Hà Nội cho 118/121 tuyến buýt trợ giá hoạt động 100% công suất từ ngày 8/2
Tin từ Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội (Sở Giao thông vận tải Hà Nội), từ ngày 8/2, thành phố Hà Nội cho phép 118/121 tuyến xe buýt trợ giá hoạt động 100% công suất, 3 tuyến còn lại hoạt động 50% công suất.
Từ ngày 8/2, Hà Nội cho phép 118/121 tuyến xe buýt trợ giá hoạt động 100% công suất. Ảnh tư liệu: Danh Lam/TTXVN
Phương án này căn cứ theo đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch trên địa bàn nhằm đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Theo đó, 3 tuyến buýt hoạt động 50% công suất gồm các tuyến số 50, 57, 116 có điểm đầu, cuối nằm trên địa bàn 3/9 xã, phường, thị trấn được đánh giá cấp độ dịch ở mức 3. Tuyến số 57 và 116 có điểm đầu, cuối nằm trên địa bàn xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ; tuyến số 50 có điểm đầu, cuối nằm trên địa bàn phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm.
Ngoài việc hoạt động 50% công suất, các tuyến buýt này phải thực hiện giãn cách chỗ trên xe và không quá 20 người tại cùng một thời điểm trên xe cho đến khi có thông báo mới (lưu ý bố trí biểu đồ các tuyến buýt bảo đảm tăng lượt trong giờ cao điểm và giảm lượt trong giờ thấp điểm); thời gian hoạt động của xe buýt từ 5 giờ 30 phút đến không quá 21 giờ hằng ngày tùy theo đặc thù của từng tuyến.
Video đang HOT
Đối với 118 tuyến buýt trợ giá còn lại là những tuyến có điểm đầu, cuối nằm trên địa bàn các xã, phường, thị trấn được đánh giá cấp độ dịch 1, 2 được hoạt động với 100% công suất theo chỉ tiêu đấu thầu, đặt hàng hoặc các quyết định điều chỉnh đã được Sở Giao thông vận tải Hà Nội phê duyệt và không thực hiện giãn cách chỗ trên xe.
Ngoài ra, đối với các tuyến buýt số 10, 54, 47B, 58, 95, 63, 40 có điểm đầu, cuối và lộ trình đi qua địa bàn các tỉnh lân cận Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc thì tổ chức hoạt động đến địa bàn các tỉnh lân cận theo lộ trình đã được Sở Giao thông vận tải Hà Nội phê duyệt.
Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế Thủ đô
Ngày 8/12, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 3 Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XVI, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, cùng với việc thực hiện có hiệu quả chủ đề năm 2022 là "Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển", Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã đề ra 22 chỉ tiêu chủ yếu.
Đáng chú ý là một số mục tiêu nổi bật như: tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) từ 7-7,5%; thu nhập bình quân đầu người từ 139-141 triệu đồng...
Quang cảnh phiên khai mạc Kỳ họp thứ ba, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN
Theo đó, thành phố sẽ tập trung thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ và Bộ Y tế về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân; chủ động xây dựng, cập nhật và triển khai các kịch bản phòng, chống dịch bệnh tương ứng với các cấp độ dịch và thường xuyên đánh giá, công bố kịp thời để người dân và doanh nghiệp chuyển đổi trạng thái hoạt động kinh tế - xã hội phù hợp...
Cùng đó, thành phố sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế Thủ đô dựa trên ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tiếp tục tận dụng có hiệu quả các thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành gắn với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan hành chính các cấp, trọng tâm là thực hiện công khai, minh bạch các thông tin quản lý, điều hành, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung của thành phố...
Thành phố cũng sẽ tạo thuận lợi tối đa cho sản xuất kinh doanh gắn với triển khai các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp (PCI). Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sẽ tập trung vào một số nội dung như: triển khai đồng bộ, kịp thời các gói hỗ trợ phục hồi kinh tế của trung ương và thành phố; tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19; thực hiện miễn giảm thuế, phí; chính sách hỗ trợ người lao động; hỗ trợ tìm kiếm, mở rộng thị trường và kênh phân phối sản phẩm, kết nối tiêu thụ hàng hóa; hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh tổ chức lại sản xuất; đơn giản hóa các thủ tục hành chính...
Ngoài ra, thành phố tiếp tục đẩy nhanh sự phục hồi và phát triển các ngành kinh tế, nhất là dịch vụ, thương mại, du lịch, phục hồi các chuỗi cung ứng, vùng nguyên liệu, kênh phân phối; quản lý, điều hành tài chính ngân sách; quyết liệt trong giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư ngày từ đầu năm; đồng thời, tháo gỡ khó khăn đối với các dự án ngoài ngân sách, tạo điều kiện thu hút nguồn lực đầu tư từ người dân và doanh nghiệp, đa dạng hóa mọi nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội... Cùng đó, thành phố sẽ đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội; giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, kinh tế của Thủ đô đã dần phục hồi, duy trì đà tăng trưởng sau khi bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh kể từ quý III/2021. Theo cập nhật mới nhất từ Tổng Cục thống kê, GRDP 6 tháng đầu năm 2021 của thành phố đạt 6,02% nhưng 9 tháng chỉ đạt 1,44%. Do tác động của dịch bệnh, GRDP quý III tăng trưởng âm 6,89% nhưng quý IV tăng 6,69% đã góp phần kéo GRDP cả năm của thành phố lên mức 2,92%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được kiểm soát và điều hành theo kế hoạch, dự kiến tăng khoảng 1,9-2,4%.
Một số lĩnh vực phục hồi tốt sau thời kỳ giãn cách xã hội như: sản xuất công nghiệp, xây dựng; dịch vụ; sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản... đóng vai trò quan trọng thúc đẩy đà phục hồi của nền kinh tế trong bối cảnh khó khăn do đại dịch COVID-19.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2021 ước thực hiện 255.089 tỷ đồng, đạt 108,3% dự toán Trung ương giao, bằng 101,5% so với dự toán Hội đồng Nhân dân tành phố giao. Chi ngân sách địa phương ước thực hiện 84.734 tỷ đồng, đạt 87,2% dự toán trung ương giao; trong đó chi đầu tư phát triển là 38.887 tỷ đồng (đạt 84,3% dự toán Thành phố giao và đạt 93,3% dự toán trung ương giao), chi thường xuyên là 45.437 tỷ đồng (đạt 95,9% dự toán). Cân đối ngân sách được giữ vững.
Quản lý điều hành tài chính, ngân sách đã chủ động, linh hoạt, hiệu quả. Các cấp, ngành của thành phố đã chủ động điều chỉnh, tiết giảm nhiều khoản chi thường xuyên chưa thực sự cấp bách với tổng số tiền qua 3 đợt tiết giảm gần 2.700 tỷ đồng để bổ sung nguồn lực cho phòng, chống dịch và chi đầu tư phát triển. Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện với nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư, doanh nghiệp được đẩy mạnh và triển khai đồng bộ.
Các đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện của Ủy ban Nhân dân thành phố trong triển khai các nghị quyết của Chính phủ, Nghị quyết, Chương trình của Thành ủy, Hội đồng Nhân dân thành phố để thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch năm 2021 trong bối cảnh vừa phòng chống đại dịch COVID-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo "an ninh, an sinh và an dân".
Đáng chú ý, trong bối cảnh khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thành phố vẫn hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội quan trọng như: làm tốt khâu phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố, hỗ trợ các đối tượng khó khăn bị ảnh hưởng bởi đại dịch; thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh, nhận được sự đồng thuận cao trong nhân dân và cử tri; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Hà Nội có phương án giấy đi đường trong ngày 5-9 và giãn cách đến 21-9 Hà Nội chuẩn bị triển khai nhiều biện pháp kiểm soát dịch hơn trong đợt giãn cách thứ 4 kéo dài từ 6 đến 21-9. Tối 3-9, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ban hành chỉ thị số 20 về việc tăng cường các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn. Chỉ thị cho biết sau 3 đợt...