Hà Nội chuẩn bị các điểm tiếp nhận cách ly người từ nước ngoài về
Thành phố dự kiến các địa điểm tiếp nhận cách ly khu nhà ở sinh viên tại Pháp Vân-Tứ Hiệp tiếp nhận 2.000 trường hợp; một số trường dạy nghề
Theo Chủ tịch Thành phố Nguyễn Đức Chung, phải nhìn nhận rõ để xác định, tất cả những trường hợp tiếp xúc gần âm tính được xét nghiệm trong 1-2 ngày đầu chỉ là một yếu tố để đánh giá.
Chờ khai báo y tế ở sân bay quốc tế Nội Bài (ảnh minh họa)
Về năng lực xét nghiệm, Chủ tịch TP Hà Nội cho biết, hiện nay trên địa bàn Thành phố các trung tâm CDC Hà Nội có thể lấy được từ 1.500-2.000 mẫu 1 ngày. Những ngày tới năng lực xét nghiệm sẽ nâng cao hơn từ 2.000-2.500 mẫu.
Hà Nội xác định vẫn còn 3 nguy cơ lây nhiễm lớn. Nhóm 1, đến từ Trung, Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản; Nhóm thứ 2, những khách du lịch đến trước ngày 10/3; Nhóm thứ 3, các công dân Việt Nam, học sinh, sinh viên du học trở về nước. Đến nay, cả nước đón hơn 4.000 người, riêng Hà Nội gần 1.000 người. Tất cả các trường hợp này được lấy mẫu xét nghiệm, đo thân nhiệt ngay trong ngày. Tuy nhiên, những người này hoàn toàn vẫn có thể phát bệnh trong những ngày tới. Bên cạnh đó, những người cách ly tập trung theo dõi cũng có nguy cơ.
Trong giai đoạn này là giai đoạn tiến đến mức độ nguy hiểm cảnh báo cao hơn.
Video đang HOT
Lãnh đạo Thành phố cho biết, Thủ tướng vừa giao cho các Thành phố và Bộ Quốc phòng cùng tham gia đón sinh viên từ nước ngoài về nước, tính toán các địa điểm tiếp nhận. Thành phố dự kiến các địa điểm như: khu nhà ở sinh viên tại Pháp Vân – Tứ Hiệp (quận Hoàng Mai) có thể tiếp nhận 2.000 trường hợp, huy động một số trường dạy nghề ở Phú Xuyên, Sơn Tây, Chương Mỹ, Mê Linh, Sóc Sơn; bệnh viện đa khoa Mê Linh cũ sẽ sửa sang lại… để chuẩn bị cho kịch bản xấu tổ chức một bệnh viện đảm bảo chữa trị cho 200 bệnh nhân. Ngoài ra, một số điểm dự định khác sử dụng cách ly để phòng ngừa, Khu tái định cư Thượng Thanh, quận Long Biên có thể tiếp nhận khoảng 2.000 người.
Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Lê Trung Kiên cho biết, đến nay địa phương thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thành phố kịp thời triển khai thực hiện các kế hoạch về đề án ứng phó trong tình huống khẩn cấp ở cấp độ 2, 3 của toàn huyện và tập huấn 18/24 xã, phường, thị trấn và lấy 197 thôn làm “thành trì” cho việc thực hiện 4 tại chỗ. 179 thôn này đang làm đề án cụm dân cư an toàn. Trên nguyên tắc xây dựng hộ gia đình an toàn sau đó đến cụm dân cư an toàn làm cơ sở để xây dựng xã, phường, thị trấn an toàn. Từ nguyên tắc này, huyện Đông Anh thống kê toàn huyện, tại thời điểm này ngoài các trường hợp dịch đến Đông Anh, thống kê có 870 người làm việc ở các lĩnh vực, công việc dễ lây nhiễm như: tiếp viên hàng không, vệ sinh máy bay, hướng dẫn viên du lịch. Đông Anh có 340 người làm việc tại các bộ phận của sân bay Nội Bài tất cả những người này đều có cam kết đảm bảo hạn chế tiếp xúc.
Toàn huyện xây dựng đến cụm dân cư an toàn trên góc độ gia đình an toàn “Chúng tôi thống kê được 197 nhà văn văn hóa điểm sinh hoạt là nơi trung tâm điều hành các nội dung phòng, chống dịch; huy động đội ngũ y, bác sỹ đã nghỉ hưu về tham gia công tác viên cộng với 720 cộng tác viên thường trực, thường xuyên ở các nhà văn hóa, cụm dân cư để đảm bảo việc hướng dẫn cho người dân như một “thành trì” trong công tác tuyên truyền phòng, chống dịch. Và xây dựng các phương án nếu như phải khoanh vùng một xóm, một thôn thì đây chính là nơi cung cấp lực lượng, vật tư, lương thực thực phẩm, thuốc men để tiếp cận được xây dựng theo 3 lớp: trực tiếp; cung ứng và lực lượng hỗ trợ bên ngoài. Từ cụm dân cư an toàn, thôn, xóm an toàn, xã an toàn và xây dựng cho cả huyện an toàn với nguyên tắc 4 tại chỗ Đông Anh thực hiện xong toàn bộ lộ trình, kể cả kế hoạch liên quan đến cán bộ chủ chốt từ thôn đến xã trong đội ngũ cán bộ điều hành nếu bị cách ly, bị nhiễm thì cách thức xử lý và điều hành công việc diễn ra.
Theo tinh thần các đơn vị hiện nay phải xây dựng phương án cụ thể ứng phó dịch bệnh trong tình huống khẩn cấp, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung đề nghị tất cả các phương án phải được chuẩn bị kiểm tra, rà soát đảm bảo đồng bộ. Theo đó, về nhân lực điều dưỡng; các bác sĩ có chuyên môn cao (có sức khỏe tốt), vào chăm sóc trực tiếp bệnh nhân; các y tá, bác sĩ ở các chuyên khoa xét nghiệm sau này có thể trưng dụng đi lấy mẫu thì phải lên danh sách cụ thể, rõ ràng. Các phương án phải đảm bảo nơi cách ly đủ công tác hậu cần, đủ phương tiện trang thiết bị cho các tuyến, trong đó tuyến 1 là quan trọng số 1, trang thiết bị phải đồng bộ từ mũ, tấm che mặt, kính, khẩu trang, quần áo, găng tay, ủng phải đầy đủ. Các đơn vị chuyên môn phải tính toán phương án theo hướng 24/24h/7 ngày số lượng bác sĩ, số lượng hậu cần là bao nhiêu theo 3 ca. Bên cạnh đó phải cụ thể các phương án tách người bệnh già, người bệnh nền dương tính virus Sars-CoV-2 ra một nhóm, người khỏe một nhóm… những trường nhà ai đủ điều kiện thì đưa về nhà, không đủ điều kiện thì đi viện, bệnh nền đưa đến các cơ sở y tế và quan trọng nhất là máy thở thì phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện. “Riêng Sở Y tế, Thường trực Thành ủy đề nghị lấy sinh viên của các trường học viện quân y, đại học y, trường cao đẳng y trên địa bàn thành phố để tập huấn”, ông Chung cho biết.
Ông Nguyễn Đức Chung cũng nêu rõ, các nhóm cách ly hiện nay, nhóm một, cách ly để chữa bệnh đưa vào Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Thành phố cũng đang đang chuẩn bị để có vài nghìn chỗ để các trường hợp dương tính vào các bệnh viện của Thành phố (chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị cơ sở y tế); nhóm hai, cách ly để phòng ngừa đưa về cách ly tập trung cũng như cách ly tại cộng đồng. “Mỗi một phương án cách ly này đều chuẩn bị kèm theo nguồn nhân lực, trang thiết bị khác nhau để tránh lãng phí và phải được tập huấn nghiệp vụ phòng tránh lây nhiễm”. Về phục vụ hậu cần, ông Chung gợi ý có thể có phương án đặt mua của các đơn vị chế biến thức ăn của hàng không, để cung cấp cho các khu tập trung…
Thành phố đã có phân công và sẽ cụ thể hóa hơn nữa liên quan đến trách nhiệm của tổ dân phố, chính quyền phường, y tế phường, y tế quận, lãnh đạo quận để tổ chức thực hiện khoa học hơp lý, mỗi người phụ trách một việc, đảm bảo thông thạo, nắm được toàn diện để khi có việc không bị rối loạn “ Chống dịch như chống giặc, mỗi phường chỉ một tư lệnh, một quận chỉ 1 người, toàn Thành phố một ban chỉ đạo thống nhất”, ông Chung nói./.
Theo VOV
Vinamilk, Hòa Phát ủng hộ 15 tỉ đồng chống dịch Covid-19
Trước tình trạng dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, hai doanh nghiệp Vinamilk, Hòa Phát đã đóng góp hàng chục tỉ đồng để chung tay cùng với Chính phủ và các Bộ ngành để đối phó với sự lây lan của đại dịch này.
Nhân viên Công ty Vinamilk thực hiện đeo khẩu trang tại nơi làm việc để phòng chống dịch Covid-19 - Ảnh: VNM
Sáng ngày 16.3, Tập đoàn Hòa Phát đã ủng hộ 5 tỉ đồng bằng tiền mặt chuyển tới Quỹ của Bộ y tế và Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Trong đó, Hòa Phát chuyển 2 tỉ đồng cho Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương (cơ sở 1) và 3 tỉ đồng cho Quỹ phòng chống dịch Covid-19 do Bộ Y tế tiếp nhận và quản lý.
Đồng thời, Tập đoàn Hòa Phát cũng nghiêm túc tuân thủ khuyến cáo của Bộ Y tế và quyết liệt triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch từ ngay sau Tết nguyên đán vừa qua. Đó là tất cả các công ty thành viên đều thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn và phun khử trùng tại nơi làm việc thường xuyên, hạn chế các cuộc họp không cần thiết.
Chuyên gia nước ngoài làm việc tại các nhà máy, dự án của tập đoàn khi sang làm việc đều phải cách ly đủ 14 ngày để đảm bảo không ảnh hưởng tới sức khỏe chung của cán bộ công nhân viên Hòa Phát cũng như cộng đồng xung quanh.
Trong khi đó, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã ủng hộ 10 tỉ đồng mua vật tư thiết bị sinh phẩm y tế phục vụ công tác xét nghiệm, phát hiện nhanh virus Corona chủng mới.
Đến nay, Việt Nam đã thực hiện hơn hàng ngàn mẫu xét nghiệm nhưng hiện vẫn có hàng chục ngàn người đang thuộc diện cách ly tập trung, cách ly tại nhà và nơi lưu trú.
Đối với việc số người cách ly có thể gia tăng nhanh theo các diễn biến của dịch bệnh, thì khâu xét nghiệm chính xác và phát hiện nhanh virus có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác sàng lọc, phòng chống dịch và góp phần hạn chế được những rủi ro về lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
Việc phát hiện sớm cũng giúp các bệnh nhân nhiễm Covid-19 được chăm sóc, điều trị một cách kịp thời, hiệu quả. Ngoài ra việc này cũng giúp tăng cường nguồn lực y tế và sự chủ động cho tuyến địa phương, giảm tải được áp lực lên các cơ sở y tế, cơ sở cách ly khi số lượng người cần thực hiện các xét nghiệm tăng nhanh.
Bà Mai Kiều Liên, Tổng Giám đốc Công ty Vinamilk cho biết: "Vì sức khỏe của con người là tôn chỉ hành động và sứ mệnh mà Vinamilk luôn theo đuổi, do đó, hơn lúc nào hết Vinamilk sẵn sàng đồng hành cùng với Chính phủ, các bộ ngành, tổ chức xã hội trong hành trình chống dịch Covid-19.
Chúng tôi hy vọng sự đóng góp của Vinamilk sẽ mang lại những hiệu quả thiết thực và tạo ra được sự lan tỏa, hưởng ứng của toàn xã hội để chúng ta có thêm nhiều nguồn lực hơn nữa cùng Chính phủ đẩy lùi dịch bệnh". Đại diện Vinamilk cho biết thêm, mỗi nhân viên của Vinamilk đã tình nguyện ủng hộ một ngày lương cho các hoạt động chung tay đẩy lùi dịch bệnh. Đây là một truyền thống tốt đẹp của nhân viên công ty để thể hiện trách nhiệm với cộng đồng trong suốt 44 năm qua ...
Theo thanhnien.vn
8/8 trường hợp tiếp xúc gần với du học sinh nhiễm Covid-19 tại Quảng Ninh đều có kết quả xét nghiệm âm tính Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh công bố, đến nay 8/8 trường hợp có tiếp xúc gần (F1) với bệnh nhân số 52 (là du học sinh từ London về Việt Nam trên chuyến bay ngày 9/3) đã có kết quả xét nghiệm âm tính. Ngày 14/3, Bộ Y tế đã công bố ca bệnh số 52 nhiễm Covid-19 của Việt Nam là...