Hà Nội chuẩn bị thanh tra 205 dự án chậm triển khai
Tới đây, TP.Hà Nội sẽ tiếp tục thanh tra với 205 dự án để thực hiện kết luận cho từng dự án và sẽ báo cáo UBND TP và HĐND vào quý 2.2019.
Chiều 6.12, ngày làm việc cuối kỳ họp thứ 7, HĐND TP.Hà Nội khóa XV, các đại biểu chất vấn, tái chất vấn các thành viên UBND TP nhiều vấn đề nóng, được cử tri quan tâm. Đặc biệt, là các đại biểu quan tâm tới việc liên quan đến sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm luật đất đai.
Trả lời chất vấn, Giám đốc Sở TNMT Hà Nội Nguyễn Trọng Đông nhận trách nhiệm trong giải quyết chậm cũng như việc phối hợp với các ngành.
Giám đốc Sở TNMT Hà Nội trả lời chất vấn. Ảnh: T.A
Theo lãnh đạo Sở TNMT, việc giải quyết chậm cũng do nhiều nguyên nhân như nhiều vụ việc đã xảy ra trong thời gian tương đối lâu (có vụ từ hơn 10 năm), chính sách đất đai thay đổi qua các thời kỳ, hồ sơ lưu giữ ở một số địa phương chưa đầy đủ thậm chí không có; ở cơ sở nhiều vụ việc xảy ra ngay từ lúc phát sinh chưa được xử lý dứt điểm.
“Việc giải quyết vấn đề đất đai không chỉ đơn thuần về kỹ thuật mà còn liên quan nhiều vấn đề kinh tế xã hội và thực tế cuộc sống địa phương, bên cạnh đó cũng cần rất thận trọng vì liên quan quyền lợi, nghĩa vụ của người dân và các cấp chính quyền, trong quá trình giải quyết lại có lúc phát sinh khiếu nại. Vì vậy, thời gian qua Sở TNMT cùng các ngành TP đã phối hợp, tới đây các tổ công tác của Sở sẽ phối hợp với các ngành đến từng quận, huyện xem xét từng vụ việc tiếp tục giải quyết theo quy định”, ông Đông cho hay.
Video đang HOT
Liên quan đến các dự án chậm triển khai, sau giám sát và giải trình của HĐND TP, Giám đốc Sở TNMT Hà Nội cho rằng, hiện Sở đã phối hợp tích cực triển khai dưới chỉ đạo quyết liệt của UBND TP.
Theo đó, đã thanh tra được 280 dự án, có quyết định thu hồi đất 6 dự án với tổng diện tích 2.686.100m2, đã thu hồi ngoài thực địa 4 dự án với diện tích 24.679m2; đã có báo cáo kết quả kiểm tra kết luận thanh tra với 186 dự án.
Đồng thời, đang hoàn thiện báo cáo kết quả thanh tra kiểm tra với 186 dự án và đang tổ chức thanh tra với 80 dự án.
“Tới đây sẽ tiếp tục thanh tra với 205 dự án để thực hiện kết luận cho từng dự án và sẽ báo cáo UBND TP và HĐND vào quý 2.2019. Với 26 đơn vị điều chỉnh quy hoạch cần xác định tài chính bổ sung, đến nay đã thực hiện 24 dự án, xác định tiền sử dụng đất bổ sung 446 tỷ đồng; còn 2 đơn vị nữa thì trong tháng 12 này Sở sẽ thực hiện, dự kiến thu được khoảng 120 tỷ đồng”, Giám đốc Sở TNMT nói.
Theo Danviet
Vụ Phó Tổng giám đốc Cienco 6 tự tử: Lộ dự án có nhiều sai phạm
Ông Võ Phi Anh từng là giám đốc của doanh nghiệp chủ đầu tư một dự án nhà ở có nhiều sai phạm, công an đang điều tra.
Những ngày qua, thông tin ông Võ Phi Anh, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 6 (Cienco 6), tự tử tại TP HCM gây xôn xao dư luận. Trong lúc đó, Công an tỉnh Bình Dương cho biết ông Anh liên quan một vụ án mà công an tỉnh này đang điều tra. Trước khi ông Anh tự tử, Công an tỉnh Bình Dương đã tiếp cận để làm việc.
Hàng loạt nền đất bỏ hoang
Vụ án mà Công an tỉnh Bình Dương đang điều tra là về những sai phạm tại dự án khu nhà ở cho cán bộ - công nhân viên do Công ty CP Xây dựng công trình giao thông 710 (Công ty 710) làm chủ đầu tư. Công ty này từng là thành viên của Cienco 6. Trước khi làm lãnh đạo Cienco 6, ông Anh có thời gian là giám đốc Công ty 710.
Đến nay, nhiều hộ ở trong khu dự án nhà ở của Công ty 710 vẫn bị cấm xây nhà.
"Trước đây, tôi làm thợ cơ khí tại Công ty 710, ông Anh là giám đốc. Nghe ổng tự tử, tôi bất ngờ quá. Không biết bao giờ công an mới điều tra xong vụ sai phạm? Bao giờ dân ở đây mới được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ)?" - ông Nguyễn Văn Thông, 53 tuổi, kể.
Là một trong những cư dân sống tại dự án nhà ở nói trên, ông Thông cho biết trước đây Công ty 710 là doanh nghiệp mạnh thuộc Cienco 6 (trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải). Năm 2001, tỉnh Bình Dương chấp thuận chủ trương cho Công ty 710 lập khu nhà ở cho cán bộ - công nhân viên (gần 4,7 ha). Dự án phân ra hơn 250 nền đất. Công ty phân phối cho cán bộ - công nhân viên nên ông Thông được cấp 90 m2 và phải nộp gần 20 triệu đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng. Sau này, ông Thông còn phải đóng tiền để công ty xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng công trình thi công giữa chừng rồi bỏ hoang.
Mang tiếng là khu nhà ở dành cho cán bộ - công nhân viên nhưng nhiều nền đất tại đây đã được bán cho người ngoài và hiện chưa nền nào có sổ đỏ. Ông Nguyễn Thiện Bốn, một trong những người dân mua lại đất từ nhân viên của Công ty 710, kể từ năm 2005 đã đến Công ty 710 khiếu nại về chuyện không có sổ đỏ nhưng công ty hẹn mãi. Về sau, ông liên hệ với cơ quan chức năng, được biết dự án có nhiều sai phạm nên đã chuyển cơ quan điều tra. Nhiều năm qua, người dân khu này không chỉ bị "treo sổ" mà còn bị cấm xây cất, hàng loạt nền đất mua rồi bỏ hoang.
Vi phạm trong thu - chi
Từ tháng 10-2014, lãnh đạo tỉnh Bình Dương giao công an tỉnh này điều tra về những sai phạm của Công ty 710 tại dự án khu nhà ở đã nêu. Trước đó, dự án này cũng đã bị thanh tra toàn diện.
Theo kết luận của Chánh Thanh tra tỉnh Bình Dương, dự án có nhiều vi phạm. Cụ thể, Công ty 710 chưa liên hệ với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương để lập thủ tục trình UBND tỉnh giao đất, chưa thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước mà đã vội ban hành quyết định giao đất trái thẩm quyền; chưa lập quy chế quản lý xây dựng trình cấp thẩm quyền phê duyệt; triển khai dự án không đúng tiến độ; cổ phần hóa công ty nhưng lại không đưa khu đất dự án vào giá trị doanh nghiệp; thu tiền của các hộ dân để xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng chưa hoàn chỉnh... Trong quá trình thực hiện dự án, công ty thu gần 10 tỉ đồng (gồm tiền huy động cán bộ, nhân viên đóng góp làm cơ sở hạ tầng, xây hệ thống xử lý nước thải, tiền bán 5 lô đất dự phòng). Các khoản thu - chi không được theo dõi, quản lý đúng quy định, vi phạm nguyên tắc tài chính và có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Đặc biệt, kết luận thanh tra chỉ rõ Công ty 710 đã thế chấp hồ sơ, trong đó có sổ đỏ của khu đất dự án cho ngân hàng. Việc làm này là vi phạm pháp luật vì sổ đỏ đã không còn hiệu lực pháp luật do được cấp vào năm 1992 bởi UBND tỉnh Sông Bé (cũ) và năm 2016, UBND tỉnh Bình Dương đã có quyết định hủy.
Điều tra xong mới cấp sổ đỏ
Chiều 7.11, trả lời câu hỏi về việc bao giờ cấp sổ đỏ cho người dân trong khu dự án nhà ở của Công ty 710 (thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương), ông Nguyễn Thanh Phong, Chủ tịch UBND thị xã Dĩ An, cho biết UBND thị xã này đang chờ kết quả điều tra, sau đó sẽ rà soát, cấp sổ đỏ cho người dân. Dự kiến hôm nay (8-11), trong cuộc họp định kỳ với báo chí, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương sẽ công bố thông tin về việc điều tra sai phạm của những cá nhân tại Công ty 710, trong đó có chi tiết liên quan ông Võ Phi Anh.
Theo Như Phú (Người lao động)
30 triệu người Việt sẽ mất nhà, đất canh tác khi nước biển dâng 1m Theo ước tính, cứ mỗi mét nước biển dâng cao hơn, sẽ có ít nhất 23% diện tích đất đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị ngập dưới biển, ít nhất 30 triệu người sẽ bị mất nhà cửa, đất đai, sinh kế tại chính quê hương mình. Đó là thông tin dự báo được đưa ra tại Hội thảo "Chia sẻ và...