Hà Nội chú trọng phát triển du lịch nông nghiệp, làng nghề truyền thống
Cùng với sự quan tâm, đầu tư, phát triển các loại hình du lịch lịch sử – văn hóa, lễ hội, du lịch sinh thái… Tp. Hà Nội đã và đang chú trọng nghiên cứu, định hướng xây dựng sản phẩm, phát triển loại hình du lịch nông nghiệp, làng nghề để thu hút du khách.
Du khách đến thăm làng lụa Vạn Phúc- Hà Đông.
Đến Hà Nội, du khách sẽ hết sức ấn tượng về nét đẹp của làng quê ven đô với những ngôi làng, đình, chùa cổ kính. Trải qua thời gian, những di tích và công trình xưa cũ ấy vẫn giữ được nét đẹp với những bản sắc riêng.
Vào mùa Hè, khách du lịch sẽ được tận hưởng không khí trong lành bên hồ Tây, ngắm nhìn và thu vào ống kính những khoảnh khắc tuyệt vời về loài hoa mang biểu tượng của người Việt. Cùng với người dân nơi đây, du khách có thể thu hoạch hoa sen, cùng tham gia các công đoạn làm trà sen, thưởng thức trà sen, cùng lắng nghe những vần thơ, các giai điệu mượt mà của ca trù, chầu văn, chèo.
Qua cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, du khách đến khám phá, trải nghiệm ở làng khế Bắc Biên, du khách cảm nhận về không khí mát lành, thanh bình giữa một rừng khế xanh tươi, xum xuê trái ngọt. Trong vườn khế, du khách được nghe kể câu chuyện về khế và khám phá cây khế tổ được trồng từ năm 1958 đến nay vẫn luôn xanh tốt, trĩu quả
Video đang HOT
Làng hoa Tây Tự – Hà Nội
Ngược về phía Tây của Thủ đô, du khách đến Bắc Từ Liêm để tìm hiểu về những đặc sản nổi tiếng của Thủ đô như cam Canh, bưởi Diễn, làng hoa Tây Tựu, rau Thượng Cát. Tại Bắc Từ Liêm còn có khu du lịch sinh thái vườn quả do Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội quản lý, bảo tồn trên 400 gốc giống bưởi Diễn. Ở đây có khu vườn thực vật rộng khoảng 20ha với trên 300 loại cây, trong đó có trên 10 loài cây có tên trong sách đỏ. Tại khu du lịch sinh thái, du khách có thể đi dạo, câu cá, giao lưu bên ngôi nhà sàn nằm yên tĩnh trong không gian xanh.
Qua cầu Thăng Long du khách đến khám phá về vùng đất Mê Linh, nơi đây ngoài các loại rau xanh đã nổi tiếng với những cánh đồng hoa trải dài, đủ sắc màu, đủ loại cúc, ly, đồng tiền… và nhiều nhất là hoa hồng Pháp, Đà Lạt, hồng tỉ muội, hồng leo…
Làng gốm cổ Bát Tràng là điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, phải kể đến các điểm khác ở ngoại thành như Gia Lâm, Đông Anh, Phúc Thọ, Ba Vì… với rất nhiều cảnh quan đẹp, những cánh đồng trù phú, nhiều loại sản vật trái cây, mật ong, gà đồi… để đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch nông nghiệp.
Cùng với sản phẩm nông nghiệp, nhiều làng nghề thủ công được bảo tồn, phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch. Theo thống kê, Tp. Hà Nội có 17 làng nghề truyền thống được công nhận nằm trong Dự án phát triển làng nghề gắn với du lịch. Hà Nội đã công nhận 15 điểm, khu du lịch cấp Thành phố, trong đó có 4 điểm du lịch làng nghề, gồm làng gốm Bát Tràng, làng sinh vật cảnh Hồng Vân, khảm trai Chuyên Mỹ, may Vân Từ. Du khách đến với làng nghề sẽ được tham quan cảnh quan đặc trưng vùng đồng bằng Bắc bộ, được trực tiếp làm thử một vài công đoạn sản xuất sản phẩm làng nghề lụa Vạn Phúc, mây tre đan Phú Vinh, nón làng Chuông, sơn mài Hạ Thái, thêu Quất Động.
Nón làng Chuông.
Sở Du lịch TP.Hà Nội
Theo dulich.petrotimes.vn
An Giang: 8 hộ dân và 1 nhà kho có nguy cơ trôi sông
Các điểm sạt lở tại bờ kênh xáng Tân An, kênh Đào và kênh Vĩnh An - thuộc 2 xã Tân An và Phú Vĩnh, TX.Tân Châu, tỉnhAn Giang, xuất hiện trong cùng 1 ngày làm ảnh hưởng đến 8 hộ dân và 1 nhà kho.
Người dân và chính quyền cắm biển báo điểm sạt lở nguy hiểm - Ảnh: Tô Văn
Trước đó, lúc 15 giờ ngày 30.10, tại xã Phú Vĩnh và xã Tân An, phát hiện nhiều điểm sạt lở ngay bờ kênh. Cụ thể, xã Phú Vĩnh có 4 điểm sạt lở, gồm: tuyến kênh Đào - đoạn thuộc ấp Phú An B, sạt lở với chiều dài 16 mét, rộng 2 mét và có khả năng tiếp tục. Tuyến kênh Vĩnh An - đoạn ấp Phú Hưng, có 3 điểm sạt lở dài khoảng 200 mét. Trong đó, có đoạn dài khoảng 30 mét, sạt lở tới nửa đường lộ nông thôn. Các đoạn còn lại sạt lở tới mép đường lộ nông thôn của ấp Phú Hưng.
Điểm sạt lở ven kênh x áng Tân An - Ảnh: Tô Văn
Xã Tân An xảy ra sạt lở ở tổ 3, ấp Tân Hậu A1. Sạt lở đã ăn sâu vào đất cặp bờ kênh Xáng với diện tích 250 mét vuông. Đoạn sạt lở có chiều ngang 5 mét, dài khoảng 50 mét về phía hạ lưu Châu Đốc, khiến đường đi của người dân có khả năng bị cuốn trôi hết.
Các ngành chức năng tỉnh An Giang xác định nguyên nhân ban đầu do tác động của dòng chảy. 8 hộ dân và 1 nhà kho của người dân trên tuyến đê kênh Xáng có nguy cơ "trôi" xuống sông. Ngay sau khi xuất hiện sạt lở, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng tại chỗ giúp dân di dời đến nơi an toàn. Đồng thời, gia cố đoạn sạt lở bờ kênh Đào, đoạn ấp Phú An B, xã Phú Hưng.
Tô Văn
Theo Motthegioi.vn
Đem quả cà đi ủ hơn nửa năm, bán 50.000 đồng/quả vẫn "cháy" hàng Quả cà sẽ được ủ trong thời gian rất dài, thấp nhất là nửa năm, trải qua rất nhiều công đoạn mới được bán ra thị trường. Giá cả đắt đỏ nhưng luôn trong tình trạng "cháy" hàng. Anh Đỗ Trường (Tam Hiệp, Phúc Thọ, Hà Nội), một thành viên trong gia đình làm nghề cà dầm tương truyền thống, cho biết sản...