Hà Nội chữa F0 tại nhà: Y tế phường gặp khó vì lực lượng mỏng
Việc F0 liên tục tăng nhanh tại Hà Nội đã tạo ra gánh nặng lớn cho lực lượng y tế cơ sở vốn đã rất mỏng nay lại phải “chia quân” thực hiện cùng lúc nhiều nhiệm vụ.
Từ đầu tháng 12, Hà Nội tiến hành điều trị các F0 triệu chứng nhẹ, không triệu chứng tại nhà hoặc các trạm y tế lưu động được triển khai tại mỗi phường.
Tuy nhiên, việc F0 liên tục tăng nhanh đã tạo ra gánh nặng lớn cho lực lượng y tế cơ sở vốn đã rất mỏng nay lại phải “chia quân” thực hiện cùng lúc nhiều nhiệm vụ.
Lực lượng mỏng lại phải “chia quân”
“Chúng tôi gặp nhiều khó khăn về mặt nhân lực vì lực lượng y tế quá mỏng”, đó là chia sẻ của một lãnh đạo ngành y tế quận Đống Đa. Đây cũng là địa bàn đứng đầu về số F0 được ghi nhận từ khi Hà Nội thực hiện thích ứng Covid-19 (từ 11/10) với hơn 1.700 ca.
Quận Đống Đa là địa bàn đứng đầu về số F0 được ghi nhận từ khi Hà Nội thực hiện thích ứng Covid-19 (từ 11/10) với hơn 1.700 ca (Ảnh minh họa).
Vị lãnh đạo này cho hay: “Giai đoạn gần đây mỗi ngày quận có thêm hơn 100 bệnh nhân. Trong số các bệnh nhân “tầng 1″ không phải trường hợp nào cũng được điều trị tại nhà, có những trường hợp thuộc đối tượng phải điều trị tập trung như phụ nữ có thai, người có bệnh nền và đương nhiên là những người không đáp ứng được các điều kiện về nơi ở. Do đó, chúng tôi phải tiến hành phân loại, sàng lọc rất kĩ”.
Theo vị này, việc điều trị F0 tại nhà là phương án mới. Do đó, khi triển khai sẽ vấp nhiều vấn đề trong thực tế.
Trước hết, đặc thù của quận Đống Đa là khu đông dân cư, nhà ở của người dân thường chật hẹp nên các trường hợp đủ điều kiện về nơi cách ly điều trị tại nhà không cao, chỉ chiếm tối đa 30%. Hiện quận Đống Đa đang có khoảng hơn 100 F0 được điều trị tại nhà.
Điều trị F0 tại nhà (Ảnh minh họa).
Video đang HOT
Tuy nhiên, vấn đề nan giải nhất, theo vị lãnh đạo này, là lực lượng y tế quá mỏng. Cụ thể, mỗi trạm y tế phường chỉ có từ 6 đến 10 cán bộ y tế. Tại trạm y tế phường Ngã Tư Sở hiện chỉ có 6 người; những trạm y tế ở các phường có khoảng 40.000 dân thì cũng chỉ có 10 người. Lực lượng của trạm y tế cố định vốn đã rất mỏng và đang quá tải, nay lại phải “chia quân” cho trạm y tế lưu động, nên khối lượng công việc là rất lớn.
“Theo nguyên tắc, mỗi trạm y tế lưu động sẽ điều trị 50 – 100 F0. Mỗi trạm này có 2 kíp làm việc, mỗi kíp gồm: một bác sĩ, một điều dưỡng, một kỹ thuật viên, một hộ lý chưa kể các thành phần khác để đảm bảo công tác an ninh trật tự. Như vậy, mỗi kíp đòi hỏi tối thiểu 5 người. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ có thể cử một nhân viên y tế từ trạm y tế phường sang làm nòng cốt. Nhân lực còn lại tại trạm y tế lưu động phải huy động từ lực lượng địa phương”, lãnh đạo này phân tích.
Áp lực lớn từ mật độ dân cư đông ở quận “lõi”
Quận Hai Bà Trưng hiện đang điều trị F0 tại nhà, thí điểm ở một số phường với tổng cộng hơn 60 trường hợp. Theo lãnh đạo Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng, mật độ dân cư đông đặc thù ở các quận lõi là vấn đề khá phức tạp.
“Lực lượng anh em ở cơ sở từ nhân lực trạm y tế cho đến đội ngũ cộng tác viên, tổ Covid-19 cộng đồng, các đơn vị hỗ trợ hiện đang rất khó khăn và chịu áp lực công việc rất lớn trong công tác quản lý, điều trị F0 tại nhà và tại các cơ sở thu dung”, lãnh đạo này cho hay.
Mật độ dân cư đông đặc thù ở các quận lõi là vấn đề khá phức tạp (Ảnh minh họa).
Cũng theo vị này, đặc thù mật độ dân cư đông cũng khiến người dân gặp khó khăn nhất định trong vấn đề giãn cách, thực hiện 5K, dẫn đến nguy cơ cao.
Tại huyện Sóc Sơn, áp lực chính đối với lực lượng y tế cơ sở đến từ việc điều trị bệnh nhân tại trạm y tế lưu động. Là địa bàn ghi nhận ít ca nhiễm nhưng huyện Sóc Sơn lại tiếp nhận điều trị cả các F0 được phát hiện tại Sân bay Nội Bài và các F1 chuyển thành F0 ở một khách sạn trên địa bàn là nơi cách ly tập trung cho F1.
“Các bệnh nhân Covid-19 “tầng một” hầu hết được điều trị tại cơ sở thu dung ở Minh Phú với 200 giường. Cơ sở này đang tiếp nhận điều trị hơn 120 F0. Tuy nhiên tổ y tế hiện chỉ có 6 người nên khối lượng công việc là rất lớn. Nếu số lượng F0 tăng lên 150 ca thì chúng tôi phải tăng cường thêm một đội nữa”, một lãnh đạo ngành y tế huyện Sóc Sơn chia sẻ với Dân trí.
Theo lãnh đạo này, các cán bộ y tế tham gia điều trị bệnh nhân tại trạm y tế lưu động gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh khối lượng công việc rất lớn, mỗi cán bộ vào điều trị phải ở lại ít nhất 21 ngày; một áp lực khác là phải luôn luôn tự phòng tránh cho bản thân tránh lây nhiễm vì đây là môi trường làm việc có nguy cơ rất cao.
Cơ sở thu dung điều trị F0 triệu chứng nhẹ, không triệu chứng tại huyện Sóc Sơn.
“Bên cạnh đó, chế độ ăn của anh em hiện chỉ có 80.000 đồng/ngày. Theo tôi, chế độ ăn này khó đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của anh em vốn phải làm việc rất vất vả”, vị này cho hay.
Cũng theo lãnh đạo này, hiện các F0 điều trị tại cơ sở thu dung đều diễn biến sức khỏe ổn định. Trong thời gian qua, chỉ ghi nhận một trường hợp sốt cao phải chuyển lên bệnh viện điều trị, đến nay trường hợp này cũng ổn định trở lại.
Hiện huyện Sóc Sơn có 3 xe cứu thương để chuyên chở các F0 được phát hiện đến cơ sở thu dung, điều trị. Với những ngày F0 tăng nhanh, lực lượng xe cứu thương cũng phải hoạt động hết công suất.
Công nghệ giúp “giảm tải” cho lực lượng y tế
Theo lãnh đạo Trung tâm Y tế quận Hà Đông, trong bối cảnh F0 tăng nhanh, việc ứng dụng hệ thống phần mềm giúp giảm tải hiệu quả cho lực lượng y tế địa phương trong việc theo dõi, quản lý các bệnh nhân điều trị tại nhà.
“Các F0 khi điều trị tại nhà sẽ được kết nối phần mềm quản lý sức khỏe. Bệnh nhân tự theo dõi sức khỏe, đo nhiệt độ và báo cáo lên phần mềm mỗi ngày 2 lần. Nếu có vấn đề gì, các F0 sẽ báo và cán bộ y tế phường có thể nắm được và đến ngay”, lãnh đạo này cho hay.
Với các F0 tại nhà, sau 7 ngày các cán bộ y tế sẽ đến lấy mẫu xét nghiệm. Theo lãnh đạo Trung tâm Y tế quận Hà Đông, hiện tại lượng F0 điều trị tại nhà đang khá ít, bên cạnh đó các bệnh nhân đã được tiêm 2 mũi vaccine nên triệu chứng khá nhẹ. Do đó, lực lượng y tế cơ sở được giảm tải khối lượng công việc phần nào.
Trước đó, Sở Y tế Hà Nội đã triển khai mạng lưới thầy thuốc đồng hành hỗ trợ chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19 tại nhà trên toàn địa bàn.
Thành phố Hà Nội đã đưa vào vận hành Tổng đài 1022, trong đó nhánh 3 là nhánh kết nối đến Mạng lưới thầy thuốc đồng hành. Kết nối với nhánh 3, người dân sẽ được hỗ trợ tư vấn chăm sóc sức khỏe trực tuyến liên quan đến dịch bệnh Covid-19, đặc biệt là người mắc Covid-19.
Mỗi ngày hàng trăm F0, Sóc Trăng đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ nhân lực
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, đặc biệt là số ca mắc mới trong những ngày gần đây tăng nhanh, Sóc Trăng đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ nhân lực cho tỉnh để điều trị F0 tại nhà.
Ngày 4/12, UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, trong những ngày gần đây, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh diễn biến hết sức phức tạp. Tính đến ngày 4/12, toàn tỉnh đã ghi nhận trên 21.000 ca mắc Covid-19. Đặc biệt, trong các ngày đầu tháng 12, mỗi ngày có trên 700 ca mắc, trong đó hơn một nửa trong cộng đồng.
Riêng ngày 4/12, tỉnh có 781 ca mắc, trong đó có 469 trường hợp phát hiện qua sàng lọc cộng đồng.
Thực trạng trên đã dẫn đến quá tải cho các cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Trong những ngày tới, ca mắc có thể tiếp tục tăng.
Lực lượng y tế tham gia Trạm y tế lưu động hỗ trợ điều trị F0 tại nhà ở Sóc Trăng (Ảnh: XL).
Để ứng phó với tình hình dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát, tỉnh Sóc Trăng đã triển khai mô hình Trạm y tế lưu động để thực hiện điều trị F0 tại nhà. Hiện tại, ngành y tế đã huy động toàn bộ lực lượng y, bác sĩ ngày đêm túc trực chống dịch.
Tuy nhiên, với nguồn nhân lực còn hạn chế, UBND tỉnh Sóc Trăng đề nghị Bộ Y tế xem xét, hỗ trợ tăng cường 220 bác sĩ, điều dưỡng để đảm bảo cho công tác điều trị F0 tại nhà trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Bác sĩ Trần Văn Dũng, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng, cho biết sở cũng đã có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị trong tỉnh về việc tiêm liều vaccine bổ sung phòng Covid-19. Dự kiến, tỉnh sẽ tiêm vaccine bổ sung cho những người đã tiêm đủ 2 liều trong tháng 12/2021. Trước mắt, ưu tiên cho lực lượng trên tuyến đầu chống dịch.
Cà Mau tăng kỷ lục trong ngày, số ca mắc đã vượt hơn 11.000
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Cà Mau cho biết, trong ngày 4/12, tỉnh này có 568 ca mắc Covid-19, đây là số ca mắc cao nhất từ trước đến nay tại tỉnh này.
Tính đến ngày 4/12, tỉnh Cà Mau đã có 11.285 ca mắc Covid-19; hiện đang điều trị 5.531 ca (trong đó, tầng 2 và 3 có 60 ca), tử vong 51 ca.
Theo Ban chỉ đạo Covid-19 tỉnh Cà Mau, tổng nhân lực trong và ngoài ngành y tế đang tham gia phòng chống dịch hiện nay là 2.480 người. Ngoài ra, tỉnh cũng huy động thêm 12.000 nhân viên lấy mẫu xét nghiệm và các ngành khác cùng tham gia phòng, chống dịch.
Người Việt gặp khó khi đi nước ngoài vì giấy tiêm vaccine thiếu tiếng Anh Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) thừa nhận, có hiện tượng các điểm tiêm cấp giấy xác nhận tiêm vaccine không đúng quy định, khiến người dân gặp khó khăn khi đi nước ngoài. Chiều 25/11, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM đã tổ chức họp báo thông tin tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn Thành...