Hà Nội: Chủ tịch huyện “mất tích” để giải quyết công việc gia đình?
Trước khi “mất tích” ông Nguyễn Hồng Lâm, Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã có báo cáo với Thường trực Huyện ủy xin vắng mặt tại cuộc họp Ban Thường vụ Huyện ủy.
Ngày 31.12.2017, UBND huyện Quốc Oai đã có thông báo cụ thể về việc ông Nguyễn Hồng Lâm, Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai, người mất tích gần 1 tuần nay.
“Sáng 26.12.2017, đồng chí Nguyễn Hồng Lâm – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện báo cáo Thường trực Huyện ủy xin vắng mặt tại cuộc họp Ban Thường vụ Huyện ủy sáng 26.12.2017 để giải quyết công việc gia đình. Từ đó đến nay đồng chí chưa về cơ quan làm việc, không liên lạc được với đồng chí. Về việc này, lãnh đạo huyện đã báo cáo cấp trên” – văn bản nêu rõ.
Trụ sở UBND huyện Quốc Oai. Ảnh: Thành An
Cũng theo văn bản này, Thường trực Huyện ủy Quốc Oai đã phân công ông Đỗ Lai Luật – Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện chỉ đạo công việc thường xuyên của UBND huyện.
Ngày 2.1, trao đổi với báo chí, Thiếu tướng Đào Thanh Hải – Phó Giám đốc Công an TP.Hà Nội – cho biết, sau khi nhận được thông tin ông Nguyễn Hồng Lâm – Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai – vắng mặt bất thường, từ chỉ đạo của TP, Giám đốc Công an TP ngay lập tức chỉ đạo Phòng Cảnh sát hình sự vào cuộc tìm kiếm, làm rõ sự việc.
Theo Thiếu tướng Hải, đến thời điểm này vẫn chưa tìm thấy Chủ tịch huyện Quốc Oai và cũng chưa rõ nguyên nhân vì sao vị này lại “mất tích” gần 1 tuần nay.
Theo Danviet
Độc đáo với trang trại lợn rừng "gọi ăn" bằng tiếng còi xe máy
Sau một thời gian huấn luyện cho đàn lợn rừng của mình, anh Nguyễn Văn Tùng, 23 tuổi (ở xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, Hà Nội) chỉ cần bấm còi xe máy là đã có thể tập hợp được đàn lợn rừng lên đến cả trăm con, được nuôi trong khu trang trại rộng gần 2.000m2.
Bỏ học đại học về nuôi lợn rừng làm giàu.
Video đang HOT
Mặc dù sinh năm 1995, năm nay mới vừa tròn 22 tuổi nhưng Nguyễn Văn Tùng ở thôn Đồng Rằng (xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai) đã có đến gần 5 năm kinh nghiệm trong nghề nuôi lợn rừng, với mô hình trang trại bán hoang dã của gia đình mình.
Sau khi thi đỗ một trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhưng trong lòng lại mong muốn làm giàu sớm với đôi bàn tay trắng, Tùng đã xin phép bố mẹ được thôi học để về quê quản lý và chăm sóc cho đàn lợn rừng đến nay đã gần 100 con, trong mô hình trang trại lợn rừng bán hoang dã của gia đình.
Độc đáo với trang trại lợn rừng "gọi ăn" bằng tiếng còi xe máy
"Ban đầu, quyết định nghỉ học để về quê làm giàu với đàn lợn rừng của gia đình tôi cũng cảm thấy khá lo lắng bởi kinh nghiệm và kiến thức chăn nuôi của mình khi đó cũng toàn do gia đình truyền đạt lại là chủ yếu, sau này trong quá trình chăn nuôi và phát triển trang trại lợn rừng tôi mới bắt đầu tìm tòi và học hỏi thêm được những kinh nghiệm quý báu khác". Anh Tùng chia sẻ
Hình thành mô hình trang trại nuôi lợn rừng bán hoang dã cách đây đã gần chục năm, đến nay trang trại lợn rừng của gia đình anh Tùng có tổng diện tích gần 2.000m2 với khoảng gần 100 con lợn rừng.
Theo anh Tùng chia sẻ, ban đầu gia đình anh được một người quen tặng 3 con lợn rừng được bắt từ trên Lạng Sơn về, rồi dần dần gia đình anh gây giống và cho giao phối một số cá thể lợn rừng thuần chủng khác, đến nay trong đàn lợn rừng gần 100 con của gia đình anh có 2 loại lợn rừng chủ yếu đó là: lợn rừng Thái Lan và lợn rừng của Việt Nam.
Độc đáo với trang trại lợn rừng gọi ăn bằng tiếng còi xe máy
Hàng năm gia đình anh Tùng đem về hàng trăm triệu đồng tiền nhờ bán lợn rừng thương phẩm và con giống trên khắp miền bắc.
"Vào những dịp cuối năm như bây giờ, gia đình tôi luôn phải hẹn trước khách đặt hàng vì không phải lúc nào cũng có lợn rừng để bán, những dịp như Tết hay lễ hội họ đặt hàng rất đông, mà chẳng còn có lợn để mà bán" anh Tùng cho hay.
Qua tìm hiểu được biết, nếu khách hàng muốn mua trực tiếp lợn rừng tại trang trại sẽ phải chi từ 120.000đ /kg (thịt lợn hơi) và từ 140.000đ-160.000đ/ kg (thịt lợn rừng đã mổ).
"Với thu nhập như hiện nay của gia đình và của bản thân, tôi chợt nghĩ quyết định nghỉ học về quê làm giàu của mình cũng không đến nỗi nào" anh Tùng cười.
Cho lợn rừng ăn bằng tiếng "gọi" còi xe máy
Gần chục năm nay, trong mảnh vườn rộng gần 2.000m2 của gia đình anh Tùng trở thành trang trại chăn nuôi những chú lợn rừng độc đáo. Điểm chú ý của khu đất này là không hề phẳng phiu mà rất gồ ghề, nhiều khúc gập ghềnh lên xuống.
Độc đáo với trang trại lợn rừng gọi ăn bằng tiếng còi xe máy
Theo anh Tùng việc nuôi lợn rừng trong môi trường chăn thả tự nhiên sẽ giúp lợn phát triển nhanh hơn so với việc nhốt trong chuồng hay cũi, bởi lợn rừng là giống loài ở ngoài môi trường hoang dã khi mình đem về nuôi thì cũng nên tạo một môi trường gần gũi với thiên nhiên, gần giống với môi trường sinh sống của nó ngoài tự nhiên là tốt nhất.
Thức ăn cho lợn rừng trong trang trại nuôi lợn gia đình anh Tùng cũng khá đa dạng, theo đó đối với lợn thương phẩm thì lượng thức ăn tinh là từ 800 gam đến 1kg mỗi ngày. Thành phần chính của thức ăn là từ ngô xay bột và cám mỳ. Hai loại thành phần này được nấu chín và ủ trong vòng 24 giờ sau đó hòa với nước cho lợn ăn. Hiện tại gia đình anh Tùng đang có hơn 3 sào trồng cỏ voi và 200 - 300 cây cau vua là nguồn thức ăn hàng ngày cho đàn lợn.
Về chủng loài lợn rừng nuôi trong mô hình bán hoang dã của gia đình mình, anh Tùng chia sẻ "Hiện tại trong đàn gần 100 con lợn rừng thì có 2 loại lợn rừng chủ yếu đó là lợn rừng Thái Lan và lợn rừng của Việt Nam. Theo tôi thấy thì loại lợn rừng Thái Lan có ưu điểm thịt nạc và chắc hơn thịt lợn rừng của Việt Nam, đặc điểm nhận dạng là mõm và thân dài nhưng phát triển lại chậm nên số lượng loại này trong đàn tôi nuôi ít hơn".
Cũng theo anh Tùng, kinh nghiệm để nhận biết thịt lợn rừng với thịt lợn thường khác đó là chúng có bộ lông dài hơn lợn bình thường và nhìn thấy những cọng lông này rất cứng cáp, má có màu trắng còn chân đen chắc. Về thịt lợn rừng thương phẩm điều dễ phân biết với thịt giả mạo hay thịt bình thường ở chỗ - bao giờ thịt lợn rừng cũng có ba lớp: Da đến lớp mỡ mỏng mới đến thịt. Trông miếng thịt chắc và nạc.
Cũng theo anh Tùng điều đặc biệt mà anh hứng thú với việc nuôi lợn rừng đó là giống loài này khá thông minh và đoàn kết, chúng có thể huấn luyện được để nghe còi xe máy trong lúc cho ăn cùng với tính đoàn kết, bảo vệ đồng loại rất cao.
Lý giải về việc cho lợn rừng ăn bằng tiếng "gọi" còi xe máy anh Tùng giải thích, là do trước đây mỗi khi anh đi chở cỏ voi hay thân cây chuối về cho đàn lợn rừng ăn, thì lúc về gần đến nơi anh thường bấm còi để trêu đùa đàn lợn của mình rồi cho chúng ăn. Nhưng không ngờ dần dần về sau khi nghe thấy tiếng còi xe máy của anh thì tất cả chúng ngay lập tức chạy đến để đón chờ thức ăn.
"Ban đầu tôi cũng cảm thấy khá ngạc nhiên và buồn cười, nhưng rồi dần dần sau đó thấy việc bấm còi để gọi cho chúng ăn cũng khá thuận tiện, tôi không cần phải đuổi chúng về chỗ tập kết thức ăn như trước nữa"anh Tùng chia sẻ
Để chứng minh về việc loài lợn rừng rất đoàn kết và không hề nhút nhát, anh Tùng đã vào trong chuồng nuôi lợn giống bắt một chú lợn rừng con ra ngoài thì ngay lập tức sau khi nghe thấy tiếng kêu của đồng loại, tất cả gần 100 con lợn rừng trong trang trại của gia đình anh Tùng lao tới, lông dựng ngược, mồm chúng há to rồi đớp vào chân anh Tùng để cứu đồng loại của mình. Rất may nhờ có kỹ năng đối phó với việc bị tấn công anh Tùng chỉ cần giơ bàn tay ra phía trước và thả vội chú lợn con là đã hóa giải được vụ tấn công của đàn lợn rừng vốn dĩ trông nhút nhát kia.
Trần Thanh
Theo Dantri
LẠ MÀ HAY: Nuôi gà cho ăn tỏi, bồ kết, sau 5 tháng thu 130 triệu Trạm Khuyến nông huyện Quốc Oai vừa phối hợp Hội Nông dân xã Đông Yên tổ chức tổng kết mô hình nuôi gà thà vườn an toàn sinh học. Theo đó, chỉ sau khoảng 5 tháng nuôi, mô hình đã thu được nhiều kết quả rõ rệt. Người dân chăm sóc đàn gà mía theo quy trình an toàn sinh học. Ảnh: T.L...