Hà Nội chủ động phương án trước đợt mưa diễn biến phức tạp
Mưa to trên địa bàn Hà Nội đã gây úng ngập một số tuyến phố. Trước diễn biến về đợt mưa còn rất phức tạp, Hà Nội đã chủ động triển khai các phương án phòng ngừa, đối phó với diễn biến mưa lũ trên địa bàn thành phố, để hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất ảnh hưởng của mưa, lũ gây ra.
Mưa to liên tục gây ngập một số tuyến phố
Sở Xây dựng Hà Nội trong công điện số 6698/SXD-MT ngày 31-7 đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc chủ động phòng ngừa, đối phó với diễn biến mưa lũ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo đó, để hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất ảnh hưởng của mưa, lũ gây ra. Giám đốc các đơn vị thuộc Sở Xây dựng Hà Nội đều nhận được yêu cầu triển khai ngay Kế hoạch phòng chống thiên tai số 4034/KH-SXD ngày 21/5/2015 của Sở Xây dựng và tổ chức ứng trực 24/24h.
Đối với Công TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, Sở Xây dựng yêu cầu chủ động phương án tiêu thoát nước, phòng chống úng ngập nội thành, cùng Ban quản lý dự án thoát nước và Thanh tra Xây dựng tổ chức kiểm tra dỡ bỏ các vật cản, công trình đang thi công làm ảnh hưởng đến dòng chảy, các cửa cống trên các sông, mương tiêu để tăng cường khả năng tiêu thoát nước; nạo vét hệ thống thoát nước đảm bảo tiêu thoát nước nhanh. Kiểm tra nạo vét các ga thu, hàm ếch, ga thăm, các cửa phai vào hồ. Đồng thời kiểm tra, chủ động hạ mực nước hồ để chủ động điều hòa nước mưa khu vực.
Tăng cường khả năng tiêu thoát nước
Các công ty TNHH MTV gồm Công viên cây xanh, Vườn thú, Công viên Thống nhất và Công ty CP TM Công nghệ Bình Mình được yêu cầu phải chủ động kiểm tra, phát hiện và xử lý các cây nguy hiểm, có khả năng gây đổ, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.
Video đang HOT
Trạm bơm Yên Sở sẵn sàng các phương án bơm tiêu thoát nước úng ngập cho Hà Nội
Bên cạnh đó, Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh và các đơn vị còn được yêu cầu ứng trực, xử lý kịp thời các cây mục gây nguy hiểm khi có mưa to, cây nặng tán, chặt tỉa cành theo kế hoạch đặt hàng và các cây nguy hiểm theo đơn thư đề nghị của nhân dân, có phương án xử lý ngay các sự cố gẫy đổ cây khi mưa bão xảy ra đảm bảo an toàn về người, tài sản và an toàn giao thông trên các tuyến đường.
Sẵn sàng phương án xử lý, dọn dẹp ngay các sự cố gẫy đổ cây khi mưa bão xảy ra
Các cột điện, cần đèn chiếu sáng nguy hiểm, có khả năng gãy đổ, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện đều phải được Công ty TNHH MTV Chiếu sáng và thiết bị đô thị cần chủ động kiểm tra, phát hiện và xử lý ngay. Đồng thời, Công ty TNHH MTV Chiếu sáng và thiết bị đô thị phải chuẩn bị các xe cẩu để có thể hỗ trợ các đơn vị khác thi có yêu cầu của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai. Chuẩn bị phương án chiếu sáng khi di dân khỏi vùng ngập lụt tại các vị trí cửa khẩu dọc đê.
Sau khi có mưa xảy ra, Sở Xây dựng yêu cầu Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị, Hợp tác xã Thành Công tổ chức ứng trực, khẩn trương thu dọn vệ sinh đưa về điểm tập kết đúng nơi quy định khi có đợt mưa kéo dài. Hai đơn vị này đồng thời chuẩn bị cơ số xe sẵn sàng phục vụ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai khi có yêu cầu; ngoài ra cần đảm bảo vận hành an toàn bãi xử lý rác Nam Sơn – Sóc Sơn và Xuân Sơn.
Mưa to – mực cốt nước dự phòng ở các hồ cũng lên theo
Thanh tra Sở Xây dựng phải chỉ đạo các đội thanh tra các quận, huyện và phối hợp với Phòng Quản lý kỹ thuật và giám định chất lượng kiểm tra sự an toàn về người, tài sản và thiết bị trên các công trường xây dựng, đặc biệt là các cần trục tháp của các nhà thầu đang thi công.
Sở Xây dựng cũng giao Phòng quản lý Hạ tầng Cấp thoát nước, Phòng Quản lý hạ tầng Môi trường và Công trình ngầm và Ban Duy tu CCT Hạ tầng kỹ thuật đô thị kiểm tra tình hình thực hiện của các đơn vị, tổng hợp báo cáo tình hình.
Theo_An ninh thủ đô
TP HCM sẽ sơ tán gần 250.000 người nếu bão cấp 10 đổ bộ
Nếu bão cấp 10-13 (89-149 km/h) có khả năng vào TP HCM, sẽ có gần 250.000 người phải sơ tán để đảm bảo an toàn tính mạng.
Theo phương án phòng tránh, ứng phó khi bão đổ bộ trực tiếp vào thành phố vừa được UBND TP HCM ban hành, nếu bão mạnh cấp 8-9 (62-88 km/h) có khả năng ảnh hưởng đến thành phố sẽ có hơn 241.000 người phải di dời. Còn bão mạnh cấp 10-13 sắp đổ bộ, số người tại thành phố cần phải sơ tán là gần 250.000.
Trong cả hai tình huống này, quận Phú Nhuận sẽ phải sơ tán nhiều nhất với gần 29.000 người. Còn quận 9 ít nhất, chỉ khoảng 800 người. Riêng huyện Cần Giờ sẽ phải sơ tán 8.000 người vào đất liền nếu có bão cấp 8-9 và hơn 12.700 người đối với bão cấp 10-13.
Lực lượng dự kiến huy động từ các sở, ngành, đơn vị của toàn thành phố tham gia công tác phòng, tránh, ứng phó khi bão mạnh đổ bộ vào thành phố là khoảng 29.000-30.000 người.
Cùng với việc sơ tán dân, để hạn chế đến mức thấp nhất do bão gây ra, UBND TP HCM cũng yêu cầu UBND các quận huyện và sở ngành liên quan trực ban 24/24 để nắm chắc diễn biến tình hình, dự kiến các tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Bão Pakhar khiến gần 500 căn nhà đổ sập và tốc mái, hơn 400 cây xanh bị đổ vào đêm 1/4/2012.
Trước đó, Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương đã có công văn đề nghị Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển lập phương án ứng phó với bão mạnh và siêu bão trong năm nay. Nội dung các phương án ứng phó bao gồm: sơ tán dân; đảm bảo an toàn tàu thuyền; bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai và công trình trọng điểm...
Cơn bão đổ bộ vào Sài Gòn gần đây nhất vào ngày 1/4/2012 mang tên Pakhar. Dù không gây thiệt hại về người nhưng đã làm gần 500 căn nhà đổ sập và tốc mái, hơn 400 cây xanh bị đổ, 11 ghe tàu bị chìm, 85 hệ thống đường điện bị hư hỏng (thiệt hại 2,6 tỷ đồng), 8 điểm ngập có độ sâu 30-50 cm. Cơn bão cũng làm 2 người chết tại Đồng Nai và Ninh Thuận và tàn phá hàng nghìn căn nhà, hàng trăm cây xanh bị đổ ở các tỉnh Đông Nam Bộ...
Theo nhận định của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, năm nay tình hình thời tiết, thủy văn sẽ diễn biến phức tạp hơn. Dự báo sẽ có khoảng 9-10 cơn bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông, trong đó có khoảng 4-5 cơn bão, áp thấp nhiệt đới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền. Trong khi đó, theo Sở Tài Nguyên - Môi Trường TP HCM, những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu số cơn bão đổ bộ hoặc trực tiếp ảnh hưởng đến Nam Bộ có xu hướng tăng... Vì vậy, trong tương lai, bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào TP HCM sẽ không còn là chuyện lạ.
Nam Bộ là vùng đất hiếm khi có bão nhưng khi vào thì thiệt hại rất nghiêm trọng do người dân không có kinh nghiệm phòng chống như ở miền Trung và miền Bắc. Trong lịch sử, nhiều cơn bão đã đổ bộ vào vùng đất này và gây thiệt hại rất nặng nề.
Cụ thể như bão năm Thìn (ngày 1/5/1904): đổ bộ vào Gò Công và các vùng duyên hải Nam Bộ, đi qua Mỹ Tho, Tân An (tỉnh Tiền Giang và Long An ngày nay). Bão quật đổ chuyến xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho, là tuyến xe lửa đầu tiên của Việt Nam; hàng nghìn thuyền bè bị đắm; nước dâng cao 3,5-4 m, cuốn trôi nhiều làng ven biển; mưa to kết hợp với triều cường làm nước dâng, gây lũ ở miền Đông Nam Bộ, gây chết khoảng 5.000 người.
Bão số 5 - Linda (ngày 2/11/1997) quét qua vùng ven biển Nam Bộ và đổ bộ vào Cà Mau - Kiên Giang lúc 19h với sức gió mạnh cấp 9-10, làm gần 3.000 người chết và mất tích, hàng chục nghìn tàu thuyền bị đắm.
Trung Sơn
Theo VNE
Linh hoạt phương án, nâng cao hiệu quả liên quân 141 Đây là ý kiến chỉ đạo của Đại tá Đào Thanh Hải Phó Giám đốc CATP Hà Nội, tại buổi sơ kết 6 tháng kết quả thực hiện kế hoạch 141 và triển khai nhiệm vụ trong 6 tháng cuối năm của CATP Hà Nội, tổ chức hôm qua 29-7. Dự hội nghị có đại diện chỉ huy công an các phòng nghiệp...