giá bồi thường đã được xác định từ lâu với mức thấp, đến nay mới giải ngân nên không còn phù hợp, nhiều người dân không đồng ý nhận bồi thường. Ngoài ra, gần đây chủ đầu tư chậm rót tiền về cho huyện để chi trả bồi thường nên huyện cũng không dám ban hành quyết định đền bù, thu hồi đất.
Sau hơn 15 năm quy hoạch, khu đô thị Sing Việt vẫn chỉ là những tấm biển báo
Còn xung quanh chỉ toàn là cỏ lác
Do đất đã quy hoạch xây dựng khu đô thị nên người dân không đầu tư khai thác mà chỉ trồng dặm ít cây cừ tràm để đó, chờ đến lớn thì chặt bán. Còn ở những mảnh ruộng người dân đã nhận tiền bồi thường, chấp nhận giải tỏa thì bỏ hoang cỏ mọc um tùm, trở thành nơi chăn thả lý tưởng cho 1 số hộ nuôi bò xung quanh.
Bà Năm, cán bộ hưu trí ở ấp 2, xã Lê Minh Xuân là 1 trong những hộ đầu tiên khai phá mảnh đất này. Bà có hơn 2 ha đất bị thu hồi trong dự án Sing Việt. Theo bà Năm, hầu hết diện tích đất quy hoạch khu đô thị Sing Việt nằm trong ấp 1 và ấp 2 của xã. Vùng đất này từ thời chống Pháp đã có cư dân khai phá. Đến năm 1964, do tình hình chiến sự ác liệt nên người dân di tản vào nội thành Sài Gòn tìm kế sinh nhai. Sau ngày thống nhất đất nước, mọi người lại lục tục kéo nhau về khôi phục lại mảnh đất này.
Bà Năm kể: "Để khôi phục lại khu vực này thành đất trồng trọt được gian nan lắm. Sau chiến tranh, mảnh đất này đầy bom đạn. Ác nhất là cái loại mìn cóc nhỏ bằng nắm tay. Thi thoảng đang làm đồng mà nghe nổ cái đùng là biết thêm một người bị mất chân. Cũng chẳng biết có bao nhiêu người đã tàn phế để có thể biến hàng trăm ha đất hoang này thành đất đồng để trồng thơm (dứa), rau màu. Vậy mà nay lại bỏ hoang hết!".
Không còn đất trồng trọt, không nghề nghiệp, thanh niên trong xã phải bỏ đi các vùng lân cận để làm công nhân. Người lớn tuổi không đi được đành ở lại thì làm thuê làm mướn hay bám trụ với nghề se nhan độc hại để mưu sinh... Trong khi đó, hơn 300 ha đất đang bị hoang hóa từng ngày vì quy hoạch lên đô thị.
Hơn 300 ha đất đang hoang hóa từng ngày
Không biết ngày nào khởi động!
Cũng vì thấy đất bỏ hoang, khu đô thị không khởi động nên nhiều hộ dân cương quyết không đồng ý di dời. Một nguyên nhân khác là do chưa có khu tái định cư, nhiều người dân không dám bàn giao đất vì không thấy đất tái định cư như chủ đầu tư hứa, không cảm thấy tương lai mình có nhà mới để ở nên nhiều người không chịu rời nhà cũ.
Bà Năm là 1 trong số những hộ dân đầu tiên ủng hộ chủ trương xây dựng khu đô thị này của thành phố. Ngay khi có chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng bà đã nhận tiền bồi thường và giao trả đất. Theo chính sách, nhà bà Năm được phân 2 nền tái định cư nhưng đến nay vẫn chưa thấy gì.
Bà Năm cho biết: "Tôi chờ nhà tái định cư cũng chẳng nhớ là mất năm rồi, cứ nghe chính quyền hứa lần hứa lữa. Chỉ cần 1 nền cho tui làm cái nhà thôi cũng được. Tui nay hơn 70 rồi, chẳng biết đến lúc tui nhắm mắt thì đã có nhà tái định cư để ở chưa!".
Bà Bảy Thủy cũng có hơn 1,5 ha đất bị giải tỏa trong khu đô thị này. Bà tiếc vì đất nhà bà nằm ngay mặt tiền đường, trước khi có quy hoạch được trả giá rất cao nhưng bà không bán. Đến khi đất quy hoạch, bà chỉ nhận được số tiền bồi thường bằng 1/10 giá người ta trả trước đó. Nhưng tuân thủ chính sách của nhà nước, bà vẫn nhận tiền bồi thường, trả đất cho chủ đầu tư xây dựng và chờ nhà tái định cư. Vậy mà bà chờ đợi 4, 5 năm nay vẫn chưa thấy nhà tái định cư đâu.
Cũng chính vì đất thu hồi rồi bỏ hoang, hạ tầng thì không triển khai, nhà tái định cư thì chưa thấy khởi động như trên nên rất nhiều hộ dân sinh sống trong khu quy hoạch lần khần, không chịu giao đất cho chủ đầu tư. Dẫn đến tình trạng giải tỏa mặt bằng ở khu đô thị này như tấm da beo, không khu nào có đủ diện tích đất sạch để triển khai dự án.
Nhiều hộ dân không tin tưởng dự án sẽ triển khai nên cương quyết bám trụ mảnh đất này
Tình trạng này sa lầy trên khiến dự án kéo dài nhiều năm, ảnh hưởng đến đời sống và gây bức xúc cho người dân. Tại dự án này cũng đã từng xảy ra nhiều vụ khiếu kiện tập thể, Hội đồng Nhân dân Thành phố từng nhiều lần đến giám sát và yêu cầu chủ đầu tư khắc phục ngay nhưng đến nay chưa thấy tiến triển gì.
Đến nay, dự án lại rơi vào tình trạng tranh chấp quyền lợi giữa các nhà đầu tư trong dự án, dẫn đến khiếu kiện ra tòa và xảy ra nghi vấn "bôi trơn" 2,8 triệu USD. Những tranh chấp này chưa biết đến khi nào giải quyết xong nên chắc chắn dự án sẽ còn kéo dài hơn nữa, không biết đến ngày tháng nào mới có thể khởi động.
Nghi vấn tiêu cực trong dự án này đang khiến dư luận bức xúc, tình trạng "treo" dự án hơn 10 năm này càng làm lãng phí quỹ đất của thành phố và ảnh hưởng lớn đến đời sống cư dân trong khu quy hoạch. Trước tình trạng này, ngày 8/4, UBND TPHCM quyết định họp bàn với chủ đầu tư để tìm giải pháp giải quyết các khó khăn cho khu đô thị này.
Tùng Nguyên
Theo Dantri
Vì sao nữ đại gia bất động sản Vũng Tàu bị bắt? Nhận tiền góp vốn gần 400 tỷ đồng của hàng trăm người nhưng "bộ sậu" của Công ty địa ốc An Khang, trong đó có nữ đại gia "nổi tiếng" ở TP biển Vũng Tàu là Ngô Thị Minh Phượng đã chi tiêu cá nhân, không giao nền cho nhà đầu tư như cam kết. Ngay sau khi bà Ngô Thị Minh Phượng,...