Hà Nội chính thức cho phép xây trung tâm văn hóa cạnh Hồ Gươm
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng vừa cho phép quận Hoàn Kiếm xây dựng Trung tâm Văn hóa sát Hồ Gươm. Công trình có quy mô 3 tầng nổi, một tầng hầm, sau khi hoàn thành được sử dụng trưng bày, triển lãm và văn phòng làm việc.
Theo đó, thành phố cho phép quận Hoàn Kiếm đầu tư xây dựng Trung tâm Văn hóa Hồ Gươm ở số 2 phố Lê Thái Tổ theo phương án quy hoạch kiến trúc công trình được phê duyệt.
Việc quản lý, sử dụng công trình sau đầu tư xây dựng được ông Hùng yêu cầu phải tuân thủ đúng công năng, mục đích của dự án, nghiêm cấm sử dụng công trình vào mục đích kinh doanh dịch vụ dưới bất kỳ hình thức nào.
Công trình gây nhiều tranh cãi được xây dựng trên khu đất cạnh Hồ Gươm
Ngoài ra, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Nội còn yêu cầu quận Hoàn Kiếm có trách nhiệm thông báo, công bố công khai, đầy đủ các thông tin của dự án và trả lời các hộ dân, các tổ chức liên quan theo đúng quy định pháp luật trước khi thực hiện dự án.
Video đang HOT
UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm được xây dựng trên khu đất 242,2m2 tại số 2 phố Lê Thái Tổ, phường Hàng Trống, có tổng mức đầu tư 14 tỷ đồng.
Công trình có quy mô 3 tầng nổi, một tầng hầm và tum thang, chiều cao đến diềm mái công trình chính là 10,1m, đến đỉnh tum thang là 13,6m, thấp hơn chiều cao cho phép dưới 16m. Mật độ xây dựng chỉ hơn 64% (thấp hơn mật đô xây dưng theo quy định không quá 80%). Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm có chức năng trưng bày, triển lãm và văn phòng làm việc.
Trước đó, khi quận Hoàn Kiếm đưa ra kế hoạch xây Trung tâm Văn hóa Hồ Gươm vấp phải sự phản đối của các hộ dân trong khu vực và một số chuyên gia cũng đưa ra những ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Lâm Quốc Hùng cho biết, vị trí khu đất xây dựng Trung tâm thông tin văn hóa tại số 2 phố Lê Thái Tổ nằm trong vùng phụ cận chứ không nằm trong phạm vi khoanh vùng di tích Hồ Hoàn Kiếm.
Quang Phong
Theo Dantri
Hình ảnh lạ về Quy Sơn tháp giữa Hồ Gươm
Sát tường phía tây có một ban thờ, không rõ thờ ai và có từ lúc nào. Tầng đỉnh chỉ như một vọng lâu, vuông vức, mỗi bề 2m. Trên tường mặt phía đông, bên trên cửa tròn có đường kính là 0.68m của tầng ba có ba chữ Quy Sơn Tháp, nghĩa là Tháp Núi Rùa.
Hồ Hoàn Kiếm, Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn là cụm di tích, thắng cảnh nổi tiếng, là niềm tự hào của người Hà Nội. Hồ Hoàn Kiếm (còn gọi là hồ Gươm) có diện tích khoảng 12ha, chiều dài Nam-Bắc là 700m, chiều rộng Đông-Tây là 200m. Bao quanh hồ là các phố Lê Thái Tổ ở phía tây, phố Đinh Tiên Hoàng phía đông, phố Hàng Khay phía nam.
Tháp Rùa được xây dựng trên một gò đất rộng khoảng 350m2, theo hình vuông có 3 tầng, tầng dưới xây rộng hơn, rồi thu nhỏ dần lên tầng trên, các mặt phía đông và tây có 3 cửa cuốn. Phía nam và bắc có 2 cửa cuốn nhọn ở đầu. Đỉnh 2 tầng có lan can chạy xung quanh. Bốn đầu đao đắp uốn cong dần lên vào giữa đỉnh, trên đỉnh có hình ngôi sao 5 cánh.
Từ nền đất Gò Rùa lên đến đỉnh tháp là 8,8m.
Tên cầu Thê Húc nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời. Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, còn gọi là Đắc Nguyệt Lâu (lầu được trăng) dưới bóng cây đa cổ thụ, ở giữa một vùng cây cối um tùm, trông như từ dưới nước nhô lên. Cầu được danh sĩ Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng vào năm 1865. Tên của cầu có nghĩa là "nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sáng sớm".
Nhiều du khách nước ngoài đã bầu chọn Hồ Gươm sáng sớm là một trong những điều tuyệt vời nhất khi ghé qua nơi đây. Du khách không chỉ thấy được vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm của thiên nhiên, mà còn cả thói quen thường nhật của người Hà Nội là tập thể dục, thưởng thức trà nóng...
Nhóm phóng viên
Theo Dantri
Hà Nội lung linh sắc màu Giáng sinh Tại các trung tâm thương mại, điểm vui chơi của Hà Nội, đã xuất hiện những cây thông lớn, cỗ xe chở ông già Noel cùng những hộp quà được trang trí đủ màu sắc, kết hợp với đèn trang trí. Hà Nội lung linh hơn khi mùa Giáng sinh 2014 đến gần. Không khí đón Noel tại Khu đô thị Royal City...