Hà Nội: Chủ động các giải pháp cấp nước sạch hè 2021
Ảnh hưởng của vùng áp thấp nóng phía Tây kết hợp với hiệu ứng phơn đang gây nắng nóng cục bộ và dự báo mở rộng toàn miền Bắc với nhiệt độ cao nhất trên 39 độ C.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương nhận định, năm nay nắng nóng có khả năng xuất hiện sớm hơn trung bình các năm. Mối quan tâm của người dân hiện nay là mùa hè này, liệu có khu vực nào ở Hà Nội bị thiếu nước sạch?
Người dân lấy nước tại Nhà máy nước Hạ Đình . (Ảnh minh họa).
Cơ bản bảo đảm đủ nguồn nước sạch cung cấp cho nhân dân
Sáng 22-4, trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới về tình hình cấp nước sạch hè 2021, Phó Trưởng phòng Hạ tầng kỹ thuật ( Sở Xây dựng Hà Nội) Lê Văn Du cho biết, từ cuối năm 2019, sau khi 5 dự án cấp nguồn hoàn thành, tổng nguồn cấp nước sạch tập trung trên địa bàn Thủ đô đạt khoảng 1.520.000 m 3 /ngày-đêm. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng nước sạch bình quân của người dân Thủ đô hiện khoảng 1.150.000 – 1.250.000 m 3 /ngày-đêm.
Do vậy, kể cả cộng tốc độ phát triển đô thị kéo theo số khách hàng đấu nối tăng thêm trên 6% (dự kiến tăng trên 60.000 hộ) và nhu cầu sử dụng nước của nhân dân vào thời gian cao điểm mùa hè tăng khoảng 5-10% (khoảng 1.250.000 – 1.350.000 m 3 /ngày-đêm), thì với sản lượng nước sạch hiện nay vẫn cơ bản bảo đảm đủ nguồn nước sạch cung cấp cho nhân dân (khu vực đô thị, nông thôn đã được đấu nối với hệ thống cấp nước tập trung) hè năm 2021. Tỷ lệ cấp nước bảo đảm đạt 100% và chỉ tiêu là khoảng 100-150 lít/người/ngày.
Để chủ động bảo đảm cấp nước mùa cao điểm hè phục vụ nhân dân, Sở Xây dựng cũng đã xây dựng kế hoạch bảo đảm cấp nước sạch mùa hè và năm 2021 trên địa bàn thành phố.
Video đang HOT
Theo dự thảo kế hoạch cấp nước hè, Sở Xây dựng yêu cầu các đơn vị cấp nước: Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội, Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco), Công ty cổ phần Nước mặt sông Đuống, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông… bảo đảm duy trì sản xuất, cấp nước; bảo đảm chất lượng nước sản xuất, cung cấp; bảo đảm hệ thống mạng lưới vận hành ổn định, duy trì đủ áp lực cấp nước cho toàn bộ khách hàng hiện có.
Tuy vậy, ông Lê Văn Du cho hay, vẫn còn một số khu vực có thể thiếu nước cục bộ vào thời gian cao điểm mùa hè: Một số khu đô thị mới đang đưa vào sử dụng, trong khi hệ thống mạng lưới cấp nguồn chưa được đầu tư đồng bộ; một số khu vực sử dụng nguồn từ các trạm cấp nước cục bộ.
Chủ động giải pháp vận hành cấp nước khi xảy ra sự cố
Để bảo đảm công tác cung cấp nước sạch mùa hè, Sở Xây dựng đã yêu cầu các công ty nước sạch phải rà soát kỹ và xây dựng các giải pháp, biện pháp cụ thể, chi tiết nhằm khắc phục tình trạng khó khăn về nước sạch, đặc biệt đối với tình huống sự cố vỡ tuyến ống số 1 sông Đà; cũng như trường hợp Nhà máy nước mặt sông Đà, Nhà máy nước mặt sông Đuống gặp sự cố phải ngừng cấp nước.
Cụ thể, trong trường hợp có sự cố vỡ ống hoặc giảm áp lực, thiếu nguồn từ Nhà máy nước mặt sông Đà, Công ty Viwasupco vận hành tối ưu nhà máy và van điều tiết; chuẩn bị sẵn sàng đầy đủ vật tư, vật liệu, ống dự phòng, phương tiện, thiết bị và nhân lực thi công thực hiện sửa chữa, khắc phục sự cố vỡ ống để cung cấp nước nhanh nhất.
Thời gian sửa chữa, khắc phục không kéo dài quá 10 giờ/1 điểm vỡ; vận hành điều tiết trạm bơm tăng áp Tây Mỗ và đoạn tuyến từ trạm tăng áp đến Vành đai 3 để duy trì nguồn cấp cho khu vực nội đô và tăng áp, bổ sung lưu lượng cấp nước cho khu vực khi sửa chữa, bảo dưỡng tuyến số 1 sông Đà.
“Khi có sự cố, dự kiến thời gian cấp nước ổn định trở lại cho người dân khu vực sử dụng nguồn nước mặt sông Đà (Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông…) sẽ được rút ngắn xuống khoảng 1 ngày. Mặt khác, sau khi Nhà máy nước mặt sông Đuống hoàn thành giai đoạn I với công suất 300.000m 3 /ngày-đêm (có thể vận hành đạt 360.000m 3 /ngày-đêm) đã kịp thời hỗ trợ, bổ sung nguồn cấp cho khu vực Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông… khi tuyến truyền tải nước sạch sông Đà gặp sự cố”, ông Lê Văn Du chia sẻ.
Trong trường hợp sự cố hoặc bảo dưỡng, sửa chữa đường ống truyền dẫn của Nhà máy nước mặt sông Đuống, Công ty cổ phần Nước mặt sông Đuống xây dựng phương án sửa chữa khắc phục sự cố đường ống truyền tải nước mặt sông Đuống, đặc biệt các đường ống qua sông để bảo đảm kế hoạch cấp nước an toàn; xây dựng phương án cấp nước giảm thiểu ảnh hưởng do thiếu nguồn cấp từ Nhà máy nước mặt sông Đuống.
Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội sẽ vận hành tối đa công suất các nhà máy công ty đang quản lý để bổ sung nguồn thiếu hụt từ nhà máy nước mặt sông Đuống.
Công ty Viwasupco tăng công suất, bổ sung nguồn cấp cho Công ty cổ phần Viwaco, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội bù đắp nguồn nước sạch từ Nhà máy nước mặt sông Đuống.
Đồng thời, Sở Xây dựng cũng yêu cầu các công ty cấp nước sử dụng các thiết bị tân tiến phát hiện kịp thời và khắc phục những điểm rò rỉ, vỡ ống gây mất nước, thất thoát nước sạch; huy động các xe stec hỗ trợ cấp nước những đối tượng ưu tiên như bệnh viện, trường học…
Nỗi lo ô nhiễm nước đầu nguồn
Theo định hướng phát triển hệ thống cấp nước giai đoạn 2020-2050, TPHCM sẽ di dời các điểm khai thác nước thô lên thượng lưu hai dòng sông Sài Gòn, Đồng Nai; và trong tương lai sẽ lấy nước trực tiếp từ hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An để hạn chế tình trạng ô nhiễm ngày càng tăng.
Thế nhưng, hiện nay nguồn nước ở đầu nguồn lại đang bị ô nhiễm bởi nhiều nguyên nhân khác nhau làm dấy lên nhiều nỗi lo.
Hoạt động khai thác cát trên hồ Dầu Tiếng tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm nguồn nước
Nước hồ Dầu Tiếng đổi màu
Theo cano của Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa, chúng tôi có chuyến thị sát hồ Dầu Tiếng, nơi cung cấp nước thô cho các ngành công nghiệp và sinh hoạt của người dân ở TPHCM, Tây Ninh, Bình Dương, Long An, Bình Phước. Nếu như ở huyện Dương Minh Châu (tỉnh Tây Ninh) nước trong xanh ngút tầm mắt, thì tới vùng nước trên địa bàn huyện Dầu Tiếng (tỉnh Bình Dương), nước bắt đầu chuyển màu xanh, phảng phất mùi hôi tanh của cá, cùng các loại chất thải. đến vùng nước trên địa phận huyện Tân Châu (tỉnh Tây Ninh) thì màu nước đổi sang xanh đặc, bốc mùi tanh hôi nồng nặc của cá chết, lục bình thối rửa và nhất là nước thải từ các nhà máy, doanh nghiệp, hộ dân ở xã Tân Thành xả vào các suối Bà Hum, Tà Ly, Tà Ôn, Suối Ngô... rồi đổ về suối Cửu Long, hòa vào dòng nước của hồ Dầu Tiếng.
Một người dân ở đây cho biết: nước ô nhiễm và hôi tanh kinh khủng vậy, nhưng tháng này chưa phải là đỉnh điểm. Vào thời điểm giao mùa, mưa nắng thất thường làm cho tảo sinh sôi nhanh, tạo thành một vùng nước xanh đặc bao trùm, trong khi đó, nước thải đổ về suối Cửu Long vào mùa cạn bị đọng lại như vùng nước tù, các sinh vật như chim, cá đều không thể sống được.
Theo thống kê mới nhất, lưu vực hồ Dầu Tiếng hiện có 90 cơ sở sản xuất chăn nuôi heo, chế biến tinh bột mì, mủ cao su, nuôi cá lồng bè, khai thác cát... Trong đó, địa phận tỉnh Bình Phước có 54 cơ sở, lưu lượng xả thải từ 10-9.000m/ngày đêm, địa phận Tây Ninh 26 cơ sở và Bình Dương có 10 cơ sở với tổng lưu lượng xả thải là
44-3.900m/ngày đêm. Các cơ sở xả thải đều có giấy phép của Sở TN-MT các tỉnh hoặc xử lý bằng biogas, nhưng luôn tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước. Bên cạnh đó, hoạt động khai thác khoáng sản cát xây dựng của 19 doanh nghiệp được cấp phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi hồ Dầu Tiếng với khối lượng gần 744.000m3/năm, có thời điểm làm nước bị đục...
Tại khu vực xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng còn có nhiều lồng bè nuôi cá trái phép trên sông. Trong đó, lồng bè lớn nhất có chiều dài gần 200m, được xây dựng quy mô, có hệ thống máy móc đẩy bè đi nơi khác khi bị yêu cầu ngưng hoạt động. Các hộ dân sinh sống trên lồng bè như một ngôi nhà di động và nhà vệ sinh cũng đặt ngay trên bè, chất thải xả thẳng xuống lòng hồ, rất mất vệ sinh nhưng nhiều năm chưa được xử lý.
Nguồn nước hồ Trị An bị đe dọa
Rời hồ Dầu Tiếng, chúng tôi đến hồ Trị An (có vai trò quan trọng trong việc cung cấp và điều tiết chất lượng nguồn nước sinh hoạt cho nhiều tỉnh, thành vùng Đông Nam bộ, trong đó có TPHCM). Có mặt tại bến cá cầu La Ngà thuộc ấp 1, xã Phú Ngọc, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, chúng tôi ghi nhận nhiều người dân đem nội tạng động vật bốc mùi hôi thối nồng nặc ra sông để cho cá ăn.
Ông L., một trong những người có thâm niên nuôi cá bè lâu đời nhất tại làng cá bè La Ngà, thừa nhận, để giảm chi phí, ngoài sử dụng bột thức ăn công nghiệp, các chủ nuôi cá còn dùng nội tạng động vật, phân heo, bò làm thức ăn cho cá. Chưa hết, hiện bình quân mỗi bè cá phải sử dụng ít nhất 35 thùng phuy bằng nhựa hoặc bằng sắt đã qua sử dụng trong công nghiệp để kết nối làm bè nổi nuôi cá và cứ hai năm thì phải thay một lần. Đây là một trong những nguồn thải gây ô nhiễm nghiêm trọng cho hồ Trị An, vì những thùng phuy trên được xem là chất thải công nghiệp nguy hại.
Ông Nguyễn Hoàng Hảo, Phó Giám đốc Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai (đơn vị quản lý hồ Trị An), cho biết, theo quy hoạch của UBND tỉnh Đồng Nai, đến năm 2020, tổng số bè nuôi ở khu vực hồ Trị An là 650 bè với tổng thể tích bè là 25.000m. Tuy số lượng bè không vượt quá quy hoạch, nhưng hiện tổng thể tích lồng, bè đã đạt gần 630.000m, vượt rất xa chỉ tiêu cho phép, chính là nguyên nhân gây ra ô nhiễm cho hồ Trị An.
Nhằm giải quyết ô nhiễm môi trường trên hồ Trị An, UBND tỉnh Đồng Nai đã giao cho Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai phối hợp các địa phương triển khai Đề án quản lý, sắp xếp ổn định vùng nuôi cá bè trên hồ Trị An với mục tiêu khai thác tối ưu nguồn lợi thủy sản từ việc nuôi cá lồng, bè, khai thác tổng hợp tiềm năng mặt nước hồ Trị An. Đây cũng là giải pháp hiệu quả cho tình trạng cá bè chết hàng loạt trên sông La Ngà đã tái diễn nhiều năm qua. Tuy nhiên, đến nay việc triển khai đề án trên còn chậm vì nhiều khó khăn vướng mắc và đang chờ ý kiến tháo gỡ của cấp trên.
Tủa Chùa - Điện Biên: Trẻ đến trường trong cơn khát nước Những ngày gần đây, Tủa Chùa - Điện Biên được "giải nhiệt" bằng một vài cơn mưa rải rác. Nhưng nhiều nơi trên địa bàn, những đứa trẻ vẫn phải đến trường cùng cơn khát. Cô giáo Nguyễn Thị Thương, giáo viên Trường Mầm non Sính Phình (xã Sính Phình, huyện Tủa Chùa) gạn từng gáo nước dưới đáy mó cạn kiệt cách...